Pages

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

NGHĨ VỀ NHỮNG LỜI “MINH TRIẾT”


 
               Họp dân
* MINH DIỆN
               Đã muốn quên những lời nói trên diễn đàn và đó đây, không đáng nhớ, nhưng nó cứ như cái gai đâm vào chân thỉnh thoảng làm  nhói đau. Trường hợp nhà chính khách Nguyễn Minh Triết là như vậy. Ông đã để lại nhiều câu nói, những lý giải rất chi là “minh triết”!
Chiều qua họp tổ dân phố, nghe phổ biến về việc lấy ý kiến đóng gióp sửa đổi Hiến pháp. Một người  phát biểu là cần phải sửa điều…”; nhưng chưa nói xong, thì một cán bộ đứng phắt dậy quát: “Sừa, là thế nào? Không nghe nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết  nói sửa Điều 4 Hiến pháp là tự sát à?”.
             Mọi người ngơ ngác, quay qua hỏi tôi: “Này nhà báo, có chuyện đó  à?”. Tôi Trả lời: “Vâng!”. Một người dân bèn châm rãi nói: “Thế hóa ra đảng muốn dân mình tự sát à?  Mười người thì chín yêu cầu sửa Điều 4 Hiến pháp?”.
             Câu nói ấy khiến suốt đêm tôi không ngủ, cứ suy nghĩ về  ông Nguyễn Minh Triết.
      
  Chính ông đã nói: “Xóa bỏ điều 4 Hiến pháp là đồng nghĩa với tự sát!”. Câu nói của nguyên Chủ tịch nước đang là một vật cản lộ trình dân chủ. Bởi thế tôi muốn thử liệt kê lại những phát biểu của ông Nguyễn Minh Triết  xem nó có  thực sự là “minh triết” không?
              Trước hết về Điều 4 Hiến Pháp, mà ông Nguyễn Minh Triết nói  “Xóa đi là đồng nghĩa với tự sát”.
               Điều 4 trong Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 (Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2005), bản sửa đổi, có đoạn viết: “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
               Như vậy quyền lực của Đảng cộng sản Việt Nam bao trùm tất cả. Nhà nước do đảng lập ra, là của đảng, vì đảng, một đội ngũ chỉ chiếm 4% dân số.  Điều này hoàn toàn trái với Điều 2 của Hiến pháp, khẳng định: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam, là Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân!”.
                Định tính của Điều 2, nhắc lại gẩn như nguyên văn định nghĩa về nhà nước pháp quyền của Abraham Lincoln (1809-1965) , vị anh hùng giải phóng nô lệ, thần tượng của Karl Marx: “Một quốc gia dân chủ là một quốc gia mà chính quyền của dân, do dân, vì dân!”.  Karl Marx là bậc thầy của Chủ nghĩa cộng sản, tất nhiên Đảng cộng sản Việt Nam không thể phủ định Marx.
               Điều 83 của Hiến Pháp tương đồng với Điều 2, khẳng định Nhà nước của dân, vì dân và dân có quyền quyết định tối thượng. 
               Điều 4 đứng sau Điều 2, sửa đổi lại nội  dung trái với Điều 2 và Điều 83 trong một bản Hiến Pháp, là vi hiến, nói cách khác, Đảng cộng sản Việt Nam đã chiếm quyền làm chủ đất nước của nhân dân.
               Vậy bỏ Điểu 4, là đúng  pháp luật, hợp đạo lý, tôn trọng lịch sử.
             Nhân dân Việt Nam trải qua gần ngàn năm Bắc thuộc, gần một trăm năm thuộc địa, hết thế hệ này thế hệ khác đứng lên, không tiếc máu xương, chiến đấu,  với nguyện vọng thiêng liêng là độc lập tự do, dành chính quyền cho mình, vì quyền lợi của mình. Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, máu xương nhân dân Việt Nam liên tục đổ xuống, cũng với khát vọng ấy. Bởi thế, nhân dân Việt Nam  rất vui mừng khi Điều 4 của Hiến pháp được xóa bỏ, dân được quyền làm chủ đất nước, toại nguyện khát vọng ngàn đời.
               Đảng cộng sản Việt Nam đã ngắt đoạn lịch sừ, dành hết công lao về mình,  tiếm quyền làm chủ đất nước của dân.
              Những người cộng sản thế hệ trước có đóng góp xương máu với dân, trải nhiều gian khổ, nay các vị làm như vậy là không chính nhân quân tử! Những người cộng sản hiện nay, chẳng những không có công lao, mà “một bộ phân không nhỏ đã suy thoái về chính trị, tư tưởng, biến chất về đạo đức”, có kẻ “cõng rắn cắn gà nhà”  đã là “một bầy sâu” mà vẫn “ ăn mày dĩ vãng”  mà còn giữ  ghế độc quyền lãnh đạo càng tham lam.
              Phải chăng, theo suy nghĩ của Nguyễn Minh Triết, nếu Đảng cộng sản Việt Nam  xóa bỏ điều 4, là  buông  cái ghế ấy ra, đảng sẽ tiêu vong, là  tự sát? Suy cho cùng, ông nói đúng, nếu làm vậy là coi như đảng tự sát, chứ không phải nhân dân.
              Ông Nguyễn Minh Triết không dám nói thẳng ra, mà dùng cách nói lập lờ, muốn gộp cả nhân dân vào khái cái khái niệm tự sát của mình là không ồn. Đó không phải lần đầu mà là thói quen của vị nguyên chủ tịch nước thường ‘nói vo’ được coi là có tài hùng biện này.
                Các cụ ngày xưa có câu: “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”, nghĩa là, một lời nói đã phát ra cửa miệng, bốn ngựa đuổi không kịp; nên mỗi lời nói cần phải hết sức thân trọng. Cũng lại có câu “Phú quý xứng kỳ đức!”, nghĩa là sự giàu sang phải xứng với cái đức, suy rộng ra, người làm vương làm tướng phải có tài có đức xứng với cái chức cái quyền, mà tài đức bộc lộ ra lời ăn tiếng nói hàng ngày, muốn giấu cũng không được. Ông Nguyễn Minh Triết là người thường nói câu: “cái tâm và cái tầm” thay cho câu “đức tài”.  Không biết ông tự cân đong  tâm, tầm mình đến đâu, nhưng  quả thực, nghe khẩu khí của ông qua những lần ông đăng đàn diễn thuyết thấy không xứng đáng với chức vụ của ông. Ai cũng biết trong nhiệm kỳ ông Nông Đức Mạnh làm Tổng bí thư, ông Nguyễn Minh Triết làm Chủ tịch nước buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước; Chính phủ ngày càng được toàn quyền mọi thứ. Người ta đã ví các vị như vua Lê, Chính phủ như chúa Trịnh, đã để cho nạn tham nhũng đã nguy hại kéo tràn lan thành “bộ phận lớn”, thế thì định lượng về Tâm và Tài của các vị ở mức nào?
Nhà chính khách của ta nói vo thường để lại những câu nói ấn tượng. Giao lưu với các học sinh nhỏ tuổi ngày khai trường, cụ Tổng Nông đã phải hỏi các cháu: “Làm người có khó không các cháu? Có khó không? Thế tóm lại có làm được không?”. Học sinh cười rầm, rồi nhao nhao ồn ào. Không biết sau cuộc giao lưu và phải đi hỏi học sinh về điều đó, cụ Nông lỗi lạc có tự  nhận ra giá trị đích thực ‘làm người dễ hay khó’!
             Năm 2009 , trong chuyến thăm Cu Ba, Chủ tịch  nước Nguyễn Minh Triết nói thế này: “Có người ví von Việt Nam, Cu Ba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây. Chúng ta thay nhau canh giữ cho hòa bình thế giới. Cu Ba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cu Ba nghỉ!”. Quy luật từ về giờ trái đất từ khai thiên lập địa vốn tự nhiên đã vậy, Việt Nam ban ngày thì Cu Ba ban đêm (và ngược lai), không biết ông định phân công gác” như thế nào?!
              Khi  Nguyễn Minh Tiết  huênh hoang như vậy,  Lybi đang bạo loạn, Syri dấy binh lửa nội chiến, Triều Tiên, Iran tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân, và trùm khùng bố quốc tế Osama bin Laden chưa bị giết. Ông và người anh em sinh đôi Cu Ba canh giữ hòa bình kiểu gì vậy?
               Bốn mươi tư năm trước, Việt Nam và Cu Ba được Liên xô khoác cho cái danh: “Tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa”, Hồ Chí Minh đã ví Việt Nam, Cu Ba là hai anh em thay nhau canh giữ tiền đồn ấy. Bây giờ phe xã hội chủ nghĩa đã tiêu vong rồi, ông Nguyễn Minh Triết còn hoài niệm, bắt chước một câu nói sáo rỗng, thật vô duyên!
                 Có lẽ người ta sẽ cho là bịa đặt, thậm chí ghép tội phỉ báng lãnh tụ; rằng bôi nhọ, nói xấu lãnh đạo nếu như không có những đoạn băng Vidio ghi lại cuộc tiếp xúc  Kiều bào Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Giữa một đám đông cử tọa đủ mọi trình độ, rất nhiều khác biệt về quan điểm chính trị, mà Nguyễn Minh Triết như múa gậy góc sân nhà mình. Ông kể lại cuộc nói chuyện với Tổng thống Mỹ một cách ngây ngô thế này: “Tôi hoan nghênh ông Obama. Ông ấy tuyên bồ đóng cửa nhà tù Guantanamo mà. Nhưng mà tôi nói rằng, vấn đề này là khó lắm đó. Tôi chúc ông phải nỗ lực để thực hiện cho bằng được cái này. Tôi nói mà tôi nhìn Obama, mà tôi thấy ông ấy cũng chăm chú lắng nghe lắm. Như thế là mình vừa động viên ông Obama nhưng mình vừa phân hóa cái nội bộ của ông ấy”. Ôi, đến mức này thì phải dựng ông Đồ Chiểu dậy: “Ôi thôi thôi, chùa Tân Thạnh năm canh ưng đóng lạnh…”!
                  Mình  từng lên án nước ngoài can thiệp vào nội bộ Việt Nam, giờ nhân danh một Chủ tịch nước không ngán ai, giữa đất nước của người ta mà công khai lớn tiếng “phân hóa nội bộ” người ta, quả là xứng ‘danh nhân đối ngoại kỳ tài’!                        Ông Triết tưởng câu nói ngô nghê của ông phân hóa được nội bộ của Obama chăng?  Ông nghĩ Tổng thống Mỹ là đứa con nít hay sao mà nở mũi nghe ông động viên? Hình như ông đã quen cách động viên phong trào của một cán bộ dân vận ? Thật mắc cỡ  khi phải làm thần dân của một đấng “minh quân” như thế.
                   Lẽ ra Nguyễn Minh Triết nên nhờ một ai đó viết cho một bài phát biều học thuộc lòng, hoặc đừng giấu dốt, cứ cầm giấy mà đọc trang trọng, lịch sự, đừng làm mảnh giấy con con nhàu nếp gấp cứ lo ló như học trò dùng “phao”, có khi đỡ làm xấu hổ người Việt Nam. Đằng này ông ra vẻ hùng biện, vung chân múa tay, phùng mang  trợn mắt hùng hồn, làm đệ tử theo ông ngượng chín mặt. Một nhà  báo theo đoàn tháp tùng ông Nguyễn Minh Triết đi Mỹ nói với tôi như vậy.
                    Nguyễn Minh Triết  tỏ ra  kiêu hãnh, tự phụ khi được tham gia nhóm thành viên không thường trực Hội đồng bào an Liên hiệp quốc, trong khi 10 nguyên thủ quốc gia khác họ rất khiêm nhường. Ông ta nói: “Tôi muốn nói với các đồng chí và quý vị rằng cái vai trò, cái  vị thế của mình bây giờ cũng ngang hàng với người ta, cũng nói năng, cũng đúng mực đàng hoàng  lắm đó!”.
                   Khi bốc đồng  như vậy, Nguyễn Minh Triết không nhớ rằng , chì cần nhấp chuột người ta biết ngay Việt Nam ở vị thế nào? Là thành viên không thường trực Hội đồng bảo an liên hiệp quốc, đâu phải là thứ bậc để đánh giá một  nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, trên thế giới thì đó mới là tiêu chí bắt buộc.  Việt Nam  đang ở vị trí có vị  194/197 nước về tự do báo chí, là nước thu nhập thấp nhất khu vực, thua  Lào, Campuchia và là nước xếp tứ 4 về tham nhũng.
                    Để lấy lòng Tổng thống Nga Putin, Nguyễn Minh Triết nói: “Mỗi chiến thắng của Nga đều như là chiến thắng cùa chúng tôi. Chúng tôi ủng hộ Nga trong xung đột với Gruzia!”. Sao lại thế? Ngay như bạn học dù thân thiết cỡ nào, cũng đâu có nói bạn học giỏi cũng coi  như tôi học giỏi?
                   Nước Nga bây giờ đâu phải Liên bang Xô Viết, mà dẫu còn như thế, thì hay ho gì việc cổ vũ xung đột, hơn nữa Việt Nam từng nhờ vảo Gruzia,  giờ vẫn quan hệ bình thường với Gruzia ?! Ít nhất ông cũng hiểu rằng: Lịch sử không bao giờ lặp lại, cũng không hề đứng yên.
                Trong khi hung hăng với Gruzia như vậy, Nguyễn Minh Triết lại khom  lưng, uốn lưỡi trước Trung Quốc. Phải nói từ trước đến nay chưa vị lãnh đạo nào đề cao “ tình hữu nghị Việt Nam, Trung Quốc” kêu vang như Nguyễn Minh Triết.  Hãy nghe ông ta phát biểu: “Tình hữu nghị Việt Nam –Trung Hoa là số một. Phải làm sao giữ mãi trân trọng mãi. Dù có  khó khăn, có gặp những vấn đề gì trở ngại, thì hãy đoàn kết thân ái với nhau, trao đổi để tìm cách khắc phục!” . Thằng Tàu xúa nay đâu có dễ mà cho lọt tai được những câu nhiều tính từ, trạng động từ như thế?
                   Thử hỏi 5 năm 28 ngày làm Chủ tịch nước, Nguyễn Minh Triết đã  khắc phục được gì  trong quan hệ với Trung Quốc? Phải chăng  là  đành bó tay ngồi nhìn  tàu Trung Quốc đâm tàu cá, bắt ngư dân, cắt cáp tàu thăm địa chấn của Việt Nam, còn giấu, biện hộ thay cho “ông anh” là “tàu lạ”, là ra tay đàn áp dân biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa?
                   Không biết Nguyễn Minh Triết  khi lên Hà Giang có viếng thăm Nghĩa trang Liệt sỹ, nơi hảng ngàn chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc?
                   Năm ngoái, trong bài viết về Huỳnh Phi Dũng, tôi đã kể lại chuyện khi tôi gặp Huỳnh Phi Dũng để xác minh việc ông ta  lấy tiền của nhà nước về quê làm đường với danh nghĩa cá nhân, và những vấn đề liên quan đến tham nhũng, thì Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương  lúc đó là Nguyễn Minh Triết  tới  ngăn lại.
                  Hình như sự bao che như vậy không phải một lần, mà luôn nhất quán với quán điểm của Nguyễn Minh Triết. Ông khái niệmvề tham những rất lạ: Chúng ta là một nước trong chiến tranh chưa có kinh nghiệm quản lý. Là ở một số nước người ta đó, thì muốn tiêu cực tham nhũng cũng khó vì cái hệ thống pháp luật nó chặt chẽ, còn ở Việt Nam của mình thì có khi người không muốn tham nhũng cũng động lòng tham, cái người thủ quỹ cứ giữ tiền khư khư, ở quỹ lúc nào cũng có số dư cho nên lúc bí quá thì em mượn một chút. Mượn thì hổng thấy ai đòi hết, thấy hông? Thì em mượn tiếp, chứ không phải người Việt Nam tham nhũng nhất thế giới đâu. Nói một hồi thì thấy người Việt Nam tham nhũng nhất thế giới không phải vậy, cho nên tôi đề nghị ở nước ngoài khi nghe những thông tin này rồi nhìn về nước cũng đừng có hốt hoảng , nghĩ rằng  sao trong nước mình tiêu cực quá? Mà hồi xưa mấy ông quánh giặc sao giỏi thế mà bây mấy ông tiêu cực thế. Đây là quy luật muôn đời ! Con người ta trong  mỗi người ai cũng có hỉ nộ ái ố hết trơn , chúng ta là con một nhà là con lạc cháu hồng cùng một bọc trứng sinh ra , trên thế giới này ít có nơi nào có cái  đó lắm”.
                  Ôi, cái triết lý  tham nhũng và cái quy luật phát triển từ đánh giặc giỏi đến tiêu cực mới rối rắm làm sao? Nó cứ loằng ngoằng hơn dây cà dây muống! Một khi đánh giá tham nhũng chỉ như là cô em  thủ quỹ mượn tiền, không  thấy đòi,  nên không trả, mà hô hào quyết tâm quyết liệt chống tham nhũng thì thật trớ trêu.  Bây giờ ông thử đòi cả hàng triệu tỉ bị mất sờ sờ ngay trong quốc khố xem có ai đưa ra đồng nào không?
                Cũng như khi nói về Điều 4 Hiến Pháp, nói về tham nhũng Nguyễn Minh Triết  lại  gộp hết người Việt Nam vào một rọ, để thanh minh rằng người Việt Nam không tham nhũng,  nên một một  tờ báo  ở Califonia đã viết: “Đừng vơ đũa cả nắm, người ta nói chính quyền cộng sàn Việt Nam tham nhũng nhất thế giới chứ không nói chung người Việt Nam tham nhũng” .
               Vâng, đúng thế, có chức quyền mới tham nhũng, chứ  người dân Việt Nam  bị  “cả  bầy sâu”  ăn hết phần rổi còn tham những của ai?
                Ông Nguyễn Minh Triết cảnh tỉnh nhân dân: “Đừng có nghe những lời xuyên tạc, những cái bịa đặt, nó gây mất đoàn kết trong nội bộ chúng ta, nó gây giảm niềm tin với đảng và nhà nước, thậm chí chống lại chủ trương của đảng và nhà nước!” (Phát biểu trong khi thăm Hà Giang).
               Trước khi về hưu không lâu, ông Nguyễn Minh Triết có một câu nói để … đời: “Thánh Gióng là phi thường điều đó có vẻ là huyền thoại nhưng mà thưa quý vị tôi nghĩ không phải là huyền thoại đâu, đây là sức mạnh của hồn thiêng sông núi, đây là sức mạnh của toàn dân tộc Việt Nam, đây là sức mạnh của ý chí quật cường, của sức mạnh không có gì quý hôn độc lập tự do nó hội tụ vào Thánh Gióng. Thánh Gióng công lao là như thế, tài năng là như thế, nhưng mà không màng chức vụ danh lợi không đòi hỏi ai cám ơn không đòi hỏi phong tước phong chức gì cả đánh giặc xong là thanh thản về trời để sống một cuộc đời vui thú điền viên”. Sao ông biết điều đó? Biết cả trên Trời có điền viên? Hóa ra Thánh Gióng cũng đã có nhiều ruộng vườn (điền viên) trước khi đầu thai giáng trần đánh giặc Ân? Rồi vị Thánh thần thoại đó có kinh doanh bất động sản trên trời hay không? Ôi, một bậc kỳ tài về “minh triết”. Ông ta nói trên trời có ruộng vườn (điền, viên) để cho Thánh Gióng vui thú  thì thêm một thiên tài về sự tưởng tượng.
                  Bất chấp lịch sử, bất chấp quy luật, coi khinh cả nhũng khái niệm cơ bản nhất về lịch sử, dã sử và huyền thoại, Nguyễn Minh Triết cho rằng Thánh Gióng là có thật, được đúc kết bằng sức mạnh “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Hồ Chủ tịch!…
                  Nguyễn Minh Triết thừa dữ liệu để nhận biết rằng, Điều 4 trong HIến pháp, nhờ Nhà nước “bảo hộ” Đảng là sự khiên cưỡng, và người ta sẽ đề nghị bỏ đi  Điều 4 lạc nẻo, sai chỗ đó. Vì thế, ông mới đưa cái nguy cơ “tự sát” để dân ta sợ mà không dám đề nghị bỏ. Mới đây, học theo đấng “minh triết” xứ Bình Dương, ông Đại tá Trần Đăng Thanh cũng đưa cái sổ hưu ra để dọa thiên hạ!
M.D
Được đăng bởi 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét