Pages

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Phúc thẩm vụ gây thương tích ở Văn Giang



Hôm nay, toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên mở phiên tòa phúc thẩm vụ côn đồ hành hung ba người dân ở Văn Giang. Bản án không khác so với phiên sơ thẩm đã diễn ra vào hôm 30 tháng 11.
Photo Tam Lua(TTO)/Phapluattp
Hai bị cáo Nguyễn Tuấn Dũng và Đinh Văn Huỳnh nghe tuyên án tại phiên tòa .
Hội đồng xét xử truy tố không đúng tội
Kết quả bản án được tuyên cho hai bị can Đinh Văn Huỳnh, 28 tuổi, và Nguyễn Tuấn Dũng, 36 tuổi lần lượt là 3 năm 6 tháng tù giam và 1 năm 6 tháng tù giam về tội “Cố ý gây thương tích”, y án sơ thẩm. LS Hà Huy Sơn, LS đại diện pháp lý cho ba bị hại nhận xét về bản án:
“Người bị hại và tôi đều cho rằng viện kiệm sát truy tố không đúng tội. Đó phải là tội giết người mới đúng. Truy tố không đúng tội nên mức án tuyên rất thấp”.

Bản án được cho là ở mức thấp so với khung hình phạt của điều 104 BLHS Việt Nam, tức quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, từ mức cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Kết quả của bản án phiên sơ thẩm hồi tháng 11 đã bị các bị hại và luật sư phản đối và chính thức kháng cáo chưa đầy một tuần sau đó.
Ba người bị thương trong vụ “Cố ý gây thương tích” ở Văn Giang là ông Đàm Văn Đồng, 52 tuổi, ông Đàm Văn Nghiệp, 54 tuổi và ông Lê Thạch Bàn, 73 tuổi, ngụ tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Người bị hại và tôi đều cho rằng viện kiệm sát truy tố không đúng tội. Đó phải là tội giết người mới đúng. Truy tố không đúng tội nên mức án tuyên rất thấp
LS Hà Huy Sơn/p>
Sự việc xảy ra vào ngày 12 tháng 7 năm 2012 khi ba nạn nhân cùng ba nông dân khác đi thăm một cánh đồng ở xã Xuân Quan thì bị một nhóm côn đồ vây đánh làm họ bị thương nặng ở đầu,
Đông đảo người dân đến nghe xét xử, đứng bên ngoài tòa án
Đông đảo người dân đến nghe xét xử, đứng bên ngoài tòa án . Photo Tam Lua/phapluattp.vn
cổ, tay và phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Sự việc gây bức xúc cho nông dân Văn Giang vì đây không phải lần đầu tiên xảy ra xô xát xung quanh vụ cưỡng chế, tranh chấp đất đai cho dự án Ecopark. Khi vụ cưỡng chế diễn ra vào tháng 4 năm ngoái, cũng xảy ra xô xát giữa lực lượng cưỡng chế với nông dân và phóng viên có mặt.
Ông Lê Thạch Bàn là người bị thương nặng nhất trong ba người. Kết quả giám định thương tật đối với ông là 13,6%. Còn ông Đàm Văn Đồng là 4%, và ông Đàm Văn Nghiệp là 6%,  theo mức giám định tạm thời. Tuy nhiên, ba nạn nhân cho rằng giám định trên không đúng với thực tế vì nhiều phần thương tích không có trong bản giám định bao gồm tổn thương sọ não và cột sống. Sau hơn nửa năm, ông Bàn vẫn chưa khôi phục được sức khỏe như trước khi sự việc xảy ra:
“Sức khoẻ tôi cũng khôi phục dần nhưng đi vẫn chưa vững, xương khớp bị đau”.
Người bị hại Lê Thạch Bàn (cầm micro) đang tranh luận với đại diện VKSND - Photo: Hữu Long/phapluattp
Người bị hại Lê Thạch Bàn (cầm micro) đang tranh luận với đại diện VKSND - Photo: Hữu Long/phapluattp
Riêng ông Đồng cho biết cả ông và anh ông, tức ông Nghiệp vẫn còn bị đau nhức nơi các vết thương khi thời tiết thay đổi.
Những người chứng kiến sự việc cho rằng bị cáo không phải là chỉ là Đinh Văn Huỳnh và Nguyễn Tuấn Dũng vì họ tận mắt chứng kiến một nhóm côn đồ khoảng 20 người hành sự. Dân điạ phương cũng cho rằng một số người trong nhóm người này thuộc công ty san lấp của dự án Ecopark, ngoài một số là dân côn đồ. Chính vì thế, các bị hại  yêu cầu làm rõ động cơ gây án để tìm hiểu tận gốc những người liên can. Tuy nhiên, quan điểm này bị phía chủ dự án bác bỏ và cũng không được tòa suy xét. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan điều tra cho biết một số nghi phạm khác đã bỏ trốn. Theo ông Hà Huy Sơn, Tòa không làm đúng thủ tục khách quan của vụ án. Tòa án cũng không chấp nhận kháng cáo của người bị hại yêu cầu trả lại hồ sơ điều tra lại và làm rõ sự thật vụ án. Ông Sơn không hài lòng với kết luận của Toà:
Có dấu hiệu bao che cho các bị cáo của cơ quan viện KS huyện Văn Giang
LS Hà Huy Sơn
“Người bị hại và bản thân tôi không đồng ý với phán quyết của Tòa. Họ cũng không chấp nhận những ý kiến đưa ra. Vô lý ở chỗ nó không làm rõ được những người tổ chức, thuê đánh người bị hại. Phải có người thuê mướn thì mới xảy ra sự việc gây thương tích chứ”.
Bao che cho các bị cáo
Cũng như phiên sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm diễn ra trong sự quan tâm của nông dân Văn Giang, đặc biệt những người không đồng ý với quyết định thu hồi đất mà họ cho là trái luật, cũng như không đồng tình với cách hành xử thiếu công minh của luật pháp và đơn vị đầu tư dự án. Khoảng 60 người dân đến dự phiên tòa, bắt đầu vào lúc khoảng 9 giờ sáng, kết thúc lúc 12 giờ trưa.
Tuy phiên phúc thẩm đã diễn ra và bản án đã được tuyên nhưng theo LS và những người liên quan thì những gút mắc chưa được giải quyết triệt để. Theo LS Hà Huy Sơn, tại phiên phúc thẩm viện KS và hội đồng xét xử thừa nhận ở cấp sơ thẩm, hồ sơ vụ án bị làm sai lệch khi cho rằng khoảng cách giữa bị hại và bị can lúc  xảy ra sự việc là 30 mét. Theo HĐXX, khoảng cách đó lý ra phải là 120 mét. Ông Đồng bức xúc nói:
“Nếu khoảng cách 120 mét thì phải khẳng định rằng những người bị hại không có những lời lẽ gì xúc phạm đến những côn đồ này”.
Cáo trạng cho rằng các bị hại đã có lời lẽ gây xích mích với bị can nên gây ra sự việc. Phía bị hại cho rằng thực tế lúc đó họ ở khoảng cách khá xa các bị can nên không thể xảy ra chuyện xích mích như cáo buộc.
Nói với đài RFA, LS Hà Huy Sơn cho rằng “Có dấu hiệu bao che cho các bị cáo của cơ quan viện KS huyện Văn Giang”. Các bị hại nói họ sẽ không dừng lại ở phiên phúc thẩm. Ông Bàn đại diện cho hai người còn lại nói:
“Tiếp tục kháng án lên tòa án tối cao”.
Theo qui định của PL, người bị hại có thể làm đơn lên tòa án tối cao để tiến hành thủ tục giám đốc thẩm nếu không đồng ý với phán quyết trong phiên phúc thẩm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét