17 nhà hoạt động Công giáo trẻ có liên hệ với Dòng Chúa Cứu Thế bị bắt vì bị tố cáo vi phạm các điều luật như ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ và ‘tuyên truyền chống nhà nước’.
14.02.2013
Hàng ngàn người Việt trong và ngoài nước ký tên ủng hộ thỉnh nguyện thư kêu gọi trả tự do cho các thanh niên Công giáo và Tin lành đang bị giam cầm vì các hoạt động kêu gọi dân chủ-nhân quyền, cổ xúy cho công lý và đa đảng tại Việt Nam.
Bản lên tiếng trên trang blog Thanh niên Công giáo được phát động từ ngày 27 tháng 1 phản đối các bản án từ 2 đến 13 năm đối với các nhà hoạt động trẻ đa phần thuộc Dòng Chúa Cứu Thế về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” và “âm mưu lật đổ chính quyền”.
Thỉnh nguyện thư yêu cầu nhà nước tuân thủ Hiến pháp và Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị của người dân, tôn trọng nhân quyền căn bản của công dân, chấm dứt tình trạng bắt giữ tùy tiện, phóng thích giới bất đồng chính kiến, tù nhân lương tâm và những người yêu nước bị tù đày vì “những tội danh gán ghép” dựa trên điều 79 và 88 Bộ Luật Hình sự. Hai điều luật này bị công luận thế giới lên án là mơ hồ, trái với Hiến pháp Việt Nam và công pháp quốc tế.
Anh Đậu Văn Thông, em trai nhà hoạt động Đậu Văn Dương bị kêu án 3 năm rưỡi tù giam với cáo buộc tội "tuyên truyền chống nhà nước" hồi tháng 5 năm ngoái, nói với VOA Việt ngữ:
“Gia đình chúng em mong muốn bản lên tiếng này có hiệu nghiệm và được nhà nước chấp nhận.”
Anh Thông cho biết trong lần thăm gặp hằng tháng mới đây, anh Đậu Văn Dương có nhờ gia đình chuyển lời tri ân tới những người ủng hộ cả trong lẫn ngoài nước:
“Anh Dương cũng gửi lời cảm ơn tất cả mọi người, những người Việt kiều, những người ngoại quốc đã giúp đỡ anh bằng cách này hay cách khác, đã cầu nguyện cho anh, và mong rằng sẽ có nhiều người cầu nguyện hơn.”
Ông Trần Đức Trường, thân phụ của nhà hoạt động Trần Hữu Đức bị 39 tháng tù giam về tội “tuyên truyền chống nhà nước”, nói ông cảm kích trước sự ủng hộ dành cho bản lên tiếng này. Tuy nhiên, ông không tin rằng sẽ có sự thay đổi trong các bản án:
“Chỉ mong rằng coi như mọi người có tiếng nói để yêu cầu nhà nước Việt Nam trả tự do cho các thanh niên đó. Mình chỉ biết lên tiếng đấu tranh đòi công lý như vậy thôi, chứ nhà nước Việt Nam này, khó lắm. Mong mọi người, đồng bào hải ngoại và trong nước, hãy lên tiếng thêm, có tiếng nói để giúp đỡ hầu có công lý và hòa bình trong đất nước này.”
Tính đến ngày 14/2, bản lên tiếng đã nhận được trên 4.200 chữ ký của người Việt khắp nơi, đa số là người trong nước. Trong số này có đông đảo các chức sắc Công giáo, Phật giáo, Tin Lành và các nhà dân chủ tại Việt Nam như Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng Giám Mục Hà Nội, Đức Giám mục Phaolô - Maria Cao Đình Thuyên, nguyên Giám mục giáo phận Vinh - Nghệ An, Thượng Tọa Thích Không Tánh, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hội Trưởng Giáo Hội Trung Ương Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy, ông Lê Quang Liêm, Mục Sư Nguyễn Mạnh Hùng, Quản Nhiệm Hội Thánh Mennonite Bình Tân, nhà dân chủ thuộc khối 8406 Đỗ Nam Hải v..v.
Trao đổi với VOA Việt ngữ tối ngày 14/2, một người ký tên trong bản lên tiếng là linh mục Đinh Hữu Thoại, Chánh văn phòng Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, cho biết:
“Tất cả những người mà tôi ký tên ủng hộ trong bản lên tiếng không làm gì vi phạm pháp luật mà bị bắt và bị xét xử một cách hết sức bất công. Cho nên, tôi cùng với nhiều người cảm thấy phải lên tiếng để Việt Nam nhận ra những việc làm sai trái của họ và thả những nhà hoạt động này. Như vụ của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân vừa rồi, khi có sự lên tiếng cần thiết đủ mạnh thì họ buộc phải thả thôi. Trường hợp của những người trong nước khó khăn hơn vì họ là quốc tịch Việt Nam, không có sự hỗ trợ nhiều bằng ông Nguyễn Quốc Quân. Họ thật sự cần sự lên tiếng, hỗ trợ nhiều hơn. Ký tên vào bản lên tiếng, ai cũng mong được kết quả. Chưa có tiền lệ nào trước nay cho thấy tù nhân lương tâm trong nước được thả sau khi có các thỉnh nguyện thư như thế cả, nhưng việc mình cần làm, mình cứ làm thôi. Tôi thấy càng ngày số người ý thức được việc phải lên tiếng ký tên càng đông. Đó cũng là một tiếng nói đáng kể chứ không phải như trước đây.”
Linh mục Thoại nói phản hồi của nhà nước đối với bản lên tiếng này dù tích cực hay tiêu cực cũng sẽ là một thông điệp cho thấy mức độ tôn trọng nhân quyền của Hà Nội đối với người dân trong nước:
“Nếu bản lên tiếng đạt kết quả như mong đợi, người ta sẽ nhìn thấy thiện chí của Việt Nam trong việc thực thi công lý, pháp luật. Còn nếu họ vẫn cứ giữ nguyên như vậy thì thế giới sẽ nhìn Việt Nam với một con mắt khác vì chính quyền Việt Nam dù sao cũng còn phải giao tiếp với nước này nước khác. Ngay việc anh bắt giam bất công, trái pháp luật những người không có tội cho thấy anh không thể nào tương giao được với các nước dân chủ, văn minh khác. Nhà cầm quyền sẽ bị những hậu quả xấu trong việc vẫn tiếp tục giam giữ những người này.”
Ngày 9/1/2013, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên phạt 14 nhà hoạt động trẻ tổng cộng 83 năm tù giam về tội “âm mưu lật đổ chế độ” sau khi tuyên án 4 thanh niên Công giáo khác lên tới mức 3 năm rưỡi tù giam vào giữa tháng 5 năm ngoái về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước.”
Các bản án dành cho những thanh niên tích cực dấn thân trong các hoạt động xã hội này đã khiến giới bảo vệ nhân quyền trên thế giới và công luận quốc tế trong đó có Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu, và Liên hiệp quốc lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích tình trạng vi phạm nhân quyền tồi tệ của Việt Nam.
Trà Mi-VOA
Bản lên tiếng trên trang blog Thanh niên Công giáo được phát động từ ngày 27 tháng 1 phản đối các bản án từ 2 đến 13 năm đối với các nhà hoạt động trẻ đa phần thuộc Dòng Chúa Cứu Thế về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” và “âm mưu lật đổ chính quyền”.
Gia đình chúng em mong muốn bản lên tiếng này có hiệu nghiệm và được nhà nước chấp nhận.
Anh Đậu Văn Thông, em trai nhà hoạt động Đậu Văn Dương bị kêu án 3 năm rưỡi tù giam với cáo buộc tội "tuyên truyền chống nhà nước" hồi tháng 5 năm ngoái, nói với VOA Việt ngữ:
“Gia đình chúng em mong muốn bản lên tiếng này có hiệu nghiệm và được nhà nước chấp nhận.”
Anh Thông cho biết trong lần thăm gặp hằng tháng mới đây, anh Đậu Văn Dương có nhờ gia đình chuyển lời tri ân tới những người ủng hộ cả trong lẫn ngoài nước:
“Anh Dương cũng gửi lời cảm ơn tất cả mọi người, những người Việt kiều, những người ngoại quốc đã giúp đỡ anh bằng cách này hay cách khác, đã cầu nguyện cho anh, và mong rằng sẽ có nhiều người cầu nguyện hơn.”
Ông Trần Đức Trường, thân phụ của nhà hoạt động Trần Hữu Đức bị 39 tháng tù giam về tội “tuyên truyền chống nhà nước”, nói ông cảm kích trước sự ủng hộ dành cho bản lên tiếng này. Tuy nhiên, ông không tin rằng sẽ có sự thay đổi trong các bản án:
“Chỉ mong rằng coi như mọi người có tiếng nói để yêu cầu nhà nước Việt Nam trả tự do cho các thanh niên đó. Mình chỉ biết lên tiếng đấu tranh đòi công lý như vậy thôi, chứ nhà nước Việt Nam này, khó lắm. Mong mọi người, đồng bào hải ngoại và trong nước, hãy lên tiếng thêm, có tiếng nói để giúp đỡ hầu có công lý và hòa bình trong đất nước này.”
Chỉ mong mọi người có tiếng nói để yêu cầu nhà nước Việt Nam trả tự do cho các thanh niên đó...Mong mọi người, đồng bào hải ngoại và trong nước, hãy lên tiếng thêm, có tiếng nói để giúp đỡ hầu có công lý và hòa bình trong đất nước này...
Trao đổi với VOA Việt ngữ tối ngày 14/2, một người ký tên trong bản lên tiếng là linh mục Đinh Hữu Thoại, Chánh văn phòng Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, cho biết:
“Tất cả những người mà tôi ký tên ủng hộ trong bản lên tiếng không làm gì vi phạm pháp luật mà bị bắt và bị xét xử một cách hết sức bất công. Cho nên, tôi cùng với nhiều người cảm thấy phải lên tiếng để Việt Nam nhận ra những việc làm sai trái của họ và thả những nhà hoạt động này. Như vụ của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân vừa rồi, khi có sự lên tiếng cần thiết đủ mạnh thì họ buộc phải thả thôi. Trường hợp của những người trong nước khó khăn hơn vì họ là quốc tịch Việt Nam, không có sự hỗ trợ nhiều bằng ông Nguyễn Quốc Quân. Họ thật sự cần sự lên tiếng, hỗ trợ nhiều hơn. Ký tên vào bản lên tiếng, ai cũng mong được kết quả. Chưa có tiền lệ nào trước nay cho thấy tù nhân lương tâm trong nước được thả sau khi có các thỉnh nguyện thư như thế cả, nhưng việc mình cần làm, mình cứ làm thôi. Tôi thấy càng ngày số người ý thức được việc phải lên tiếng ký tên càng đông. Đó cũng là một tiếng nói đáng kể chứ không phải như trước đây.”
Tất cả những người mà tôi ký tên ủng hộ trong bản lên tiếng không làm gì vi phạm pháp luật mà bị bắt và bị xét xử một cách hết sức bất công. Cho nên, tôi cùng với nhiều người cảm thấy phải lên tiếng để Việt Nam nhận ra những việc làm sai trái của họ và thả những nhà hoạt động này...
“Nếu bản lên tiếng đạt kết quả như mong đợi, người ta sẽ nhìn thấy thiện chí của Việt Nam trong việc thực thi công lý, pháp luật. Còn nếu họ vẫn cứ giữ nguyên như vậy thì thế giới sẽ nhìn Việt Nam với một con mắt khác vì chính quyền Việt Nam dù sao cũng còn phải giao tiếp với nước này nước khác. Ngay việc anh bắt giam bất công, trái pháp luật những người không có tội cho thấy anh không thể nào tương giao được với các nước dân chủ, văn minh khác. Nhà cầm quyền sẽ bị những hậu quả xấu trong việc vẫn tiếp tục giam giữ những người này.”
Ngày 9/1/2013, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên phạt 14 nhà hoạt động trẻ tổng cộng 83 năm tù giam về tội “âm mưu lật đổ chế độ” sau khi tuyên án 4 thanh niên Công giáo khác lên tới mức 3 năm rưỡi tù giam vào giữa tháng 5 năm ngoái về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước.”
Các bản án dành cho những thanh niên tích cực dấn thân trong các hoạt động xã hội này đã khiến giới bảo vệ nhân quyền trên thế giới và công luận quốc tế trong đó có Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu, và Liên hiệp quốc lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích tình trạng vi phạm nhân quyền tồi tệ của Việt Nam.
Trà Mi-VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét