Pages

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

Nghị định tàn bạo ở Việt Nam sẽ kềm kẹp Blog và ngôn luận trực tuyến


Simon Roughneen/Media Shift
Lê Quốc Tuấn - X CafeVN dịch Việt Ngữ
PENANG -Đầu tuần này, trên các báo chí có quan hệ với chính phủ của Việt Nam đều chạy dòng tin chính "Kẻ cầm đầu tổ chức phản động bị kết án chung thân".
Lối tường thuật tin ấy cho thấy các phương tiện truyền thông hoạt động ra sao trong nhà nước độc đảng nơi các bản tin trên trực tuyến đã lấp đầy khoảng trống thiếu sót. Trêcác phương tiện truyền thông nhà nước, các chủ đề như cuộc đấu tranh dành quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền và mối quan hệ với Trung Quốc thường là bị cấm kỵ và sựthách thức với chế độ độc tài bị ngăn cấm.

Giáo sư Ben Kerkvliet, một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học Quốc gia Australia, nói với MediaShift rằng "Theo tôi thì internet có tăng cường kiến ​​thức và nhận thức của nhiều người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ hơn và người dân thành thị về những thiếu sót của các cấp chính quyền. Hiện nay, nhiều người Việt Nam có được tin tức từ nhiều nguồn khác nhau, từcác báo chí, tập san của chính phủ đến các blog trái phép và báo chí của các tổ chức tin tức quốc tế."
Tuy nhiên, các biện pháp mới đang được chinh phủ xem xét để có thể thắt chặt hạn chế hơn đối với những người Việt Nammuốn bày tỏ suy nghĩ của mình trên trực tuyến.
Tháng 4 năm 2012, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra Nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trực tuyến, với phần mở đầu bao gồm việc sẽ buộc các nhà cung cấp nội dung nước ngoài phải tăng cường hợp tác với quan chức Việt Nam bằng cách loại bỏ các nội dung đượcoi là bất hợp pháp và có khả năng là các trung tâm chứa dữ liệu phải đặt ở trong nước. Đề xuất này có thể yêu cầu người dùng sử dụng phải dùng tên thật của mình trên trực tuyến, khiến đe doạ đến quyền tự do ngôn luận.
Đưa tin trái ngược
Phan Văn Thu, người cầm đầu tổ chức, được nhắc đến trong các tựa tin tức, là một thành phần của nhóm 22 người bị chính phủ Việt Nam coi là muốn lật đổ. Những người còn lại của tổ chức đã bị Toà án nhân dân tỉnh Phú Yên xử án tù từ 10 đến 17 năm, sau phiên tòa kéo dài một tuần.
Theo các phương tiện truyền thông Việt Nam "các bị cáo bị cáo buộc điều hành một tổ chức chính trị phản động từ năm 2004 đến tháng 2 năm 2012, hoạt động dưới chi nhánh của một công ty du lịch." Và trong những gì thường được xem là một điều cám đối với chính phủ Việt Nam, báo cáo cho biết nhóm này đã "nhận đóng góp tài chính từ một số người Việt Nam định cư ở nước ngoài."
Ngược lại với các tường thuật từ trong nước, báo chí quốc tế đã mô tả nhóm người này, được mang tên là "Hội đồng công luật công án Bia Sơn", như những người bất đồng chính kiến ​​- những người mới nhất vừa trở thành một phần của cuộc săn đuổi nhằm ngăn chặn các nhóm bất đồng với việc điều hành đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đối với những người Việt Nam bị cáo buộc có liên kết với các tổ chức nước ngoài mà Đảng Cộng sản coi là mối đe dọa đối với quyềh lực của mình- chẳng hạn như tổ chức Việt Tân tại Mỹviệc bị bắt bỏ tù thường là hậu quả phải đến.
Bill Hayton, tác giả cuốn "Việt Nam: Con Rồng đang lên", nói với MediaShift rằng "dù bộ máy an ninh của Việt Nam được chuẩn bị sẵn sàng để chấp nhận các phản đối và chỉ trích nhưng họ hoàn toàn không dung thứ cho các nhà bất đồng chính kiến ​​có hợp tác với các tổ chức nước ngoài, đặc biệt là những tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ, tôi nghĩ rằng kiểu hành xử và quyết định của họ về những nhà bất đồng chính kiến ​​nào cần phải bắt giữ nhằm để cho thấy một sự phân biệt rõ ràng giữangười bất đồng chính kiến ​​'hợp pháp' và 'sự phản bội' bất hợp pháp".
Các bị cáo đã được chính phủ chỉ định một luật sư, Nguyễn Hương Quê, người tuyên bố sau khi kết án xong là "các bản án đều cân xứng với tội ác của họ."
Ngạc nhiên hơn nữa, nhóm này đã được các nhà hoạt động nhân quyền mô tả như những môn đệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, một loại phiên bản Nostradamus của Việt Nam hồi thế kỷ 16, "mơ ước xây dựng một xã hội không tưởng mới, trong đó con người cân bằng hài hòa với khoa học tự nhiên".
Bắt giữ nhiều hơn
Trong tháng Giêng, 14 nhà hoạt động và nhà văn đã bị kết án lên đến13 năm tù, mặc dù ngay trong thời gian đó, chính phủ Việt Nam đã trả tự do cho Nguyễn Quốc Quân, công dân Mỹ và là thành viên Việt Tân sau chín tháng tù giam. Tiếp theo đó là ngày 06 tháng 2 là trả tự do luật sư Lê Công Định, người đã bị giam từ tháng Sáu năm 2009.
Tuy nhiên, dù với những vụ thả tự do này, tình hình quyền con người của Việt Nam đang trở nên tồi tệ hơn, nhà bình luận chính trị Việt Nam Carl Thayer cho biết trong một khảo cứu mới: "Chỉ riêng năm nay đã có ít nhất 36 người bị kết án tù vị bịvu cáo âm mưu lật đổ nhà nước xã hội chủ nghĩa ".
Trong một nền văn hóa pháp lý không rõ ràng, khi lên tiếng giận giữ về những vụ chiếm đoạt đất đai và tham nhũng ở Việt Nam, các công dân Việt Nam có lúc được chấp nhận có lúc không. Đôi khi các nhà báo trên báo chí chính thống đưa tin về những vấn đề này - mặc dù không rõ ràng là việc loan tải đưa tin đến mức độ nào thì được sự chấp thuận trước của giới có thẩm quyền hoặc việc các loan tải đưa tin này có liên quan đến đâu đối với các ẩu đả phe phái hoặc mối nợ máu trong nội bộ Đảng Cộng sản.
Nhưng đối với một số người viết gay gắt về sơ suất của chính phủ thì hậu quả xảy đến thường là bị tống giam. Lê Anh Hùng đã bị bắt vào cuối tháng Giêng và đang bị giữ tại một bệnh viện tâm thần ở Hà Nội - một hình thức giam giữ gợi nhớ đến lốithực hành từ thời Liên Xô ngày trướcSau đó, Lê đã được trả tự do vào ngày 05 tháng 2.
Lê Quốc Quân, một luật sư tại Hà Nội, đã nói chuyện với MediaShift vào năm 2012 về tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông trực tuyến tại Việt Nam, nơi báo chí sách vở in ấn và truyền hình được kết nối hoặc điều hành bởi Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng chính trị duy nhất ở trong nước.
"Báo chí công dân, loại báo chí không chính thức, đăng tải thông qua các mạng xã hội, tin nhắn SMS, Facebook, và blog là một phát triển không ngừng và đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội", tháng Chín năm ngoái ông Lê Quốc Quân đã cho biết. Lê Quốc Quân đã bị bắt vào cuối tháng Giêng về những cáo buộc liên quan đến thuế quan - những cáo buộc mà các nhóm nhân quyền cho là một sự vu cáo - và đã bị biệt giam từ đấy.
Những biện pháp mới
Các nguồn trực tuyến đã lấp đầy khoảng trống do các phương tiện truyền thông của đảng để lại, nhưng nay nguồn trực tuyến ấy cũng bị đe dọa.
Đối với người Việt Nam vốn quen với các hạn chế , điều lệ mới có thể yêu cầu người dùng sử dụng phải dùng tên thật của họ trên trực tuyến và các blogger phải viết tên thật và thông tin liên lạc trên blog của họ - một tiềm năng có thể làm thay đổi cuộc chơi cho người Việt Nam, bị kẹt giữa việc dùng bút danh khi viết trên trực tuyến để có thể muốn viết lách trung thực và việc không muốn phải đi tù.
Một trong những yếu tố thúc đẩy chính phủ buộc người dân phải viết bằng tên thật của mình có thểlà  vì những cáo buộc được đăng trên blog vào năm ngoái -  vốn sau này đã bác bỏ - rằng con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bỏ tiền vào một dự án phát triển gây tranh cãi ở ngoài Hà Nội.
Tuy nhiên, bản dự thảo ban đầu chứa đựng những quy định mơ hồ dường như chỉ nhằm mục đích muốn ngăn chặn những bình luận có thể đặt vấn đề với chính phủ, cấm người sử dụng Internet không được "phá hoại sự thống nhất chung của tất cả mọi người", hoặc cấm việc "phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc", cũng như việc "lợi dụng điểu lệ, sử dụng Internet và quấy nhiễu thông tin."
Chẳng bao lâu sau khi nghị định được công bố lần đầu tiên, 12 nhà lập pháp Hoa Kỳ, của cả hai đảng Cộng hòa vàDân chủ, đã viết trên Facebook, Google và Yahoo rằng, "Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu quý vị bảo vệ quyền tự do ngôn luận cho các công dân Việt Nam bằng cách tiếp tục cung cấp công nghệ của quý vị cho người dân Việt Nam trong phương cách tôn trọngcác quyền và sự riêng tư của họ. "
Phản tác dụng?
Một phần lý do của việc Chính phủ Việt Nam có vẻ như rất muốn nghiền nát những ai đề nghị một hình thức chính phủ kháclà vì kinh tế nhiều vụ bê bối tham nhũng và việc đầu tư nước ngoài chậm lại đã buộc đảng cầm quyền phải xin lỗi công khai từ mùa thu năm ngoái và lập tức dẫn đến những suy đoán rằng nếu về dài hạn nền kinh tế tiếp tục bị sa lầy, người Việt Nam có thể đặt câu hỏi về chế độ độc đảng.
Nhưng thắt quá chặt xung quanh các trang web có thể cho thấy là phản tác dụng đối với "nền kinh tế đang vươn lên" củaViệt Nam.
Bản nghiên cứu của công ty tư vấn McKinsey & Co ước tính rằng Internet "đóng góp trung bình 1,9% GDP ở các nước đang lên", dựa trên một khảo sát gồm chín nưóc, trong đó có Việt Nam.
Ghi Chú: Mediashift đã liên lạc với Liên minh Internet châu Á, một hiệp hội công nghiệp bao gồm cả Google, Yahoo và nhữngcông ty khác, để tìm hiểu quan điểm của liên minh này về dự thảo luật Internet của Việt Nam, nhưng đã không có phản hồi gì vào thời điểm của bài viết này.
Nguồn: Media Shift

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét