Pages

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Xung đột đất đai ngày càng gia tăng khi nông dân ý thức về quyền của họ (Chris Brummitt – AP)


Icon_cướp đất_lõa thể2_chết2
Chris Brummitt/Kim SơnAssociated Press 
Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Phải đối mặt với một nhóm nông dân không chịu từ bỏ đất đai của họ cho một dự án bất động sản, các quan chức Đảng Cộng sản đã nghĩ ra một giải pháp khác để thỏa thuận: Họ đã đi đến ngân hàng, mở tài khoản dưới tên của những người chủ đất và gửi số tiền bồi thường mà họ cho là công bằng vào các tài khoản đó. Sau đó, họ lấy đất.
Những người nông dân đã trở nên giận dữ với số tiền ít ỏi và đối mặt với tình trạng buộc phải cạnh tranh công ăn việc làm trong nền kinh tế èo uột, họ đã quyết định chặn con đường chính nối vào thủ đô ở phía bắc nhiều giờ hồi tháng Mười hai vừa qua. Trong một cử chỉ rùng rợn hơn, một số họ đã tự đặt họ vào các quan tài. Công an ngăn chặn cuộc biểu tình đã bị ném đá. Trong số họ, nhiều người đã bị bắt giữ.

“Đây là một sự bất công”, ông Nguyễn Đức Hùng, một nông dân trồng lúa buộc phải từ bỏ mảnh trồng trọt đất 2.000 mét vuông mà ông đã làm việc trong hơn 15 năm qua.
“Số tiền bồi thường chỉ giúp chúng tôi tồn tại trong một vài năm, nhưng sau đó làm thế nào chúng tôi có thể sống được?”
Cưỡng bức, tịch thu đất đai là một trong những lý do chính làm nhiều người dân giận dữ chống lại chính quyền một đảng độc tài tại Việt Nam. Vấn đề này đi đôi với tham nhũng, các đảng viên Đảng Cộng sản địa phương thường có lợi ích độc quyền về các mối giao dịch đất đai, và nhiều trong số đó đã sử dụng việc này để làm giàu bất chính.
Những vấn đề liên quan đến đất đai đã giúp nông dân Việt Nam từ thành thị đến nông thôn đoàn kết lại với nhau, điều mà các lực lượng chính trị đối lập chưa thể làm được.
Những vụ tranh chấp đất đai cũng thường xảy ra ở những nơi khác tại châu Á, đặc biệt là nước láng giềng Trung Quốc ở phía bắc và cả hai nơi dường như có chung một đặc điểm. Trước đây, hai nước này nhân danh giai cấp nông dân để làm cách mạng nhằm mang lại quyền sở hữu đất đai tập thể cho dân chúng.
Những người nông dân chặn đường đã trích dẫn lời của lãnh đạo cách mạng Hồ Chí Minh, với các biểu ngữ mang dòng chữ: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
“Chúng tôi thà chết còn hơn bị mất đất của mình”, một người khác nói.
Chính phủ thừa nhận rằng sự giận dữ tại nhiều vùng nông thôn đang đe dọa tính hợp pháp của chế độ, và cam kết sẽ sửa đổi luật đất đai trong năm nay để cho công bằng hơn.
Tuy nhiên, để xác lập quyền sở hữu rõ ràng và thực thi pháp luật để bảo vệ chúng vẫn còn nhiều khó khăn vì ý thức hệ và nhà nước vẫn còn công khai cam kết rằng đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân ngay cả khi Việt Nam đang đi theo hướng thị trường tự do.
Việt Nam đã từ bỏ nông nghiệp tập thể theo kiểu Liên Xô trong những năm 1980 và bắt đầu phát triển theo hướng chủ nghĩa tư bản. Năm 1993, chính phủ nước này đã thông qua luật sửa đổi đất đai nhằm cho phép người dân có quyền sử dụng đất trong vòng 20 năm, nhưng không cho phép tư nhân sở hữu đất trong thời gian ngắn hạn. Các quan chức Đảng Cộng sản địa phương có thể ra lệnh cưỡng bức đất đai bất cứ lúc nào, không chỉ đối với các dự án mang lại lợi ích công cộng như cầu đường mà còn thay mặt cho các nhà đầu tư tư nhân cưỡng đoạt đất để xây dựng các dự án bất động sản hay các cơ sở công nghiệp và khu giải trí.
Nhiều vụ khiếu nại liên quan đến tham nhũng đã diễn ra tràn lan khi các dự án chia lô đất nông nghiệp để phát triển thành các khu công nghiệp đắt tiền. Vì vậy, có những cáo buộc rằng chính phủ chỉ trả tiền cho nông dân bằng một phần mười giá trị thị trường, hoặc thậm chí còn thấp hơn.
“Tỷ lệ bồi thường rất thấp và những người chiếm đoạt đất mang lại rất nhiều lợi nhuận”, Phạm Chi Lan, kinh tế gia và cựu cố vấn cho thủ tướng cho biết. “Pháp luật đất đai có nhiều sơ hở và đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các cán bộ với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương để lấy đất từ ​​nông dân vì lợi ích cá nhân của họ”.
Nhiều nhóm nông dân, trong số đó đa phần là phụ nữ, thường xuyên biểu tình bên ngoài tòa nhà chính phủ tại Hà Nội liên quan đến những vụ tịch thu và cưỡng chế đất trái phép. Họ rất nhiệt tình để những người qua đường chụp ảnh hoặc cố gắng lắng nghe các câu chuyện của họ, nhưng lực lượng an ninh thường lập tức xua đuổi những người này đi khỏi hiện trường.
Tranh chấp đất đai đã phổ biến trong nhiều năm qua, nhưng ngày càng có xu hướng gia tăng khi nông dân bắt đầu có ý thức về quyền lợi của họ và nhu cầu phát triển tăng kinh tế đối với đất công nghiệp. Nhiều hợp đồng thuê đất 20 năm được cấp vào năm 1993 sẽ hết hạn trong năm nay, và điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội mới đối cho các địa phương phân chia lô đất và sẽ gây thêm nhiều cuộc xung đột.
Con số mà chính phủ báo cáo với Quốc hội hồi tháng Mười cho thấy khiếu nại đã tăng lên đến 4.200 vụ trong năm 2011, nhiều hơn gấp hai lần trong tổng số vụ khiếu nại mà chính phủ nhận được trong thời gian 2005 đến 2009. Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Thúy thừa nhận rằng các cán bộ địa phương tham nhũng chính là vấn đề mang lại nhiều vụ khiếu kiện trên.
“Một số người đã lạm dụng các chính sách nhà nước để trục lợi trái phép”, bà Thúy cho nói với báo chí nhà nước hồi tháng Mười.
Chính phủ đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới trong việc sửa đổi pháp luật đất đai nhằm giảm bớt xung đột. Ngân hàng Thế giới và các tổ chức bên ngoài khác đã kêu gọi chính phủ chỉ cho phép cưỡng chế đất đai đối với các công trình mang lại lợi ích công cộng chứ không phải các dự án thương mại, và quá trình này cần phải minh bạch hóa và công bằng hơn nữa.
Các quan chức Đảng Cộng sản tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội khoảng 90 km (56 dặm) về phía đông, đã cho phép một nhóm phóng viên AP đến thăm làng Kim Sơn. Các nhà báo được đi kèm bởi các quan chức trong làng. Họ đã trao đổi với các nông dân trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Các quan chức khẳng định rằng họ đã làm đúng theo các quy tắc khi lấy đất để xây các dự án nhà ở, điều mà họ cho là nhằm mục đích nâng cấp ngôi làng nhỏ lên thành một thị trấn.
“Chúng tôi đang cùng nhau làm việc để xây dựng làng Kim Sơn một ngày một thịnh vượng hơn”, ông Vũ Văn Học, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân địa phương cho biết.
Ông cho biết dự án đã lấy đất thuộc sở hữu của 852 gia đình, và ít hơn 10% trong số đó không đồng ý với tỷ lệ bồi thường của chính phủ – khoảng 6 USD cho mỗi mét vuông. Ông cho biết chỉ có bảy gia đình tiếp tục từ chối thỏa thuận trên.
Dân làng hiện đang cáo buộc rằng vùng đất vừa thu hồi đã được bán lại với giá 310 USD cho mỗi mét vuông. Tuy nhiên, ông Học phủ nhận cáo buộc trên và nói rằng đất vẫn chưa được bán.
Ông nói ông hy vọng rằng bằng cách gửi tiền vào các tài khoản ngân hàng với tên của những người dân tại đây, “vấn đề này có thể được giải quyết”. Ông đã ra lệnh giải tán cuộc biểu tình vào cuối tháng Mười hai vì những công việc “cực đoan của dân làng có thể thuyết phục người khác” tham gia.
Các đoạn video biểu tình đã được nhiều người dùng điện thoại di động ghi hình lại và đăng tải trên các trang mạng Internet bởi các nhóm bất đồng chính kiến.
Xem qua các đoạn video hai phút, hình ảnh công an co rúm núp dưới các tấm lưới chắn chống bạo động giữa lúc các thanh niên ném đá và bê tông vào họ, nhưng cuối cùng công an đã dành lại quyền kiểm soát.
Truyền thông nhà nước cho biết rằng 12 người đã bị bắt giữ. Tuy nhiên, trưởng công an tại đây đã từ chối đưa ra tên tuổi họ và cũng không cho biết liệu họ vẫn bị giam giữ bao lâu.
Đảng Cộng sản địa phương đã đưa năm người dân không phản đối về dự án cưỡng chế đất đến để nói chuyện với các phóng và đưa tất cả đi một vòng để xem khu đất. Hiện nay đã có một công ty địa phương đang xây dựng đường xá và hệ thống thoát nước tại khu đất cưỡng chế. Khác với những người phản đối việc bồi thường, nhóm dân làng này dường như có một số đất đai ở một nơi khác hoặc các thành viên trẻ trong gia đình đã có công ăn việc làm ổn định.
Mạc Thị Thục, hiện nay 50 tuổi, người đã tham gia cuộc biểu tình và bà cũng là một trong bảy gia đình không chịu nhận bồi thường, cho biết chính quyền địa phương đã cắt các kênh dẫn nước trong năm 2010, làm cho việc trồng trọt trở nên rất khó khăn. Bà cho biết các nhà đầu tư nên đàm phán trực tiếp với gia đình bà thay vì qua chính quyền địa phương.
“Trong hai tháng qua, chồng tôi và tôi đã không có việc làm”, bà nói. “Chúng tôi đã cố gắng tìm việc làm, nhưng không có ai thuê bởi vì cả hai chúng tôi đều già. Chúng tôi không có tiền và chúng tôi sẽ đói khát và chúng tôi không biết làm thế nào để có thể sống trong những tháng tới”.
Bà vẫn có một số quỹ khác: tiền bồi thường mà các quan chức địa phương gửi vào tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, bà Thục nói rằng gia đình bà sẽ không đụng đến số tiền đó.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét