Pages

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

BÌNH LUẬN HÀNG TUẦN kỳ 215 : NHÂN QUYỀN, ƯỚC VỌNG VĨNH CỬU CỦA NHÂN LOẠI


Kính thưa quý khán thính giả, Ngày 10 tháng 12 năm 1948 là một thời điểm trọng đại mà văn minh tiến hóa toàn nhân loại hằng ghi dấu. Bởi từ Ngày 12 Tháng 10 năm xưa ấy những tấm lòng nhân ái thao thức về thân phận con người của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc đã cùng xây dựng nên Bản Tuyên Ngôn Bảo Vệ Quyền Làm Người. Tuy nhiên Giấc Mơ Lớn mà hơn nửa thế kỷ qua chưa được thực thi trọn vẹn, một phần nhân loại nói chung, thân phận người Việt Nam nói riêng vẫn còn đang chịu ách cai trị hà khắc của những chế độ đọa đày tàn nhẫn, cực độ khinh miệt con người. Vào ngày 15 tháng 10 đến 10 tháng 12 năm nay hệ thống Truyền Hình SBTN đã phát động Phong trào Triệu Con Tim-Một Tiếng Nói nhằm vận động và thực hiện Nhân Quyền Cho Việt Nam đạt được số lượng kỷ lục gần 130 ngàn người tham dự trên toàn thế giới.        

Cần nhắc lại rằng, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người do nhiều tác giả thuộc các quốc tịch khác nhau đồng soại thảo. Bản tuyên ngôn được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris nước Pháp, hình thành từ những kinh nghiệm đau thương của Thế Chiến Thứ Hai, nêu lên tuyên cáo về các quyền cơ bản mà mọi cá nhân bất luận quốc gia, quốc tịch, dưới chế độ chính trị nào trên toàn địa cầu đều được thụ nhận. Từ cơ sở của bản Tuyên Ngôn 1948, qua năm 1966, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua hai Công Ước Quốc Tế về các Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa, và về các Quyền Dân Sự và Chính Trị đúc kết nên thành Bộ Luật Quốc Tế Nhân Quyền hoàn chỉnh. 

Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi quốc gia và mọi dân tộc. Điều khoản cuối cùng của Bản Tuyên Ngôn có kết luận xác định: "Không được phép diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong Bản Tuyên Ngôn này theo hướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia vào bất kỳ hoạt động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoại bất kỳ quyền và tự do nào nêu trong Bản Tuyên Ngôn này". Qua tinh thần và nội dung bản văn chúng ta có thể nhận định rằng: Văn minh, văn hóa, tiến bộ thật sự của loài người chỉ có thể tiến theo đồng hành với ý hướng bảo vệ, phát triển, tôn trọng con người. Và thực tế lịch sử thế giới đã chứng minh: Rất nhiều nền văn minh lớn của nhân loại đã phải tiêu diệt chẳng phải vì thiếu những khả năng, quyền lực vật chất nhưng rõ ràng do đã đi lệch hướng tàn phá hủy diệt con người.   Nhưng dẫu với ý hướng cao thượng tốt lành như vừa trình bày, Tuyên Ngôn Nhân Quyền không phải lúc nào, nơi đâu cũng được tuân thủ thực hiện nếu chúng ta nhìn lại suốt cõi địa cầu, nơi các nước Á-Phi mà hiện nay máu người dân vẫn còn tuôn đổ vì ước vọng Dân Chủ-Tự Do.

Cụ thể với dân tộc Việt Nam, từ Thỉnh Nguyện Thư của Nhóm Người An Nam Yêu Nước bao gồm ông Nguyễn Tất Thành tức Hồ Chí Minh sau nầy đồng ký gởi đến những lãnh đạo của đồng minh tại Hội Nghị Versailles năm 1919 đến Tuyên Ngôn Độc Lập đọc tại Ba Đình Hà Nội trong ngày 2 tháng 9, 1945 với lời mở đầu trang trọng từ Hiến Pháp 1776 của Hoa Kỳ:  “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".   Kính thưa quí vị, gần một thế kỷ đi qua, những từ ngữ gọi là “Tự Do, Bình Đẵng, Độc Lập, Dân Chủ, Hạnh Phúc..v..v “ vẫn là những khẩu hiệu không nội dung đối với một tổ chức cầm quyền gọi là đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam. Nhưng Người Việt yêu chuộng Tự Do không hề bỏ cuộc, và với Triệu Con Tim đang kết thành một Tiếng Nói về công cuộc vận động Nhân Quyền cho Việt Nam trên toàn thế giới hôm nay.   Kính chào tạm biệt… SBTN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét