Pages

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Thử tìm hiểu vài yếu tố ảnh hưởng đến VN


   Đặng Tấn Hậu
 
Thông thường, chúng ta có hai yếu tố nội tại và ngoại tại. Yếu tố nội tại là tài lực nằm trong tầm tay của chúng ta, thí dụ, thế mạnh yếu của chúng ta (strength & weakness). Yếu tố ngoại tạ i là chiều hướng (trend) nằm ngoài tầm tay của chúng ta, thí dụ, khí hậu nóng làm chảy các tảng băng Bắc Cực ảnh hưởng đến VN. Nói theo binh pháp, người biết được các yếu tố thì mới có thể đưa ra chiến lược chuyển từ thế yếu sang thế mạnh, chuyển bại thành thắng.
  
Bài viết chỉ đề cập một vài yếu tố nội tại và ngoại tại ảnh hưởng đến VN, nhưng không theo thứ tự hoặc thứ lớp hay đôi khi trình bày vài sự kiện liên hệ với nhau vì tính năng động của các yếu tố nên đôi khi bài viết có sự lập đi lập lại một vài sự việc trong bài.
  
Toàn Cầu
 
 
 
 
Có ba sự việc “nhanh chóng” đã xảy ra đưa tới toàn cầu hóa là điện toán, điện thoại, kỹ thuật “chuyên chở” nên một người có thể ngồi nhận đơn đặt hàng của khách hàng ở ½ vòng trái đất, ra lệnh cho nhà cung cấp ở từ một nước khác để chở hàng đến người đặt hàng và sự thanh toán mua bán tiền bạc có thể chỉ xảy ra trong vài phút đồng hồ.
 
Vì thế, tự do thông tin rất cần thiết để biết giá cả thị trường quốc tế và tin tức  thế giới, tiên đoán những gì sắp xảy ra và có thể chuẩn bị mua hàng tồn kho, phân phối hàng theo “phẩm chất tốt” với giá cả “thấp”. Muốn cho sự canh tranh đạt tới thắng lợi, các quốc gia cần 4 điểm: bảo vệ thợ thuyền (nghiệp đoàn, an sinh bảo hiểm), y tế (bảo vệ sức khoẻ), giáo dục đào tạo tay nghề, làm việc khoa học (phân phối hợp lý v.v).
 
Dựa theo mấy điểm trên, VN không có tự do thông tin, phân phối phản khoa học (thí dụ, Dung Quat), giáo dục và y tế yếu kém, quyền lợi thợ thuyền không được bảo vệ. v.v đưa tới hậu quả tai hại là VN không thể thắng trên thương trường toàn cầu; kể cả trường hợp VN có nhân công rẻ vì nhân công Miến Điện còn rẻ hơn VN; đó là chưa kể thể chế Miến Điện tôn trọng luật pháp (vì Miến Điện đang trên đà theo chế độ tự do dân chủ). 
    
Hàng Hải
 
Đứng về mặt thương mại, giá chuyên chở 20,000 kí lô hàng hóa bằng tàu thủy đi từ Á Châu sang Âu Châu rẻ hơn giá vé máy bay hạng thường cho một người đi cùng một đoạn đường. Có trung bình khoảng 90% hàng nhập cảng và 75% hàng xuất cảng bằng đường biến. Có hơn 50,000 chiếc tàu đi trên biển và 1.5 triệu người làm việc trên tàu. Người ta tiên đoán các con số này sẽ còn tăng lên gấp đôi vào năm 2020.
Đứng về tài nguyên, có trên 80% tài nguyên ở biển chưa được khai thác và biển ăn thông buôn bán ra nước ngoài nên hải cảng đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự giàu có của quốc gia (nếu biết khai thác). Thí dụ, Singapore, Đài Loan, Hong Kong, Anh, Pháp v.v. Tưởng cần nhắc lại, VN đã bỏ nhiều cơ hội khai thác các hải cảng. Thí dụ, hải cảng Cam Ranh v.v.
    
Đúng về mặt quân sự, không quân và hải quân càng ngày càng trở nên quan trọng. Máy bay có thể thả bom nơi xa vì có thể lấy nhiên liệu tại sân bay của hàng không mẫu hạm. Hiện nay, HK có trên 11 chiếc hàng không mẫu hạm. Thái Lan đã cho hạ thủy 1 chiếc hàng không mẫu hạm cách nay trên 15 năm. TC chỉ mới có 1 chiếc mua lại và phi công TC chỉ mới bắt đầu thực tập đáp máy trên hàng không mẫu hạm. (lần đầu tiên, phi công TC đáp được máy bay  J 15 trên tàu Liễu Ninh vào cuối tháng 11, 2012).
 
 
Hơi nóng trái đất làm tan các tảng băng ở Bắc Cực nên đưa tới 3 hậu quả: - sự tranh chấp quyền lợi tài nguyên giữa các quốc gia như HK, Canada, Nga Sô, Đan Mạch, Norvège và trở thành châu thứ 6 là châu Bắc Cực - sự di chuyển đường biển sẽ ngắn hơn chính nhờ châu Bắc Cực - mực nước biển sẽ dâng lên cao làm cho nhiều hòn đảo (thí dụ, Vanuatu) và các quốc gia bị chìm xuống biển cả. Ruộng lúa miền nam VN sẽ bị nước mặn tràn vào nên khó trồng trọt trong tương lai. Đó là chưa kể xây đập trên thượng nguồn sông Mékong (TC) làm khô cạn nước ngọt ở hạ nguồn miền nam VN.
 
CSVN chỉ có 2 chiếc tàu lặn và 2 chiến hạm với 40,000 lính hải quân, trung bình 10,000 lính hải quân bảo vệ 1 chiếc tàu nên chúng ta không lấy làm lạ CSVN sợ đụng tàu TC (hay nói đúng hơn sợ phạm húy nên CSVN chỉ dám gọi tàu TC là tàu lạ). Thay vì chống anh ba tầu cộng sản thì CSVN lại ra tay đàn áp người dân VN tỏ bày tinh thần yêu đất nước.VN. Đúng là bọn khôn nhà dại chợ!
 
CSVN có 3 phản ứng trên vấn đề hàng hải: - dâng lãnh hải cho TC (Phạm Văn Đồng năm 1958) – thương thuyết song phương với TC (thay vì quốc tế hóa Biển Đông) – không dám theo HK vì sợ người dân VN được có tự do dân chủ; tất nhiên quyền lợi của đảng và cá nhân đảng viên mất đi cơ hội xôi thịt.
 
Gần đây nhất, TC cho phát hành “thông hành” có in hình Hoàng Sa/Trường Sa thuộc chủ quyền TC. Nếu CSVN cấp chiếu khán trên thông hành của công dân TC, tức là CSVN nhìn nhận TC chủ quyền Biển Đông. Ngược lại, CSVN không cấp chiếu khán, TC sẽ bất bình và “dạy cho CSVN thêm một bài học”. Do đó, CSVN chỉ dám đóng chiếu khán trên tờ giấy trắng cho du khách TC.
 
Ấn Độ đã phản ứng chống TC bằng cách đóng dấu chiếu khán có in hình 2 tỉnh Anurachal Pradesh và Aksai Chin thuộc chủ quyền Ấn Độ vì đây là vùng tranh chấp giữa Ấn Độ và TC. Đố nhà cầm quyền CSVN nào có can đảm đóng dấu chiếu khán trên thông hành của người dân TC với hình ảnh “Động Đình Hồ” (Hồ Nam) là của VN. Tưởng cần nhắc lại, ông cha chúng ta là Lạc Long quân đã từng làm vua tại Động Đình Hồ.
      
ASEAN
 
Tổ chức Đông Nam Á ASEAN được thành lập năm 1967 với 5 quốc gia Thái Lan, Mã Lai, Singapore, Phi Luật Tân, Nam Dương. Mục đích chính của tổ chức ASEAN là chống lại CSVN và TC (sau khi tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết năm 1963 và HK đổ bộ vào miền nam VN chận đứng CSVN năm 1965).
 
Sau khi miền nam thất thủ năm 1975, các quốc gia Đông Nam Á càng cảm thấy CS đe dọa họ nên Brunei là quốc gia thứ 6 xin gia nhập vào ASEAN năm 1984. Tổ chức ASEAN tái khẳng định đường lối “tự do dân chủ” chống CSVN tại Phi Luật Tân vào năm 1987 (Déclaration Manille).
 
Thế giới bắt đầu nói đến chuyện “tự do thương mại” (free trade agreement) để gia tăng sản xuất cho thị trường mới với giá “thấp” (vì sự đống tình giữa các quốc gia trong khối); đồng thời chính nhờ sự giải thể chế độ CS tại thành trì cộng sản Liên Sô nên ASEAN mới đặc biệt chú trọng về kinh tế. Singapore khởi xướng việc thiết lập “thị trường chung” giữa các quốc gia ASEAN gọi là AFTA vào năm 1992. Điều này cho thấy ông ba Tầu Lý Quang Diệu (không theo TC) là người thấy xa, hiểu rộng.
 
Sau khi chế độ CS bị giải thể tại Liên Sô và Đông Âu, các quốc gia Đông Nam Á không còn sợ CSVN nên cho CSVN gia nhập vào ASEAN năm 1995. Hai năm sau, hai quốc gia Miến Điện và Lào cũng xin trở thành thành viên ASEAN. Cuối cùng là Cao Miên cũng xin gia nhập vào ASEAN năm 1999. Timor sẽ gia nhập ASEAN trong vài năm tới. Hiện nay, tổ chức ASEAN có tất cả 10 thành viên.
 
Mục đích chính của ASEAN vẫn còn trong thời kỳ sơ thảo và sẽ trở thành chính thức vào năm 2015. Ba mục đích chính là: - nhân quyền – kinh tế - quân sự. Biểu tượng của ASEAN là bó lúa sọc đỏ nền vàng y như lá cờ VNCH, chỉ khác là nền nhỏ vòng ngoài mầuxanh và trắng không đáng kể. Mầu vàng tượng trưng da vàng cũng là sự giàu có, màu đỏ tượng trưng máu đỏ cũng là sự sống động và lúa tượng trưng cho thực phẩm của người dân Đông Nam Á, còn 10 cộng lúa tượng trưng cho 10 quốc gia.
 
Đại hội ASEAN vừa rồi biểu quyết bản tuyên ngôn nhân quyền ASEAN đã bị Liên Hiệp Quốc và thế giới lên án; điều mà ai cũng biết CSVN làm gì có sự tôn trọng nhân quyền. Ngân hàng VN sắp bị phá sản nên VN là gánh nặng cho ASEAN. ASEAN bị TC chia rẽ vì quyền lợi. Thí dụ, Cao Miên và sự yếu hèn của CSVN nên ASEAN cũng khó mà quốc tế hóa Biển Đông và đạt tới 3 mục đích trên.
         
Kinh Tế
 
Đảng CSVN nhóm họp khẩn cấp trong 2 tuần đầu tháng 10, 2012 để giải quyết vấn đề kinh tế VN sắp bị phá sản và có thể làm sụp đổ chế độ cộng sản tại VN. Ai cũng biết đảng cộng sản đứng đầu tại VN, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhân vật số một, kế tiếp là chủ tịch Trương Tấn Sang và người thứ ba là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm quyền hành pháp.
 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gây ra 3 căn bệnh kinh tế trầm trọng là: - tập đoàn Vinaxin, Vinalines, Vinachem đóng tàu, khai thác dầu đã bị thụt két và phá sản – ngân hàng sắp phá sản vì cho vay nợ xấu lên đến 30% mà ai cũng biết quan chức CSVN lấy tiền bỏ túi, không trả nợ - nhà cầm quyền cướp đất của dân (dưới chiêu bài “người dân không có quyền có bất động sản” nên dân oan càng ngày càng đông tại VN.
 
Nhằm giải quyết các vấn đề trên, hai ông Trọng và Sang đưa ra phương pháp tái cấu trúc qua hình thức “phê và tự phê”. Kết quả, hai ông sợ quyền lực của thủ tướng ba Dũng vì ông này nắm hết tất cả các bộ quốc phòng, công an, kinh tài nên họ đành chấp nhận “hợp thức hóa” tiền tham nhũng của ba Dũng và các đảng viên CSVN từ trên xuống dưới đều phạm pháp do chính sách độc đảng, việc làm “không trong sáng” và “sổ sách lem nhem” (không phân minh).
 
Nếu máu nuôi sống cơ thể thì tiền là mạch sống của quốc gia, ngân hàng phá sản thì kể như người dân mất tiền, mất của. Ngân hàng cho vay tiền lời thấp để kích thích thị trường sản xuất và tiêu thụ, nhưng chỉ có tập đoàn công và đảng viên cộng sản là có thể vay không tiền bảo chứng. Chủ ngân hàng làm việc trồng chéo lên nhau để lủng đoạn hệ thống tiền tệ và ngân hàng.
 
Người có tội nặng đối với kinh tế VN là thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Bình thì ông ta được Nguyễn Tấn Dũng thách thức quốc hội CSVN bằng cách tuyên dương công trạng của ông Bình có công với quốc gia. Thật tình, chúng ta không biết nên cười hay nên khóc cho vận nước VN.
 
Nguyễn Tấn Dũng cười khẩy quốc hội CSVN khi có 1 dân biểu đề cập đến việc từ chức của ông ta. Ba Dũng tuyên bố là ông có 52 tuổi đảng, đảng giao trách nhiệm cho ông lãnh chức thủ tướng nên ông không thể từ chối ngồi chiếc ghế thủ tướng tham nhũng vì đất nước VN là của riêng của đảng CSVN. Đố ai dám đụng đến thủ tướng ba Dũng, kể cả con gái của ông ta.
 
Kinh tế được định nghĩa là “kinh bang tế thế” gồm có 3 mức độ: gia đình, xí nghiệp và quốc gia. Nếu một người vay tiền, đánh bài mất tiền thì kể như trở thành tên ăn xin. Nếu hãng chỉ bán có $1, vay nợ $100, chi phí $1,000 thì kể như phá sản, dẹp tiệm. Nếu quốc gia có nợ cao, bán tài sản cho ngoại quốc thì người dân chỉ có đi ăn mày, làm nô lệ lao công và tình dục cho xứ người. Đó là tình trạng kinh tế VN ngày nay. 
              
Trung Cộng
 
 
Ngày nay, hai quốc gia có thể kể là cường quốc, cân bằng lực lượng trên thế giới là HK và TC. Cả hai đều có ảnh hưởng trực tiếp đến VN; do đó, chúng ta cần tìm hiểu về TC và HK. Hiện nay TC có 2 phe:
 
 
Phe giáo điều do Bạc Hy Lai cầm đầu, ông có người con trai theo học tại đại học Oxford (Anh Quốc) và Harvard Hoa Kỳ mà ai cũng biết “con ông cháu cha không học cũng có văn bằng”. Bạc Hy Lai là vua tham nhũng vừa mới bị thất sủng vì vợ của ông là bà Cốc Khai Lai giết chết gián điệp người Anh Neil Heywood.
Tưởng cần nhắc lại, Bạc Qua Qua đã trốn học trên 230 ngày trong năm tại đại học Oxford mà vẫn có thể lấy được văn bằng cử nhân Oxford và đại học Oxford đã từ chối viết thơ giới thiệu cho cậu ta vào chương trình cao học (thạc sĩ) tại đại học Harvard nhưng đại học Harvard vẫn nhận cậu ta vào cho chương trình cao học.
 
Phe cởi mở do Tập Cận Bình cầm đầu, ông có người con gái cũng đang học tại đại học Harvard. Cô này cũng không khác gì con của Bạc Hy Lai vì đây là đám “thái tử đảng”. Tập Cận Bình cũng là vua nổi tiếng tham nhũng, tài sản lên đến bạc tỷ mỹ kim. Ông vừa được chỉ định làm tổng bí thức đảng cộng sản là nhân vật số 1 của TC.
 
Hiện nay, TC đã và đang đánh VN vào 5 mặt trận: phía bắc chiếm lãnh hải (đã xong), phía đông chiếm HS/TS, phía tây chiếm tây nguyên (Bauxite dưới dạng dân quân), phía nam cho xây đập làm khô kiệt phù sa và nước ngọt miền nam VN, phía bắc-nam, TC ra lệnh cho CSVN xây tàu hỏa tốc xuyên Việt để TC có thể xâm chiếm, chuyển quân vào VN trong vài giờ đồng hồ.   
 
Về Biển Đông, TC vừa ngăn cấm ASEAN đem vấn đề này ra quốc tế; đồng thời các chuyên gia TC được lệnh tham dự hội thảo Biển Đông tại Saigon vào giữa tháng 11.2012 với lời lẽ “mềm mõng” nên sử gia tiến sĩ Nguyễn Nhã, chuyên gia về Biển Đông, nghĩ là TC có phần nào không coi trọng quyền lợi Biển Đông. Thực ra, ai cũng biết đây chỉ chiến thuật “vừa đàm, vừa đánh” của TC mà thôi.      
  
 Hoa Kỳ
 
Tổng thống Obama vừa mới thắng cử nhiệm kỳ kỳ 2 năm 2012. Ông đã đi công du tham dự hôị nghị ASEAN tại Cao Miên. Ông đã thất bại khi đưa vấn đề Biển Đông ra quốc tế vì chủ nhà hội nghị là Cao Miên vẫn là lá chắn cho TC. Ông là tổng thống HK đầu tiên viếng thăm Miến Điện sau khi thủ tướng Thein Sein đã có can đảm quyết định thoát khỏi ảnh hưởng của TC. Ông Obama đã đọc bài diễn văn đề cao “dân chủ” tại đại học Ragoon, đây là cái tát vaò mặt TC và CSVN .
 
Kỹ thuật mới cho phép các chuyên viên có thể khai thác dầu thô từ trong đá, thay vì lấy dầu từ trong lòng đất. Theo dự đoán, HK và Canada là xứ có dầu trong đá nhiều nhất trên thế giới nên HK và Canada sẽ không còn lệ thuộc vào dầu ở Trung Đông trong tương lai.
 
Trong 10 năm tới, HK sẽ giảm mức nhập cảng dầu từ 10 triệu thùng một ngày xuống còn 4 triệu thùng. Theo kinh tế gia Fatih Birol tuyên bố tại Luân Đôn vào ngày 12 tháng 11, 2012, HK sẽ sản xuất 11.1 triệu thùng dầu năm 2020 và 10.9 triệu thùng năm 2025 và HK sẽ đứng đầu trên thế giới về dầu năm 2020, hơn cả Saudi Arabia, nhưng ngày nay HK vẫn còn thua xứ này.
 
 
Nếu đúng như dự đoán, việc làm của TC đi xâm chiếm Biển Đông hay trở thành “tân thực dân” tại Phi Châu để khai thác dầu sẽ trở thành “dã tràng xe cát biển đông”. CS quan niệm “trí thức không bằng cục phân”, nhưng chính “chất xám “đã giúp cho Nga Sô sản xuất phi cơ, tàu thủy bán cho CSVN, đã giúp cho HK phát triển làm bá chủ thế giới; chỉ tội cho CSVN tin thật lý thuyêt trên (tổ tiên loài người là con khỉ đột) nên bị lẹt đẹt phía sau vì cái đuôi “xã hội chủ nghĩa”.   
 
Kết Luận
 
Kinh tế toàn cầu là con đường tất yếu mà cả thế giới phải tham dự, một vài yếu tố cần (nhưng chưa đủ) để chiến thắng trên thị trường quốc tế là tự do thông tin và tay nghề chuyên môn. CSVN vừa không có tự do, không có sáng kiến, vừa không có tay nghề chuyên môn (vì hồng hơn chuyên) nên chỉ còn biết dựa vào nhân công rẻ. Ưu điểm này cũng không thể kéo dài được lâu vì Miến Điện có nhân công rẻ hơn VN và đang đổi theo thể chế tự do dân chủ và tôn trọng luật quốc tế.
 
Về vấn đề hàng hải, mặc dù phân nửa đất nước VN liên hệ với biển cả, nhưng CSVN đã đánh mất quá nhiều cơ hội khai thác biển, nhất là CSVN đã dâng Hoàng Sa, Trường Sa cho TC từ năm 1958 thì kể như VN đã mât gần 70% tài nguyên quốc gia như hải sản, khai thác hải cảng, dầu hỏa v.v. Lực lượng hải quân CSVN quá yếu không đủ sức đương đầu TC, lại không khôn ngoan quốc tế hóa Biển Đông nên CSVN chỉ có con đường làm tay sai cho TC.
 
 
Tổ chức ASEAN khó đứng vững vì tổ chức không có “điều lợi” để làm chất keo cho các thành viên “đoàn kết” nên dễ bị TC quấy phá nhằm mục đích bẻ gãy sự đoàn kết giữa các quốc gia ASEAN. Sớm hay muộn gì TC cũng sẽ làm ông chủ trong tổ chức ASEAN, ngoại trừ có sự can thiệp của HK, Nhật Bản, Nam Hàn hay Úc Châu. Hiện nay, CSVN vẫn còn là gánh nặng cho tổ chức ASEAN vì ngân hàng VN bị phá sản.
CSVN và TC đều đang gặp vấn nạn “dân oan” khiếu kiện càng ngày càng đông mà nguyên nhân chính là chế độ cộng sản không chấp nhận quyền “bất động sản” của người dân. Do đó, người dân sống dưới chế độ cộng sản hy vọng ông Tập Cận Bình dám làm cách mạng, chấp nhận luật “bất động sản” cho người dân TC và cho người dân TC có quyền bầu người đại diện vào trong chính quyền. Nều điều này có xảy ra tại TC thì chúng ta có hy vọng CSVN nối gót theo sau và làm cho người dân VN dễ thở hơn một chút.
 
 
Chính sách của HK vẫn là “bất can thiệp” vào nội bộ của các quốc gia khác nên VN không hy vọng HK sẽ mang ánh sáng tự do dân chủ đến VN, ngoại trừ chính người dân VN đứng lên tranh đấu cho tự do của họ. Khi đó, hy vọng thế giới tự do (trong đó có HK) sẽ lên tiếng bảo vệ nhân quyền tại VN. Ngày nay, sự việc đã không xảy ra vì lòng dân VN đã bị CSVN làm sơ cứng, không còn là con người biết quý tự do.
Tóm lại, VN muốn chuyển bại thành thắng để giải quyết tận gốc rễ, toàn dân VN phải đứng lên đòi giải thể chế độ độc tài cộng sản tại VN. Từ đó, toàn dân đoàn kết lại vừa chống ngoại xâm, vừa xây dựng lại đất nước VN vì kinh tế VN đã xuống dốc đến tận cùng nên không thể nào xuống hơn nữa, vì sức chịu đựng của người dân VN có giới hạn.

Không có nhận xét nào: