Pages

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Không phải là Sửa đổi Hiến pháp, mà là một Hiến pháp mới hoàn toàn



Nguyễn Nghĩa - Từ khi chế độ phong kiến, chế độ thực dân tan rã, hàng loạt các quốc gia trên thế giới tiến hành các cuộc cách mạng khác nhau hòng dành quyền làm chủ về tay nhân dân. Nhu cầu soạn thảo hiếp pháp làm luật cơ bản cho nhà nước không phong kiến, dân chủ là bức thiết.

Sau Hiến pháp của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ(1787), tựu trung lại, có 2 loại hiến pháp chính:
1. Hiến pháp của nhà nước dân chủ nhân dân.
2. Hiến pháp của nhà nước cộng sản, do ĐCS toàn trị bằng chuyên chính vô sản.
Hiến pháp của nhà nước dân chủ nhân dân là 1 hiến pháp khúc triết, thống nhất nội dung, mọi điều luật đều đặt tư tưởng nhân dân làm chủ một cách rõ ràng, logic không có lắt léo, mâu thuẫn.
Đại diện cho Hiến pháp dân chủ nhân dân là Hiến pháp Hoa Kỳ.
Hiến pháp cộng sản là hiến pháp luôn lắt léo, tước đoạt quyền làm chủ của nhân dân. Vì mâu thuẫn này, nên các chính  đảng CS luôn nói đến dân chủ, nhưng hành động của họ luôn là phản dân chủ, do bản chất của học thuyết Mác-Lênin gây ra. Đây là nguồn gốc của những dối trá của các đảng cộng sản, được tóm tắt qua câu nói bất hủ : Đừng nghe cộng sản nói, hãy xem cộng sản làm.
Đại diện cho Hiến pháp ĐCS toàn trị là Hiến pháp Liên Bang Xô Viết.
Thí dụ, trong Hiếp pháp 1977 của Liên Xô,
“Điều 1. Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết là một nhà nước xã hội của toàn dân, thể hiện ý chí và quyền lợi của công nhân, nông dân, và tầng lớp trí thức, nhân dân lao động của toàn quốc gia và dân tộc của đất nước.”
Nhưng ngay sau đó, tại
“Điều 6. Lực lượng lãnh đạo và dẫn dắt xã hội Xô viết và hạt nhân của hệ thống chính trị, của tất cả các tổ chức nhà nước và tổ chức xã hội, là Đảng Cộng sản Liên Xô. Đảng là của dân, và vì dân.
Đảng Cộng sản, được trang bị bằng Chủ nghĩa Mác-Lênin, quyết định mô hình chung cho sự phát triển của xã hội và đường lối đối nội và đối ngoại của Liên Xô, chỉ đạo các kế hoạch lớn của nhân dân Xô viết, và có vai trò lên kế hoạch, hệ thống hóa và chứng minh lý thuyết trong cuộc đấu tranh của nhân dân vì sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.
Mọi tổ chức đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp Liên Xô.”
Ở điều 6 này, ĐCS Liên Xô đã xác định cho mình quyền lãnh đạo tối cao.
Quyền lựa chọn của nhân dân Liên Bang đã bị tước đoạt.
Hiến pháp của những nước cộng sản khác đều dựa trên Hiến pháp Liên Xô mà hình thành.
Mẫu hình nhà nước do hiến pháp cộng sản qui định đã bị lịch sử đào thải.
Hiến pháp 1992 của Việt Nam cũng là 1 bản sao của Hiến pháp Liên Xô 1977.
Cội nguồn thất bại của mẫu hình nhà nước cộng sản bắt nguồn từ học thuyết sai lầm Mác-Lênin.
Như vậy, không cớ gì một dân tộc khát khao độc lập, khát khao sánh vai các cường quốc 5 châu, sau 80 năm nô lệ thực dân, sau bao nhiên chiến tranh giữ độc lập, lại cứ sửa đổi đi, chắp vá lại một hình mẫu nhà nước cộng sản đã bị nhân dân nước Nga, Ba Lan, Đức…gạch chéo, hòng sửa được những sai lầm của loại nhà nước cộng sản này.
Việc ĐCS VN tiến hành sử đổi Hiến pháp 1992 chỉ là 1 chuẩn bị hòng chiếm hết các lực lượng vũ trang để đối phó với nhân dân Việt Nam trong tương lai bấp bênh của họ.
Đợt sửa đổi hiến pháp lần này, không có chút mục đích vì dân nào.
Đây là cơn dẫy chết cuối cùng của một chính đảng mà nền tảng lý tưởng Mác-Lênin đã thối rữa.
Hành động cuối cùng mà họ có thể làm được là lợi dụng chức quyền để hối hả vơ vét, hối hả tham nhũng mà thôi.
Có một số ý kiến cho rằng nếu ĐCS VN trở lại Hiến pháp 1946, uy tín của đảng sẽ được phục hồi. Đây là một nhầm lẫn có tính ảo tưởng.
Hiến pháp 1946 thể hiện lòng khát khao độc lập, vươn lên sánh vai với các dân tộc tiến bộ trên thế giới của nhân dân Việt Nam. Hiến pháp này được soạn thảo theo ý muốn của nhân dân, nó không tuân thủ cương lĩnh cộng sản. ĐCS VN sẽ không bao giờ quay lại Hiến pháp 1946.
Hơn nữa, từ 1946 tới nay 2013 đã gần 70 năm trôi qua. Ở Việt Nam, nhân dân ta đã trải qua 4 cuộc chiến tranh lớn: với Pháp, với Mỹ, với Trung Quốc và với Cămpuchia.
Thế giới từ Cách mạng Cam, cách mạng Nhung..ở Châu Âu, gây xụp đổ của hệ thống XHCN …đến Cách mạng Hoa nhài tại Trung Đông, gây xụp đổ của những chế độ độc tài.
Đi một ngày đàng đã học một sàng khôn, nữa là qua 4 cuộc chiến tranh.
Không, Việt Nam hôm nay cần một hiến pháp mới, chứ không phải 1 sự trở lại Hiến pháp 1946 hay Sửa đổi Hiến pháp 1992.
Ta hãy xem ĐCS VN nêu những lý do gì để tiến hành sử đổi Hiếp pháp 1992
Lý do ĐCS VN tiến hành sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội VN nêu trong Tờ trình số 11/TTr-UBTVQH13 ngày 2/8/2011 của Ủy ban thường vụ Quốc hội:
“Hiến pháp năm 1992 là Hiến pháp của thời kỳ đầu đổi mới đất nước. Đến nay, đất nước ta đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh quốc tế đang có những diễn biến to lớn, phức tạp và sâu sắc. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020, Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI của Đảng, trên cơ sở tổng kết sâu sắc thực tiễn và lý luận 25 năm đổi mới, đã xác định rõ mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vì vậy, việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 cho phù hợp
với tình hình mới là rất cần thiết.”
Những lý do nêu trên là hời hợt, không phải là những lý do chính mà ĐCS VN muốn sửa đổi Hiến pháp 1992.
Lý do chính, tôi đã trình bầy trong [1].
Ta thử xét tình hình hiện nay, những yếu tố nào là chính và phải cân nhắc khi soạn thảo 1 hiến pháp mới.
Các yếu tố phải cân nhắc.
1. Sự xụp đổ của phe XHCN và sự phá sản của học thuyết Mác-Lênin  trên phạm vi toàn thế giới.
2.  Sự ưu việt của những xã hội dân chủ càng ngày càng rõ ràng.
Mối ràng buộc giữa thành công về kinh tế và sự phát triển bền vững của xã hội dân chủ càng ngày càng đậm nét.
3. Sự ra đời của Internet và bùng nổ luân chuyển thông tin toàn cầu đã dẫn tới Mùa xuân Ả Rập.
4. Toàn cầu hóa và ảnh hưởng của phát triển kinh tế vô ý thức đã dẫn đến những tàn hại ghê gớm môi trường sinh thái.
Trái đất nóng dần lên và Việt Nam nằm trong 5 nước trên thế giới chịu hậu quả trầm trọng nhất.
5. Nước “Trung Quốc mới” của Mao và Đặng đã hiện nguyên hình trong dạng Chủ nghĩa bành trướng dân tộc cực đoan- là một nước đế quốc phong kiến khoác áo cộng sản.
Trung Quốc ngang nhiên chiến của Việt Nam Hoàng Sa, Trường Sa.
Trên đây là những yếu tố thế giới quan trọng, có tác động mạnh đến phát triển của Việt Nam.
Những yếu tố sau đây là yếu tố nội tại của Việt Nam.
1. Đảng cộng sản Việt Nam không nhận ra sự phá sản của CN Mác-LêNin, cố tình bấu víu vào Trung Quốc qua Hội nghị Thành Đô 1990.
2. Chính sách “Đổi Mới” của ĐCS VN, thực chất là cho phép thế chấp đất đai công thành tiền mặt, đã tạo điều kiện cho các quan chức cộng sản tham nhũng.
Những khởi sắc ban đầu trong kinh tế Việt Nam, do công sức của hàng triệu triệu người dân lao động nghèo khổ Việt Nam được kích thích bằng một chút tư hữu nhỏ, đã bị tham nhũng làm tàn úa.
3. Sự phá sản hoàn toàn của chính sách những tập đoàn kinh tế lớn do nhà nước quản lý qua những vụ Vinashin hay Vinaline…
4. ĐCS VN đã không giữ nổi nền độc lập Việt Nam trước Trung Quốc. Những hi sinh đổ máu của các thế hệ trước đang trở thành vô ích. ĐCS VN đã trở thành lực lượng cản trở sự tiến bộ của Việt Nam.
5.   Việt Nam đang thất bại trong liên minh trên bán đảo Đông Dương. Các nước Cămpuchia và Lào đang ngày càng ngả theo Trung Quốc làm cho an ninh Việt Nam bị uy hiếp nghiêm trọng.
6. Trung Quốc đang thành công trong mua chuộc, hối lộ các quan chức cộng sản Việt Nam. Người Trung Quốc đang có mặt trên Tây Nguyên, trên các cánh rừng biên giới chiến lược của Việt Nam, trên các địa bàn chiến lược như quanh đèo Hải Vân, gián điệp cảng Cam Ranh…
7. Trung Quốc đang biến kinh tế Việt Nam thành phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc.
Những yếu tố thế giới và nội tại của Việt Nam chính là những yếu tố đòi hỏi Việt Nam phải có 1 bộ hiến pháp mới nhằm xây dựng một nước Việt Nam hạnh phúc, hùng cường, phát triển bền vững, hài hòa về kinh tế cũng như quyền con người, đoàn kết một lòng hòng chặn đứng bành trướng Trung Quốc xuống phía Nam và phía Đông.
Kết Luận
Đất nước Việt Nam ta đã đi một chặng đường dài trong 70 năm qua. Từ 1 nước lạc hậu, thực dân phong kiến, Cách mạng tháng tám, do toàn dân đứng lên, đã mang lại độc lập cho dân tộc Việt Nam.
Từ nhận nhầm bạn, chiến tranh 1979 đã cảnh tỉnh dân tộc Việt Nam. Chỉ còn ĐCS VN là mơ hồ, là cố tình bám vào giặc Trung Quốc để giữ chút quyền lực.
Từ nhận nhầm thù, hôm nay ta đã biết cuộc chiến huynh đệ tương tàn đã làm lợi cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam: Trung Quốc. Cuộc chiến tranh này đã làm hao tổn tinh khí Việt Nam.
70 năm qua, kinh nghiệm thế giới và Việt Nam đã cho ta thấy: Một nước nô lệ, thực dân đã trở thành nước dân chủ và kinh tế phồn vinh nhất thế giới, nước Hoa Kỳ.
Giấc mơ của anh chàng Mác nghèo, chỉ biết ăn bám vào hồi môn của vợ, đã phá sản hoàn toàn. Không có 1 nước tư bản nào chuyển sang XHCN. Tất cả đều chuyển sang dân chủ nhân dân.
Một nhà nước muốn thành công, phải trả lại cho nhân dân quyền làm chủ.
Quyền lập hiến, quyền sửa đổi những điều cơ bản của Hiến pháp, quyền ký những hiệp định biên giới,..  phải thuộc về toàn bộ nhân dân, phải được nhân dân phúc quyết.
Quốc hội tuy được nhân dân bầu ra, nhưng trong những vấn đề sống còn của dân tộc, phaải hỏi đến phúc quyết của toàn dân.
Một nhà nước muốn thành công, phải coi Hiến pháp như hệ điều hành “Windows” của 1 máy tính hiện đại.
Nhà nước vận hành phải minh bạch để mỗi công dân Việt Nam, người có khả năng tập hợp quần chúng, đều có thể trở thành tổng thống  và điều hành được nó.
Những yêu cầu này, không thể có được từ  sửa  Hiến pháp 1992 được.
Những yêu cầu này, phải được bộ phận trí thức thông minh của dân tộc Việt Nam soạn thảo.
Phải có 1 Hiên pháp mới hoàn toàn vì dân, thuộc về dân, chứ không phải vì ĐCS VN, làm lợi cho ĐCS VN.
©Nguyễn Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét