Pages

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Méo mặt vì vũ khí chứa linh kiện dỏm của Trung Quốc ; WeChat và Hao123 ’xâm chiếm’ thế nào?


(Quốc phòng) – Tập đoàn đóng tàu Thống nhất (USC) của Nga vừa mới khắc phục xong sự cố “linh kiện Trung Quốc dỏm”, vốn khiến cho việc giao hàng tàu sân bay Vikramaditya cho Ấn Độ bị đình trệ hồi năm ngoái.
Tàu sân bay Vikramaditya
Hồi năm 2005, Ấn Độ và Nga ký hợp đồng trí giá 947 triệu USD để đóng tàu sân bay Vikramaditya, tuy nhiên việc bàn giao con tàu này bị trì hoãn hai lần vào năm 2008 và 2012.
Tàu sân bay Vikramaditya lẽ ra phải được giao cho Ấn Độ vào ngày 4/12/2012, nhưng sau những lần chạy thử hồi tháng 9/2012, các kỹ sư Nga phát hiện gạch chịu lửa kém chất lượng của Trung Quốc trong hệ thống nồi hơi cách nhiệt khiến nó không thể hoạt động hết công suất, làm giảm tốc độ tối đa của tàu.

Vikramaditya, tên gọi cũ là Đô đốc Admiral Gorshkov, là một tàu sân bay lớp Project 1143.4 do Liên Xô chế tạo. Nó được bán cho Ấn Độ vào năm 2005 với giá 947 triệu bao gồm cả chi phí tân trang và thời điểm chuyển giao dự kiến ban đầu là tháng 8/2008.
Tuy nhiên, việc chuyển giao đã bị trì hoãn 4 năm do các tranh cãi liên quan tới chi phí nâng cấp. Kể từ đó, chi phí tân trang con tàu đã tăng lên 2,3 tỷ USD.
Trước Ấn Độ, cường quốc Mỹ cũng đã nếm phải ‘quả đắng’ vì vớ phải sản phẩm dỏm, kém chất lượng của Trung Quốc.
Hồi tháng 5/2012, một báo cáo của Thượng viện Mỹ gây choáng váng khi cho biết ước tính hơn 1 triệu linh kiện điện tử giả của Trung Quốc đang được sử dụng trong các máy bay quân sự Mỹ. Trong một năm, Ủy ban Vũ trang Thượng viện Mỹ phát hiện khoảng 1.800 trường hợp sử dụng linh kiện giả trên đủ loại máy bay từ máy bay vận tải lớn nhất của Không quân Mỹ, trực thăng và máy bay do thám của Hải quân.
Linh kiện giả xuất hiện trong bộ lọc gây nhiễu điện từ được dùng trong các chiến dịch ban đêm và dùng để điều khiển tên lửa Hellfire trang bị cho trực thăng SH-60B của Hải quân Mỹ. Tương tự, link kiện giả cũng “lẫn” vào các vi mạch bộ nhớ trong hệ thống hiển thị của máy bay vận tải quân sự C-17 Globemaster III và C-130J; các module phát hiện băng trong máy bay hải quân P-8A Poseidon, một phiên bản cải tiến từ Boeing 737 với khả năng tiêu diệt tàu ngầm và các mục tiêu trên mặt biển.
Báo cáo dài 112 trang khẳng định “phần lớn linh kiện giả có nguồn gốc từ Trung Quốc, đe dọa an ninh quốc gia, an toàn của binh lính cũng như ảnh hưởng đến việc làm tại Mỹ”. Chủ tịch ủy ban Carl Levin nhấn mạnh: “Đây là thất bại của Trung Quốc trong việc kiểm soát thị trường linh kiện giả đang hoạt động rầm rộ – một thất bại mà Trung Quốc nên chấn chỉnh”.
“Một linh kiện điện tử đơn lẻ bị hỏng có thể khiến một binh sĩ, một thủy thủ, một phi công hay một lính thủy đánh bộ bị tổn thương. Thật không may, các linh kiện điện tử giả tràn ngập khiến rất khó ngăn chặn những thiệt hại trên” – báo cáo viết.
Báo cáo chấn động trên khiến Ấn Độ – một trong những khách hàng vũ khí ‘ruột’ của Mỹ phải vội tuyên bố sẽ điều tra toàn diện những vũ khí mua của Mỹ do lo ngại chưa linh kiện giả có nguồn gốc Trung Quốc.
Ấn Độ lo ngại Trung Quốc có thể thiết lập ‘cửa sau’ cho những linh kiện này để kiểm soát vũ khí Ấn Độ khi cần.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony cho biết, hiện nay vũ khí của nước này mua của Mỹ bao gồm tàu vận tải đổ bộ INS Jalashwa, máy bay trực thăng UH-3H, tên lửa chống hạm Harpoon, kính tiềm vọng hiện đại, máy bay vận tải C-130…
Diệu Linh (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét