Pages

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Bất chấp thế giới chỉ trích, Trung Quốc lại giở trò

(Quốc phòng) - Bất chấp sự phản đối ngày một mạnh mẽ của thế giới, Trung Quốc vừa cho xây dựng một trạm giám sát khí quyển tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thêm một hành động sai trái và ngang ngược nữa của nước này tại Biển Đông trong thời gian qua.

Theo Tân Hoa Xã, mục đích của việc này là nhằm bảo vệ môi trường ở Biển Đông và phục vụ cho mục tiêu sai trái là "nhu cầu thực hiện chủ quyền quốc gia và quản lý các công việc liên quan đến lãnh thổ".


Đảo Trường Sa lớn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam Ngay trước đó, đầu tháng 11/2012, Trung Quốc đã khởi công xây dựng một trạm lọc nước biển trong khuôn khổ một dự án lớn bao gồm cả một hệ thống lọc nước mưa tại thành phố Tam Sa, thành phố Trung Quốc đã ngang ngược thành lập, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Theo người phát ngôn của cơ quan quy hoạch kinh tế của thành phố phi pháp này, sau khi hoàn thành dự án này sẽ có khả năng xử lý 1000 mét khối nước biển một ngày và sẽ cung cấp nước ngọt cho cư dân trên đảo Phú Lâm mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam, đồng thời là nơi họ đặt trụ sở chính quyền cái gọi là thành phố Tam Sa.
Trong vòng 2 tháng gần đây, Trung Quốc đã dùng tổng lực tất cả những thủ đoạn phi pháp gây bất ổn ở Biển Đông. Hôm 30/11, hai tàu cá Trung Quốc đã cố tình cản trở và gây đứt cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam, khi tàu này đang tiến hành thăm dò địa chấn bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Ngay trước đó, tỉnh Hải Nam của Trung Quốc ra quy định mới về “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam”, trong đó đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam vào phạm vi áp dụng.
Thậm chí, Trung Quốc liên tiếp có những xung đột với Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines về những vấn đề liên quan đến khai thác tài nguyên khoáng sản và dầu khí ở biển Hoa Đông và Biển Đông.
Bắc Kinh còn cảnh cáo các công ty dầu khí quốc tế tiến hành hoạt động thăm dò ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, với lý do "xâm phạm chủ quyền lãnh thổ" của Trung Quốc.
Để tuyên truyền cho "đường lưỡi bò" phi pháp, ngày 23/11, Trung Quốc cho xuất bản bản đồ “Tam Sa”, phạm vi bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Sau đó, Trung Quốc còn phát hành hộ chiếu phổ thông điện tử loại mới có hình bản đồ nước này kèm theo đường lưỡi bò, một định nghĩa nhằm tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông. Việc làm này bị các nước liên quan như Việt Nam và Philippines phản đối mạnh mẽ.
Những hành động ấy khiến Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lên tiếng chỉ trích. Bác bỏ cách giải quyết những tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông trên cơ sở song phương của Trung Quốc, Ngoại trưởng Clinton cảnh báo rằng “những vấn đề như tự do hàng hải và khai thác tài nguyên biển thường liên quan đến một khu vực rộng lớn, và tiếp cận chúng trên cơ sở song phương có thể gây bối rối, thậm chí đối đầu.”
Suốt từ tháng 9 - 11, truyền thông Trung Quốc liên tục phát đi những hình ảnh về việc quân đội nước này tập trận bắn đạn thật dưới nhiều kịch bản giả định khác nhau: hải chiến, tấn công đổ bộ chiếm đảo... Lần nào cũng mập mờ về địa điểm và thời gian, trong khi lại phát đi những hình ảnh đầy tính đe dọa với đạn pháo ầm ầm. Vì thế, chẳng quá lời khi khẳng định Bắc Kinh liên tục có những động thái gây quan ngại cho khu vực.
Mới đây, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) ngày 5/12 ngang nhiên tổ chức cuộc thi đấu bắn súng tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Minh họa cho cuộc thi này, tờ Hoàn Cầu thời báo đăng tải một số mô tả như: binh sĩ ngắm bắn, trườn qua lưới thép gai, vượt qua các hàng rào thép gai đang bốc cháy...
Ngoài ra, Tân Hoa xã vừa đưa tin 4 chiến hạm Trung Quốc ngày 1/12 diễn tập hỗ trợ ứng cứu tàu công vụ “dân sự” đang đối đầu với tàu chiến nước ngoài.
Động thái trên diễn ra chẳng bao lâu sau khi chính quyền tỉnh Hải Nam đề xuất cho phép cảnh sát biển kiểm tra, bắt giữ, phá hủy tài sản nước ngoài ở vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Đề xuất này được xem như mở rộng vùng tuần tra ra khắp biển Đông nên trở thành phi pháp, vi phạm Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982.
Vì thế, việc diễn tập của 4 chiến hạm trên cho thấy hải quân Trung Quốc tỏ ý sẵn sàng hỗ trợ các tàu công vụ “dân sự”, bao gồm cả tàu cảnh sát biển. Đây là một động thái rất đáng quan ngại và khiến tình hình biển Đông thêm phức tạp./Hằng Vũ (Tổng hợp)/(PhuNuToDay)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét