Pages

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Thuế đường: Nộp ở đâu, bao nhiêu và như thế nào?


(VTC News) – Dù đã bắt đầu áp dụng được gần 1 tuần, nhưng “nộp ở đâu, bao nhiêu và như thế nào” vẫn là những băn khoăn thắc mắc cơ bản của người dân về phí đường bộ.
Thuế đường: Nộp ở đâu, bao nhiêu và như thế nào?
Ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Cục trưởng Cục Đường bộ.
Để hiểu rõ hơn về quy định mới liên quan tới hàng chục triệu phương tiện này, phóng viên VTC News có cuộc trao đổi nhanh với ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Cục trưởng Cục Đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải về phí đường bộ.
- Chào ông, xin ông cho độc giả VTC News biết mức thu phí đường bộ cụ thể trên các loại phương tiện như thế nào? Người dân tới đâu để thu phí và có cần phải đi nộp phí luôn không?
 

Theo quy định, ôtô dưới 9 chỗ đóng 130.000 đồng/tháng; xe tải, xe chuyên dùng cao nhất là 1.040.000 đồng/tháng. Chủ xe đóng qua các lần đăng kiểm. Xe máy đóng 50.000 đồng/năm (dung tích dưới 100cm3), 100.000 – 150.000 đồng/năm (trên 100cm3). Chủ xe đóng qua UBND xã, phường, thị trấn.

Đối với ôtô, chủ xe không nên vội vã đóng phí dồn dập trong những ngày đầu năm 2013 bởi theo quy định sau ngày 30/6, nếu chủ xe ôtô không đến nộp phí thì lực lượng chức năng mới xử phạt.
Đối với môtô, theo quy định thì sẽ do phường, xã, tổ dân phố quản lý và thu. Hiện UBND các địa phương đang xây dựng mức thu, tỉ lệ để lại cho đơn vị thu phí phù hợp. Tuy nhiên, khi nộp sẽ cộng dồn phí các tháng trước đó tính từ ngày 1/1/2013.

Thuế đường: Nộp ở đâu, bao nhiêu và như thế nào?
“Đối với ôtô, chủ xe không nên vội vã đóng phí dồn dập trong những ngày đầu năm 2013…”
- Nếu xe chưa đến hạn đăng kiểm và đóng phí bảo trì đường thì có bị phạt không? Khung hình phạt thế nào?

Về mức xử phạt: Theo quy định tại Nghị định số 71 thì: “Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với chủ xe môtô, xe gắn máy; các loại xe tương tự môtô không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định”.
Tuy nhiên, các chủ xe có thể yên tâm vì các loại phí nêu trong quy định trên (Nghị định 71) không bao gồm phí sử dụng đường bộ thu theo đầu phương tiện.
Thuế đường: Nộp ở đâu, bao nhiêu và như thế nào?Đối với ôtô, chủ xe không nên vội vã đóng phí dồn dập trong những ngày đầu năm 2013.Thuế đường: Nộp ở đâu, bao nhiêu và như thế nào?
Ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Cục trưởng Cục Đường bộ
- Vì sao không đưa phí vào giá xăng mà lại thu trực tiếp trên đầu phương tiện? Như vậy xe đi ít cũng phải nộp tiền như xe đi nhiều?
Theo thống kê, có khoảng 90% lượng xăng thông thường và 35% dầu diezel được sử dụng cho giao thông đường bộ, còn lại sử dụng cho các ngành khác như máy bơm nước, thủy nông, máy cưa, máy phát điện, công nghiệp xây dựng và vận tải biển…
Nếu thu phí thông qua xăng dầu thì việc hoàn trả cho các đối tượng không sử dụng này sẽ rất phức tạp.
- Về nguyên tắc, phí đường bộ dùng để làm đường và nâng cao cơ sở hạ tầng đường sá, vậy khi tiền vẫn thu mà đường vẫn hỏng xuống cấp thì trách nhiệm thuộc về ai?

Trong những năm qua, ngân sách Nhà nước cấp cho bảo trì đường bộ chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu với quốc lộ. Vì vậy việc thu phí bảo trì đường bộ để nâng cao chất lượng bảo trì đường bộ là cần thiết.
Theo tính toán hiện nay, kinh phí cần cho nhu cầu bảo trì quốc lộ lên tới trên 12 nghìn tỷ đồng/năm. Vì vậy, số thu như bạn tính toán hiện nay cũng chỉ giảm bớt khó khăn về vốn trong công tác bảo trì.
- Những đối tượng nào được miễn giảm phí đường bộ?

Theo thông tư 197 của Bộ Tài chính, các đối tượng được miễn nộp phí sử dụng đường bộ gồm có: xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe phục vụ tang lễ, xe chuyên dùng cho lực lượng quân đội, xe chuyên dùng của lực lượng công an; xe mô tô của lực lượng công an, quân đội, xe mô tô đối với hộ nghèo theo quy định của Chính phủ về tiêu chuẩn hộ nghèo.
Xin cảm ơn ông!
Việc áp dụng thu phí đường bộ còn những bất cập gì?
Theo ông Nguyễn Văn Thanh – Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, việc thu phí bảo trì đường bộ trực tiếp theo đầu phương tiện hiện vẫn thấy có một số bất cập và Hiệp hội cũng đã gửi đề xuất liên quan tới các bất cập này lên Bộ Tài chính.
Cụ thể, theo quy định hiện nay, thời hạn thu theo kỳ cả năm của đăng kiểm sẽ gây khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp khi phải nộp dồn thay vì đi lúc nào nộp tiền lúc ấy như trước kia đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn sản xuất đình trệ hiện nay.
 Thứ hai, đối tượng được miễn nộp phí bảo trì đường bộ cần được điều chỉnh đối với xe buýt và hướng dẫn chi tiết hơn đối với các trường hợp xe tai nạn, xe bị lực lượng công an tạm giữ…
Bên cạnh đó, việc thu phí với rơmooc và sơmi romooc như các loại phương tiện khác là chưa hợp lý cho các doanh nghiệp.

 Khánh Hòa (thực hiện)

Không có nhận xét nào: