Pages

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

"Nếu có chiến tranh Trung-Mỹ sẽ có chiến tranh hạt nhân toàn cầu”

(GDVN) - Học giả Mỹ đã dự đoán như vậy dựa trên những phân tích về mối quan hệ Trung-Mỹ và sức mạnh hạt nhân của đôi bên.


Tiến sĩ Richard Weitz, Viện nghiên cứu Hudson, Mỹ Trang mạng “World Politics Review” Mỹ vừa đăng bài viết của Tiến sĩ Richard Weitz, nhà nghiên cứu cấp cao, chủ nhiệm Trung tâm phân tích chính trị và quân sự - Viện nghiên cứu Hudson ở Washington.
Tiến sĩ Weitz đã tham gia một hội nghị đối thoại toàn diện do Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington tổ chức, tham gia hội nghị gồm có các quan chức ngoại giao Trung Quốc và các chuyên gia quan hệ Trung-Mỹ của Mỹ. Trong thời gian hội nghị, một số vấn đề do quan chức Trung Quốc đưa ra đã gây sự chú ý.
Tiến sĩ Weitz cho biết, vấn đề được quan tâm nhất là sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đối với việc Mỹ chuyển trọng tâm quân sự tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Họ cho rằng, Washington ưu tiên cho công việc nội bộ và quan tâm tới Trung Đông, cuối cùng sẽ khiến cho chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ đi chệch khỏi quỹ đạo. 


Những nhân viên Trung Quốc tham dự hội nghị còn kiên trì cho rằng, chính sách chống phổ biến vũ khí hạt nhân của Trung Quốc nhằm vào Iran và CHDCND Triều Tiên cũng “tương tự” như Mỹ.

Họ chỉ ra, giống như Washington, Trung Quốc ủng hộ chính sách song song là đồng thời sử dụng các biện pháp trừng phạt và ngoại giao, mong muốn “cây gậy” và “củ cà rốt” có thể kiềm chế những nỗ lực vũ khí hạt nhân của Tehran và Bình Nhưỡng.
Mỹ sẽ không xung đột chính diện với Trung Quốc, nhưng dựa vào ưu thế quân sự mạnh để duy trì răn đe Trung Quốc.
Quan chức ngoại giao Trung Quốc còn cho rằng, việc thay đổi nhà lãnh đạo gần đây của hai nước Trung Quốc và Mỹ làm cho hai nước có thể “dễ hơn” trong xây dựng “mô hình mới” quan hệ Trung-Mỹ.

Trong nhiệm kỳ của ông Hồ Cẩm Đào cũng như báo cáo Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trung Quốc đều thúc đẩy chủ trương xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới” với Mỹ.
Họ cho rằng, thông qua đối thoại và hợp tác, hai nước Trung Quốc và Mỹ có thể khắc phục được hiện tượng thiếu lòng tin, tránh khúc mắc trong “vấn đề trỗi dậy”, tức là sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, vấn đề mà Mỹ dễ có phản ứng và kéo theo là nguy cơ xung đột hai nước.
Theo tiến sĩ Weitz, việc quan tâm chặt chẽ của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đối với việc Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương là điều hoàn toàn không có gì đáng ngạc nhiên.

Tổng thống Obama công khai tuyên bố, châu Á là trọng tâm tính toán chiến lược trong thế kỷ mới của Mỹ. Ông cho mình là “Tổng thống châu Á” đầu tiên của Mỹ, hơn nữa ông đã dành thời gian cho các vấn đề Đông Á nhiều hơn so với các khu vực khác.
Trong ngoại giao, Trung Quốc hay nói "hòa bình" và "hợp tác cùng thắng" để đạt mục đích.
Để giảm những cam kết của Mỹ đối với khu vực châu Âu và Trung Đông, Barack Obama hy vọng các đồng minh của Mỹ ở những khu vực này có thể gánh nhiều trách nhiệm hơn trong việc duy trì an ninh khu vực, chẳng hạn thông qua tăng cường khả năng quốc phòng khu vực, phát huy vai trò ngoại giao xuất sắc hơn khi giải quyết các vấn đề phát triển khu vực như chuyển tiếp và phục hồi kinh tế khu vực.
Đồng thời, Obama còn khuyến khích các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên, sử dụng các nguồn lực tự thân, thúc đẩy hòa bình và phát triển của các khu vực khác.
Obama nhấn mạnh, khi giải quyết các vấn đề gai góc nhất của thế giới, Mỹ cũng cần có sự ủng hộ của Trung Quốc, gồm có các thách thức trong nước như để kinh tế Mỹ có sức cạnh tranh hơn trên toàn cầu, và các thách thức toàn cầu như chống biến đổi khí hậu và vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Tiến sĩ Weitz chỉ ra, mặc dù các quan chức ngoại giao Trung Quốc nói Trung Quốc và Mỹ có lập trường tương đồng trong vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân, nhưng hai nước vẫn bất đồng rõ rệt về biện pháp giải quyết vấn đề.
Mỹ triển khai vũ khí trang bị tiên tiến nhất trước tiên ở châu Á-Thái Bình Dương nhằm đối phó với một nước trỗi dậy liên tục Trung Quốc
Theo báo Trung quốc, thực ra, hiện nay, mục tiêu chống phổ biến của hai nước là “tương tự nhau” chưa từng có. Trong 20 năm qua, Bắc Kinh ngày càng sẵn sàng tháo gỡ sự lo ngại của Mỹ đối với các chính sách có liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt của họ.
Trung Quốc cũng đã gia nhập rất nhiều tổ chức và Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân, đồng thời thúc đẩy kiểm soát xuất khẩu trên phạm vi rộng hơn, hạn chế xuất khẩu công nghệ có thể gây ra phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Các nhà quyết sách Trung Quốc nhấn mạnh, Trung Quốc muốn “hợp tác cùng thắng” với Mỹ.
Nhưng, tiến sĩ Weitz cho rằng, Trung Quốc lại cùng với Nga phản đối tiến hành trừng phạt đối với Iran, CHDCND Triều Tiên và các nước khác vi phạm cam kết chống phổ biến vũ khí hạt nhân. Hơn nữa, khác với Nga, Trung Quốc từ chối gia nhập Sáng kiến Phòng ngừa Phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI) do Mỹ đứng đầu. Sáng kiến này tìm cách ngăn chặn phổ biến bất hợp pháp vũ khí hủy diệt hàng loạt, các công nghệ và vật liệu, phương tiện vận chuyển có liên quan.
Radar do thám trên biển cự ly xa của quân Mỹ dùng để theo dõi, cảnh báo sớm mọi động thái lớn của Quân đội Trung Quốc.
Ông còn chỉ ra, mặc dù các nhà lãnh đạo Trung Quốc yêu cầu Tehran và Bình Nhưỡng không nên phát triển vũ khí hạt nhân, nhưng họ lại tăng cường “tiếp xúc” hơn với các nước này, chứ không phải là tiến hành trừng phạt. Về căn bản, các quan chức Trung Quốc muốn thấy các nước này thay đổi chính sách, chứ không phải là thay đổi chế độ nhà nước.
Còn về “vấn đề trỗi dậy”, tiến sĩ Weitz cho rằng, xét từ nhiều nhân tố, Trung Quốc và Mỹ không có nhiều khả năng lắm xảy ra chiến tranh thực sự. Trước hết, khác với cuộc đối đầu giữa Mỹ với Đức quốc xã và Liên Xô trước đây, quan hệ thù địch Trung-Mỹ “không tồn tại sự bất đồng về ý thức hệ”.
Thứ hai, toàn cầu hóa đã làm cho quan hệ kinh tế Trung-Mỹ đi vào chiều sâu chưa từng có. Nếu nước Trung Quốc mới trỗi dậy và siêu cường duy nhất thế giới Mỹ nổ ra chiến tranh thì kinh tế thế giới sẽ rơi vào suy thoái, không có lợi cho phát triển kinh tế của hai nước. Những điểm xung đột tiềm tàng giữa Trung-Mỹ là có hạn, đối với hai nước, hợp tác, so với đối đầu, phù hợp hơn với lợi ích của hai nước.
Cuối cùng, Trung Quốc và Mỹ đều sở hữu vũ khí hạt nhân, họ hiểu rõ, bất cứ cuộc đối đầu quân sự nào xảy ra giữa hai nước đều có khả năng dẫn đến cuộc chiến tranh hạt nhân toàn cầu, đe dọa sự sống còn và phát triển kinh tế đất nước của hai bên.
Khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân giữa Trung-Mỹ rất nhỏ, nhưng hai bên lại luôn tăng cường đe dọa hạt nhân lẫn nhau.
Theo Tiến sĩ Weitz, Mỹ đương nhiên sẽ rất quan tâm đến những tác động ảnh hưởng từ sự trỗi dậy của Trung Quốc đối với cân bằng sức mạnh khu vực và toàn cầu cùng với hiệu quả của các tổ chức quốc tế dưới sự ủng hộ của Mỹ.
Nhìn vào lịch sử, các nước lớn lâu đời thường rất khó chấp nhận một nước mới trỗi dậy. Trung Quốc không đủ minh bạch về chính trị và an ninh, khiến cho thế giới đầy ngờ vực về các mục tiêu và thủ đoạn của Bắc Kinh, điều này tiếp tục làm phức tạp quá trình chuyển đổi sức mạnh toàn cầu.
Tàu ngầm trang bị tên lửa chiến lược của Trung Quốc có thể đưa các đô thị lớn của Mỹ ở ven biển vào tầm ngắm.

Tên lửa đạn đạo JL-2 được phóng từ tàu ngầm, có tầm phóng trên 8.000 km



/Đông Bình 

Không có nhận xét nào: