Pages

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Điều 4 Hiến pháp ‘hoàn toàn chính đáng’



Báo Quân đội Nhân dân bác bỏ các ý kiến đòi bỏ hay đổi điều 4 trong Hiến pháp 1992 ở Việt Nam là “mưu đồ dẫn tới đối lập”, và khẳng định Hiến pháp mang tính Đảng và tính giai cấp cần giữ điều này.
Quy kết các ý kiến này thuộc về những nhóm đòi thay đổi thể chế, tờ báo viết:

Nhắc đến các thành tích kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đổi Mới, tờ báo nói:
"Mưu đồ của họ là tạo sự nghi ngờ, mất lòng tin, dẫn đến đối lập với Đảng, đòi bỏ Điều 4 trong hiến pháp..."
“Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn là lực lượng chính trị duy nhất khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới vì mục tiêu ‘dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh’, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.”

Vì thế, theo bài báo hôm 16/12/2012, vai trò lãnh đạo của Đảng quy định tại Điều 4 “là hoàn toàn chính đáng, cần tiếp tục được khẳng định trong nội dung sửa đổi, bổ sung hiến pháp lần này”.

Phê tư bản, đề cao công nhân

Công nhân Việt Nam liên tục biểu tình đòi cải thiện thu nhập
Báo của Quân đội Việt Nam cũng cho rằng chính các nước tư bản “cố tính che dấu tính đảng, tính giai cấp” trong hiến pháp nước họ để duy trì địa vị thống trị của giai cấp tư sản với toàn xã hội.
Nêu bật quan điểm về ‘tính Đảng, tính giai cấp’ của nhà nước, thể hiện qua hiến pháp theo lý luận Marxist-Leninist truyền thống, bài báo nói ngay cả ở các nước tư bản trên thế giới, “bản chất hiến pháp là sự thể hiện tập trung ý chí của giai cấp thống trị”.
Cũng vì thế, bài báo diễn giải, các hiến pháp tư bản không cần nói gì về đảng cầm quyền vì thực tế thì đảng nào cũng giống nhau.
“Đối với các quốc gia theo chế độ tư bản chủ nghĩa thực hiện chế độ dân chủ đa nguyên, đa đảng thì các đảng chính trị tư sản đều có quan điểm giống nhau trên các vấn đề căn bản...”
Trong cách lập luận có vẻ hơn hẹp hơn một số diễn giải từ thời Đổi Mới, bài báo nay nhấn mạnh “hiến pháp nước ta là sự thể hiện ý chí, lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, mang bản chất của giai cấp công nhân”.
"Mưu đồ của họ là tạo sự nghi ngờ, mất lòng tin, dẫn đến đối lập với Đảng, đòi bỏ Điều 4 "
Tờ Quân đội Nhân dân
Và theo đây thì “ý chí, lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích cơ bản của nhân dân lao động và cả dân tộc, đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.
Đoạn văn này không nói gì đến vai trò của nông dân, trí thức, doanh nghiệp như từng được nêu ở một số văn kiện trước.
Chẳng hạn trong diễn văn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc hội nghị TW 6 (15/10) có nhiều phần nói về vai trò của doanh nghiệp, của cán bộ khoa học kỹ thuật và trong phần xây dựng Đảng có viết “chú trọng cán bộ xuất thân từ công nhân, nông dân, trí thức”.
Tuy đề cao vị thế của giai cấp công nhân Việt Nam, bài báo không những công nhân này đang ở đâu trong bối cảnh mà nhiều đảng cộng sản và cánh tả ở châu Âu nói về “sự bóc lột công nhân của tư bản toàn cầu hợp tác với tư bản nhà nước”.
Ngoài ra, một số nhà trí thức Phương Tây như Gideon Rachman cũng cho rằng mô hình “chủ nghĩa tư bản phi tự do” ( Bấmilliberal capitalism) như tại Trung Quốc không đem lại hy vọng giải phóng xã hội.
Tăng trưởng kinh tế trong mấy thập niên qua cũng đang làm hẹp lại diện tích đất nông nghiệp cho người nông dân, và các vụ biểu tình, khiếu kiện về lương bổng, điều kiện làm việc của công nhân cũng tăng cao.
Một bộ phận quan chức bị cho là 'xa dân, xa Đảng' và lơ là với lý tưởng cách mạng cộng sản
Số liệu do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nêu ra đầu năm 2012 và được tờ Financial Times đăng tải ghi nhận 857 vụ đình công của công nhân Việt Nam trong cả nước tính đến hết tháng 11 năm 2011.
Trong năm 2011, quan chức ILO cũng nói lương của công nhân Việt Nam “cần phải được tăng 12%”, từ mức 85 USD một tháng cho lao động trong doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài.
Hiện ở Việt Nam chỉ có một nghiệp đoàn duy nhất do Đảng Cộng sản lãnh đạo được coi là hợp pháp, còn các nghiệp đoàn tự phát không được công nhận.
Cùng lúc, chính các lãnh đạo của Đảng đang đưa ra một đợt chỉnh đốn nội bộ, phê phán lối sống 'xa dân, xa Đảng nhưng xa hoa' của một số quan chức.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, đầu tàu kinh tế của cả nước, Bí thưBấmLê Thanh Hải vừa qua đã thừa nhận "tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, tùy tiện, vô nguyên tắc…"
Theo dự kiến, cuộc thảo luận ghi nhận ý kiến của người dân tại Việt Nam về dự thảo hiến pháp mới sẽ diễn ra từ tháng 1 đến hết tháng 3 năm 2013.
Sau các bàn thảo trong Quốc hội, dự thảo có thể được thông qua vào dịp cuối năm 2012.

Không có nhận xét nào: