Khu Mả Lạng lọt giữa quận 1 Sài Gòn, được giới đầu tư gọi “Tứ Giác Vàng”, nhưng phần đông cư dân của khu Mả Lạng làm các nghề lao động cực nhọc phụ hồ, chạy xe ôm, buôn bán vỉa hè, vé số… tương lai phía trước họ vẫn đang mờ mịt.
Nghe nói nhiều về khu Mã Lạng, nhưng trước khi đến đây không thể ngờ giữa quận 1 giàu có bật nhất Việt Nam người dân lại sống trong cảnh chui rúc, thiếu thốn trăm bề, khó hơn cả thời chiến. Cư dân tại đây đang sống trong các dãy phòng chưa đến 10m2, không bồn vệ sinh, nấu ăn bằng than tổ ong, dầu hôi…
Năm 1979 chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cho di dời mồ mả tại khu Mả Lạng. Mục đích để lấy đất gom dân đi kinh tế mới theo chủ trương Nhà nước sau ngày “giải phóng” miền Nam trở lại thành phố thành vô gia cư phải ngủ vỉa hè, công viên vào. Hình thành khu dân cư Mả Lạng với khoảng 1.300 hộ dân như bây giờ.
Bà Hồng, sinh sống tại Lô C từ năm 1982 kể: “Ban đầu các phòng không nhỏ đến mức này đâu, mỗi hộ lúc đó được chính quyền phân một lô đất có diện tích 3 x 5m. Sau này khi con cái lớn lên lập gia đình diện tích này bị ngăn chia ra cho con. Nhiều người vì cuộc sống vất vả, làm không đủ ăn, diện tích khiêm tốn trên cũng được phân đôi ra bán cho người khác nên mới có phòng nhỏ như hộp diêm như bây giờ.”
Gia đình bà Sen tại lô A có 13 người, với bốn thế hệ sinh sống trong căn phòng có diện tích nền chưa đầy 7m2. Để đủ chỗ cho chừng nấy con người ngủ, bà phải dựng lại hai tầng gác bằng gỗ được che chắn, lót bằng ván ép, tôn rỉ.
Tại căn phòng nhà bà Sen: ai lành lặn ngủ trên gác, người khuyết tật, già cả ngủ dưới đất. “Trên gác chỉ đêm xuống mới dám lên, ban ngày lên trên đó nóng như chảo rang,” bà Sen than thở.
“Có cất gác đi nữa chỗ ngủ, riêng tư cho mỗi cặp vợ chồng cũng chỉ khoảng 2m2, ngăn cách với người khác chỉ bằng tấm rèm vải,” bà Sen nói.
“Cho bồn vệ sinh cũng không lấy”
Đa phần cư dân khu Mả Lạng việc rửa thức ăn, rửa chén, tắm giặt… đến đi tiêu, tiểu đều xả vào cái lỗ ở góc phòng chảy trực tiếp ra cống. Chị Hà đang sống tại đây giải thích: “Do phòng quá nhỏ nên không thể đặt bàn cầu chỉ để tiết kiệm thêm ít diện tích cho các sinh hoạt ăn, ngủ, để đồ. Cái lỗ kia tuy không hợp vệ sinh, nhưng vẫn giải quyết được cái cần. “Nói thật ở đây có cho bồn vệ sinh cũng không lấy làm gì, chứ đừng nói bỏ tiền ra mua,” chị Hà thành thật.
Khi chưa đến đây ít ai ngờ vào thời nấu bằng dầu hôi đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, thì cư dân nằm giữa nơi giàu có, văn minh hàng đầu Việt Nam, việc nấu nướng vẫn phổ biến bằng bếp dầu, bếp than tổ ong và bếp gas mini. “Người dân sống tại đây ít sử dụng bếp gas lớn do sợ cháy nổ, chiếm diện tích và khó di chuyển”, chị Lan tiết lộ.
Sau 9 giờ sáng các con hẻm nội bộ trong khu sôi động bởi tiếng xào nấu, rôm rả của các bà nội trợ và của cả nghi ngút khói, than. Theo giải thích của các bà nội trợ tại đây: do phòng nhỏ nấu trong mùi thức ăn không thoát ra được, nên đưa ra hẻm trước nhà để nấu. Và thường nấu một lần ăn cả ngày.
Cuộc sống bấp bênh, chạy ăn từng bữa với những nghề như chạy xe ôm, bán vé số, phụ hồ, lượm ve chai… công việc phổ biến của người dân nơi đây.
Nhiều cư dân tuổi cao vẫn chưa tới tuổi được hưu. Bà Nguyễn Thị Cúc, 78 tuổi, vẫn đi lượm ve chai để sống. “Con cái cũng lo từng bữa, mình còn sức ngày nào cố ngày đó thôi,” bà Cúc tâm sự.
Dân Mả Lạng khó xin việc
Cuộc sống khó khăn, nhưng không phải ai cũng chịu cảnh để con mình thất học. Tuy nhiên học xong cái hộ khẩu ‘khu Mã Lạng’ lại gây khó khăn không nhỏ cho quá trình tìm việc.
Bạn Quyên, than: “Tốt nghiệp ngành kế toán Trường Đại học Hùng Vương, nộp hồ sơ chỗ nhiều chỗ nhưng không thấy gọi phỏng vấn. Sau này mới biết hồ sơ xin việc có chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu ghi địa chỉ khu Mả Lạng nên người ta sợ. Có nơi khi phỏng vấn hỏi thẳng: cuộc sống ở đó có phức tạp lắm không, em và người nhà có dính dáng đến ma túy, giang hồ không?”
Có cùng cảnh ngộ, bạn Phúc kể: “Thấy công ty thông báo tuyển nhân viên, xét điều kiện đưa ra em đủ, nhưng họ không gọi phỏng vấn khi xem hồ sơ.” Trước tình cảnh này, người dân nơi đây đang kiến nghị bỏ tên khu Mả Lạng ra khỏi sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân để con em có cơ hội đổi đời.
Người ta sợ khu Mả Lạng do vào những năm cuối thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21, nơi đây là “chợ nàng tiên nâu” đầy tai tiếng bởi số người nghiện hút và buôn bán ma túy./ABC
- Rửa thức ăn, rửa chén, tắm giặt… đến đi tiêu, tiểu đều xả vào cái lỗ này trực tiếp ra cống. (Credit: ABC)
Nghe nói nhiều về khu Mã Lạng, nhưng trước khi đến đây không thể ngờ giữa quận 1 giàu có bật nhất Việt Nam người dân lại sống trong cảnh chui rúc, thiếu thốn trăm bề, khó hơn cả thời chiến. Cư dân tại đây đang sống trong các dãy phòng chưa đến 10m2, không bồn vệ sinh, nấu ăn bằng than tổ ong, dầu hôi…
Năm 1979 chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cho di dời mồ mả tại khu Mả Lạng. Mục đích để lấy đất gom dân đi kinh tế mới theo chủ trương Nhà nước sau ngày “giải phóng” miền Nam trở lại thành phố thành vô gia cư phải ngủ vỉa hè, công viên vào. Hình thành khu dân cư Mả Lạng với khoảng 1.300 hộ dân như bây giờ.
Bà Hồng, sinh sống tại Lô C từ năm 1982 kể: “Ban đầu các phòng không nhỏ đến mức này đâu, mỗi hộ lúc đó được chính quyền phân một lô đất có diện tích 3 x 5m. Sau này khi con cái lớn lên lập gia đình diện tích này bị ngăn chia ra cho con. Nhiều người vì cuộc sống vất vả, làm không đủ ăn, diện tích khiêm tốn trên cũng được phân đôi ra bán cho người khác nên mới có phòng nhỏ như hộp diêm như bây giờ.”
Gia đình bà Sen tại lô A có 13 người, với bốn thế hệ sinh sống trong căn phòng có diện tích nền chưa đầy 7m2. Để đủ chỗ cho chừng nấy con người ngủ, bà phải dựng lại hai tầng gác bằng gỗ được che chắn, lót bằng ván ép, tôn rỉ.
Tại căn phòng nhà bà Sen: ai lành lặn ngủ trên gác, người khuyết tật, già cả ngủ dưới đất. “Trên gác chỉ đêm xuống mới dám lên, ban ngày lên trên đó nóng như chảo rang,” bà Sen than thở.
“Có cất gác đi nữa chỗ ngủ, riêng tư cho mỗi cặp vợ chồng cũng chỉ khoảng 2m2, ngăn cách với người khác chỉ bằng tấm rèm vải,” bà Sen nói.
“Cho bồn vệ sinh cũng không lấy”
Đa phần cư dân khu Mả Lạng việc rửa thức ăn, rửa chén, tắm giặt… đến đi tiêu, tiểu đều xả vào cái lỗ ở góc phòng chảy trực tiếp ra cống. Chị Hà đang sống tại đây giải thích: “Do phòng quá nhỏ nên không thể đặt bàn cầu chỉ để tiết kiệm thêm ít diện tích cho các sinh hoạt ăn, ngủ, để đồ. Cái lỗ kia tuy không hợp vệ sinh, nhưng vẫn giải quyết được cái cần. “Nói thật ở đây có cho bồn vệ sinh cũng không lấy làm gì, chứ đừng nói bỏ tiền ra mua,” chị Hà thành thật.
Khi chưa đến đây ít ai ngờ vào thời nấu bằng dầu hôi đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, thì cư dân nằm giữa nơi giàu có, văn minh hàng đầu Việt Nam, việc nấu nướng vẫn phổ biến bằng bếp dầu, bếp than tổ ong và bếp gas mini. “Người dân sống tại đây ít sử dụng bếp gas lớn do sợ cháy nổ, chiếm diện tích và khó di chuyển”, chị Lan tiết lộ.
Sau 9 giờ sáng các con hẻm nội bộ trong khu sôi động bởi tiếng xào nấu, rôm rả của các bà nội trợ và của cả nghi ngút khói, than. Theo giải thích của các bà nội trợ tại đây: do phòng nhỏ nấu trong mùi thức ăn không thoát ra được, nên đưa ra hẻm trước nhà để nấu. Và thường nấu một lần ăn cả ngày.
Cuộc sống bấp bênh, chạy ăn từng bữa với những nghề như chạy xe ôm, bán vé số, phụ hồ, lượm ve chai… công việc phổ biến của người dân nơi đây.
Nhiều cư dân tuổi cao vẫn chưa tới tuổi được hưu. Bà Nguyễn Thị Cúc, 78 tuổi, vẫn đi lượm ve chai để sống. “Con cái cũng lo từng bữa, mình còn sức ngày nào cố ngày đó thôi,” bà Cúc tâm sự.
Dân Mả Lạng khó xin việc
Cuộc sống khó khăn, nhưng không phải ai cũng chịu cảnh để con mình thất học. Tuy nhiên học xong cái hộ khẩu ‘khu Mã Lạng’ lại gây khó khăn không nhỏ cho quá trình tìm việc.
Bạn Quyên, than: “Tốt nghiệp ngành kế toán Trường Đại học Hùng Vương, nộp hồ sơ chỗ nhiều chỗ nhưng không thấy gọi phỏng vấn. Sau này mới biết hồ sơ xin việc có chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu ghi địa chỉ khu Mả Lạng nên người ta sợ. Có nơi khi phỏng vấn hỏi thẳng: cuộc sống ở đó có phức tạp lắm không, em và người nhà có dính dáng đến ma túy, giang hồ không?”
Có cùng cảnh ngộ, bạn Phúc kể: “Thấy công ty thông báo tuyển nhân viên, xét điều kiện đưa ra em đủ, nhưng họ không gọi phỏng vấn khi xem hồ sơ.” Trước tình cảnh này, người dân nơi đây đang kiến nghị bỏ tên khu Mả Lạng ra khỏi sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân để con em có cơ hội đổi đời.
Người ta sợ khu Mả Lạng do vào những năm cuối thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21, nơi đây là “chợ nàng tiên nâu” đầy tai tiếng bởi số người nghiện hút và buôn bán ma túy./ABC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét