Pages

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

'TQ không nên dùng kinh tế làm vũ khí'


Ông Phạm Quang Vinh nói ông quan sát kỹ diễn biến tranh chấp Nhật-Trung Quốc
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh được hãng tin Bloomberg dẫn lời nói rằng "Lực đẩy kinh tế không nên được áp dụng trong trường hợp có tranh chấp tranh thổ".
Trả lời Bloomberg, ông Vinh nói ông "quan sát" tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc khi xuất khẩu của Tokyo sang Bắc Kinh giảm 12% trong tháng trước trong bối cảnh người tiêu dùng Trung Quốc tảy chay hàng hóa Nhật.

Thứ trưởng Việt Nam nói Việt Nam "không thể chấp nhận" mọi động thái của Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) để khai thác ở các khu vực tranh chấp, ông Vinh nói trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg ngày 28 tháng 11, 2012.
Trong khi Việt Nam dự kiến nhóm họp với các nước thuộc Đông Nam Á vào ngày 12 tháng này nhằm bản thảo cách giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, ông Vinh nói Hà Nội sẵn sàng thăm dò dầu khí chung tại những khu vực Việt Nam tuyên bố có chủ quyền và khu vực nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế.

Hộ chiếu 'lưỡi bò'
"Giải pháp dài hạn là không công nhận đường chín đoạn"
Phạm Quang Vinh, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao VN
Việt Nam và Philippines cho tới này từ chối đóng dấu lên hộ chiếu điện tử mới của Trung Quốc, mà chỉ cấp thị thực trên một tờ rời, để phản đối lại việc Bắc Kinh in bản đồ chủ quyền Trung Quốc có vùng lãnh thổ đang tranh chấp tại Biển Đông.
Tuy nhiên ông Vinh nói rằng "Đây không phải là giải pháp dài hạn. Giải pháp dài hạn là không công nhận đường chín đoạn" in trên hộ chiếu.
Việc Nhật có động thái siết chặt hơn về chủ quyền đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) gần đây gây phản ứng mạnh từ người tiêu dùng Trung Quốc theo đó sản lượng của Toyota giảm mạnh nhất tại Trung Quốc trong 10 năm qua.
Hai hãng xe hơi lớn khác của Nhật là Honda và Nissan cũng cắt dự báo lãi toàn năm xuống khoảng 20%.
Ấn Độ 'không lo ngại'
Trung Quốc liên tục điều tàu ra khu vực Điếu Ngư (Senkaku)
Trong khi đó phó giáo sư Jonathan London từ City Univeristy tại Hong Kong nói "Việt Nam nhận thức rất rõ về khả năng Trung Quốc có thể có ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế".
Trung Quốc là đối tác kinh tế lớn nhất của Việt Nam trong năm 2011, với mậu dịch song phương tăng từ mức 27 tỷ đôla vào năm 2010 tới 36 tỷ đôla, không gồm số liệu từ Hong Kong, theo Tổng cục Thống kê Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam năm nay tăng trưởng ở mức thấp nhất trong 13 năm sau khi chính phủ siết tín dụng để kiềm chế lạm phát.
"Cơ bắp kinh tế để làm gì nếu không dùng nó để tạo lợi thế cho người dân nước mình"
Salman Khurshid, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn độ
GDP có thể tăng ở mức 5.5% trong năm 2013, thay đổi ít so với năm nay, theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với Bloomberg trong cuộc phỏng vấn với hãng này ngày 28/11/2012.
Tuy nhiên không phải tất cả các láng giềng với Trung Quốc đều chia sẻ quan ngại Trung Quốc dùng thương mại như lá bài ngoại giao.
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn độ Salman Khurshid nói việc Trung Quốc dùng sức mạnh kinh tế để đẩy các mục tiêu của họ tại châu Á là chấp nhận được chừng nào không phạm luật.
Ông Khurshid nói “Thế tất cả chúng ta không ai dùng cơ bắp kinh tế của mình hay sao? Cơ bắp kinh tế để làm gì nếu không dùng nó để tạo lợi thế cho người dân nước mình? Miễn là không trái luật và không vi phạm nguyên tắc của luật quốc tế”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét