Pages

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Ở Việt Nam Luật Pháp Như Cái…Tự Do !



Bà Ngô Bá Thành, thành phần thứ 3 trước 75
Bà Ngô Bá Thành, khuê danh Phạm Thị Thanh Vân có bằng Tiến sĩ Công pháp Quốc tế trong thời kỳ chiến tranh Quốc, Cộng đã nhởn nhơ giữa thành phố Sàigòn lập Hội Phụ Nữ Đòi Quyền Sống bị bắt giam 57 tháng, sau khi được thả ra đã hãnh diện tuyên bố: “Tôi thuộc thành phần thứ ba”.
Sau khi con trăn miền Bắc nuốt trọn con nai miền Nam, cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời bị tống táng không kèn, không trống.
Thành phần thứ ba, thứ bốn gì cũng bị bọn VC bợp tai, đá đít. Kẻ thì chạy tuốt quan Pháp viết “Hồi Ký Một Việt Cộng” như Trương Như Tảng. Kẻ thì ngồi chơi, sơi nước như Nguyễn Hữu Thọ.

Đúng là cái cảnh:
Bàn tay trót đã nhúng chàm
Dại rồi mới biết khôn làm sao đây?”  
Nếu câu tuyên bố xấc láo: “Sĩ quan Ngụy bị đưa đi cải tạo là nhân đạo lắm rồi. Đáng lẽ phải đem xử bắn hết” của mụ Phạm Thị Thanh Vân thì mụ “Tiến sĩ chàng hãng” này rất đáng được anh em sĩ quan QLVNCH bạt tai, đá đít . Thì câu tuyên bố: “Việt Nam có một rừng luật, nhưng lại chuyên môn xài luật rừng” của mụ này cũng đã làm bọn lãnh đạo đảng CSVN ngậm miệng. “Ngậm miệng” không phải vì chúng nó không thể trả lời, mà vì chúng nó… ngậm miệng ăn tiền! Bởi vì chúng nó là luật như cái câu: “Luật là Tao! Tao là Luật!”
Trong bài “Tại sao Việt Nam thiếu luật sư giỏi?” tác giả Sức Mấy có viết như sau:
“Chính quyền Cộng sản ở miền Bắc lúc đầu vẫn để cho luật sư danh tiếng Nguyễn Mạnh Tường làm Khoa trưởng trường luật kiêm thủ lãnh Luật sư đoàn, kiêm Phó Chủ tịch Hội Luật gia. Luật sư Tường đã viết trong cuốn “Kẻ bị khai trừ” (Un Excommunié) rằng:
“Nhà nước Cộng sản, để chứng tỏ thiện chí, đã không thấy trở ngại trong việc giữ lại Luật Sư Đoàn bởi vì quan tòa đã được thay thế bằng những thành phần nhiệt thành với Đảng và được họ giáo dục, là những người quyết định kết quả vụ án”.
Khi quan toà là người của Đảng, xử theo lệnh Đảng, xin chỉ thị của Đảng trước khi tuyên án, thì luật sư hết đất làm ăn. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường viết: “Bị lệ thuộc hoàn toàn vào nhà cầm quyền, Luật Sư Đoàn không thể sinh hoạt theo như truyền thống được.” Luật sư không còn đất sống, thì luật sư đoàn phải chết và trường luật cũng phải chết theo.
Chẳng những khó sống, giới luật sư còn bị Đảng chủ tâm tiêu diệt, vì vẫn theo Luật sư Nguyễn Mạnh Tường: “Đảng áp dụng biện pháp khắt khe trên giới Luật gia, trước hết vì họ là người trí thức và là đối tượng ghét hận của những kẻ chuyên quyền, vì Luật gia là người có cái đầu  để suy nghĩ và cái mồm để nói, hai thuộc tính gây ác cảm nơi kẻ cầm quyền, làm phức tạp cho công việc và gây xáo trộn cho kế hoạch của họ. Hơn nữa, trong giới trí thức, giới Luật gia lại càng nổi trội với kiến thức về Luật, thông thạo, thường nắm vững những hội nghị và những cuộc phê bình, và còn hơn nữa là họ ý thức về tư cách, danh dự và trách nhiệm. Họ tự đặt mình vào vị thế tương phản với những con người máy khúm núm nịnh bợ với những kẻ chuyên quyền” (Kẻ bị khai trừ, trang 44-45, theo bản dịch của Nguyễn Quốc Vĩ).
Và như chúng ta đã biết, chính vì vậy mà từ vị thế một luât gia thuộc hạng thần đồng – đâu 2 bằng tiến sĩ quốc gia về luật và văn chương tại Pháp khi mới 22 tuổi – luật sư Nguyễn Mạnh Tường, mặc dù có công theo Đảng suốt những năm kháng chiến, chỉ vì dám nói thẳng trong vụ Cải Cách Ruộng Đất, đã trở thành thân tàn ma dại tại Hà Nội.
Cố Luật sư Nguyễn Mạnh Tường
Không thể làm luật sư, ông đã mở lớp dậy học để kiếm sống nhưng Đảng không cho dậy. Không có sức để đạp xích lô, ông đã phải xoay nghề sửa xe đạp ở lề đường. Ông than rằng tất cả những kiến thức của mình trước chiếc xe đạp cũ hư hỏng chẳng khác gì hoạn quan đứng trước một phụ nữ khỏa thân. Cho nên, bản thân và vợ con vẫn đói dài. Các đồng nghiệp của ông cũng chẳng hơn gì, trừ những người đã sớm ra đi, hoặc những kẻ cam tâm làm tôi đòi cho bọn cầm quyền kiêu ngạo và ngu dốt. (Bđd)
Mãi cho đến sau khi Việt Nam bắt đầu làm ăn với thế giới, Đại học luật khoa mới tái sinh, và giới luật sư mới có đất làm ăn trở lại. Nhưng khi quan toà vẫn là cán bộ xử án, và công lý ban phát theo chỉ thị của Đảng thì luật sư chỉ có danh, mà không thể là những phụ tá công lý đắc lực.
Trong quyển  “Une voix dans la nuit” (Tiếng vọng trong đêm) tác phẩm  áp chót viết vào lúc cuối đời ở tuổi 84-85, luật sư Nguyễn Mạnh Tường viết:
“ ‘Luật’ được ‘bầu’ ở Quốc Hội. Nay, cái quốc hội này gồm trăm phần trăm cộng sản chính thức và cộng sản ngầm (crypto communists) luôn luôn bày tỏ, xác nhận sự trung thành triệt để đối với chính quyền. Cũng có thể mức độ văn hoá của những thành viên trong quốc hội không cho phép họ đề cập những cuộc thảo luận và phê bình quá khó khăn về kinh tế và luật pháp. Cái quốc hội này được coi là đại diện của dân nhưng nó lại là đại diện của Đảng, và tất cả những điều luật được nó biểu quyết đều do chính quyền gợi ý hay chính quyền làm ra!
Đảng và Nhà Nước điều khiển Quốc Hội, ngự trên tất cả luật pháp. (do LM in đậm).
Quốc Hội lập pháp không đảm trách bất cứ một chức năng chính trị nào, nó không can dự vào việc thành lập chính phủ, cũng không lật đổ chính phủ bằng cách bỏ phiếu bất tín nhiệm. Những người cầm quyền như vậy, không thể bị tố cáo trước pháp luật, họ ở trên pháp luật và công lý. Trong tất cả các nước văn minh, nguyên tắc thiêng liêng thần thánh là phải tôn trọng sự độc lập của quan tòa trong sự thực hành nhiệm vụ của họ. Vậy mà ở Việt Nam, các thẩm phán trước khi quyết định tuyên án phải hỏi ý kiến người cầm đầu Đảng. Nhưng nếu đối với phần đông thiên hạ, công lý chẳng có trên đời, thì ở đây câu này lại càng đúng hơn nữa: thẩm quyền công lý không bao trùm những tội ác lớn nhỏ của những người cầm quyền. Cho nên sự vô trách nhiệm của họ thật toàn diện, không chỉ trong điạ hạt chính trị mà cả pháp lý” (Bản dịch của Thụy Khuê).
Về hiện tình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, luật sư Nguyễn Mạnh Tường viết:
“Có người kết luận: Như thế chế độ cộng sản chỉ kéo dài ở Việt Nam trong có một thế hệ. Con cái những nhà cách mạng tiên phong đã trở thành những nhà tư bản chính cống, giết cha về mặt chính trị (…)
Nay, độc quyền đảng trị cho phép tất cả cán bộ cộng sản được quyền ban những quyết định có trọng lượng vàng. Một chữ ký dưới cái giấy chứng nhận mang lại cho người kýmột phong bì đầy đô-la, đưa tận tay, kín đáo, vắng bặt những con mắt hiếu kỳ ô uế, câm tiệt xì xào của những kẻ xấu miệng.” (Sđd, trang 102).
- Trên trang mạng Chính phủ ngày 6 tháng 9 năm 2006 viết nguyên văn: “Sáng 6-9, tại buổi là việc với Toà án Nhân dân tối cao, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chỉ đạo ngành toà án cần tập trung nâng cao chất luợng xét xử. Trong xét xử phải đảm bảo khách quan, nghiêm minh, cán bộ thẩm phán phải tận tuỵ, vững vàng.”
- Ngày 29 tháng 6 năm 2009, văn phòng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Liên đoàn luật sư: “Việc tự quản phải kết hợp với quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động của các luật sư đoàn ở địa phương và hoạt động của các luật sư để kịp thời uốn nắn, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật và khen thưởng nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật.”
Trong một chế độ, thay vì tư pháp độc lập, Chủ Tịch nước đã có thể “làm việc” và yêu cầu “cán bộ thẩm phán” nâng cao chất lượng xét xử, và Thủ Tướng chỉ thị nắm giữ kỷ cương và uốn nắn, khen thưởng luật sư.
Trong một chế độ, mà “Đảng và Nhà Nước điều khiển Quốc Hội, ngự trên tất cả luật pháp. Những người cầm quyền không thể bị tố cáo trước pháp luật, họ ở trên pháp luật và công lý” – như luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã dõng dạc tố cáo trong tác phẩm “Tiếng vọng trong đêm” thì chuyện “Việt Nam có cả một rừng luật; nhưng họ chỉ xài luật rừng” là chuyện đâu có gì đáng ngạc nhiên!
Nói như thế là còn lịch sự chán. Đúng ra phải nói: Ở Việt Nam luật pháp như “cái… tự do!”
LÃO MÓC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét