Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok
Tết Quí Tị năm nay dân oan từ các tỉnh kéo về Hà Nội khiếu kiện đã giảm bớt vì một số được công an đưa lên xe chở về nguyên quán, trong lúc vườn hoa Mai Xuân Thưởng bị phong tòa và vườn hoa Lý Tự Trọng thì chỉ còn mười mấy người ở lại vì không có nhà để về.
Tết lạnh lẽo nơi công viên
Vào những ngày trước Tết, công an phường Thụy Khuê, khu vực có nhiều dân oan tụ họp quanh năm để khiếu kiện nhà đất, được lệnh phong tỏa vườn hoa Mai Xuân Thưởng để dân oan không thể lui tới.
Tiếp đó, công an đến ngay trụ sở tiếp dân ở Hà Nội, buộc một số dân oan tỉnh Dak Nông lên xe về nguyên quán phía Nam, trong lúc một số khác được người dân ở Dương Nội, Hà Đông, cho tá túc mấy ngày Tết:
Sau hôm đó bà con đã được ở nhờ một gia đình người nông dân tốt ở Dương Nội. Đấy là hôm 26 Tết.
Đó là lời bà Lê Hiền Đức, người thường sát cánh hỗ trợ dân oan trong những vụ khiếu kiện nhà đất bị trưng thu với tiền đền bù không thỏa đáng:
Còn một số khoảng độ mười chín người dân oan Hải Phòng và một số các tỉnh khác nữa, đêm giao thừa không có chỗ nào nương tựa cả thì vẫn nằm trong lều ở vườn hoa Lý Tự Trọng. Tám giờ tối đêm 30 Tết công an phường Thụy Khuê lại ra đấy. Được biết bà con bị cướp một số quà Tết....
Đến 27 Tết, một công an ở Hà Đông gọi điện: “Cụ ơi cụ bảo dân phải về Dak Nông lấy giấy giới thiệu của địa phương mới được đăng ký tạm trú. Hai sáu hai bảy Tết rồi, bảo người ta về địa phương để lấy giấy giới thiệu thì thà rằng sang 26 người ta lên ô tô người ta về cho nó xong. Sau đó tôi lại báo cáo lên cấp trên và cuối cùng thì bà con báo với tôi là được tạm cho ở mấy ngày. Đấy là nhóm người Dak Nông trụ lại ở Dương Nội.
Còn một số khoảng độ mười chín người dân oan Hải Phòng và một số các tỉnh khác nữa, đêm giao thừa không có chỗ nào nương tựa cả thì vẫn nằm trong lều ở vườn hoa Lý Tự Trọng.
Tám giờ tối đêm 30 Tết công an phường Thụy Khuê lại ra đấy. Được biết bà con bị cướp một số quà Tết, bánh chưng rồi mứt rồi thì phong bì tiền rồi điện thoại rồi mì tôm vân vân…
Đó là những thứ quà mà dân oan được người Hà Nội và một vài tổ chức hảo tâm ghé cho, trong đó phải kể đến những người tốt bụng ở Văn Giang và Dương Nội.
Không phải đợi đến tối 29 chạy 30 Tết mà trước đó mấy ngày, từ 27 Tết, công an đã đến vườn hoa Lý Tự Trọng, phát cho những người ở lại mỗi người hai trăm ngàn đồng và thuyết phục họ giải tán.
Bà Cúc, dân oan Thanh Hóa từ năm 2005 tới giờ, cho biết:
Đêm 30 Tết họ đánh xe ra họ cho công nhân dọn vệ sinh, họ không đuổi nhưng mà cho nằm ở vỉa hè vườn hoa đến mai sớm là phải ra ngoài. Mùng Một Tết đi đến các cơ quan, còn mùng Hai thì tôi đang ngồi ở vỉa hè của vườn hoa Lý Tự Trọng. Bữa nay còn mười chín người, cũng sợ lắm, sợ họ đuổi thành đứng ngồi cũng không yên. Nhà tôi họ phá đi một nửa còn một nửa sắp rồi không còn nơi ở.
Ở đây dân thương mình thì người ta cho chứ còn nhà nước thì chẳng ông cán bộ nào ra cả, chỉ có cho hai trăm mà phải ký vào bản cam kết là không được ở vườn hoa, không được đi đến nhà các ông để chúc Tết.
Chúng tôi không ký vào bản cam kết mà cũng không lấy hai trăm ngàn.
Bữa 30 Tết thì cái chú công an ấy ra mừng tuổi cho tôi một chục ngàn. Còn đến mùng Một là có chú đó ra mừng cho năm chục ngàn, những người khác được người chục ngàn người được hai chục. Có sao thì tôi nói vậy, nhưng mà không ăn ở được yên ổn, cứ ra ngoài trời ở chứ không được sự quan tâm của nhà nước cái gì cả.
Cũng có mặt ở vườn hoa Lý Tự Trọng cho đến sáng mùng Hai này là sư cô Đàm Bình, đi khiếu kiện hơn năm năm nay:
Ngày 27 thì họ ra họ hốt đồ, ngày 28 coi như công an đến giải thích là nhân hỗ trợ hai trăm để vào nhà trọ. Tôi thì chính quyền chiếm hết chùa chiền rồi, không còn chỗ ở, tôi bảo tôi không có tài sản gì tôi cứ ở vườn hoa chứ không đi đâu cả. Thế thì bà con cũng đi sơ tán khỏi nơi ấy, đến 1 giờ sáng bắt đầu trở về vườn hoa. Đến đêm 30 thì công an lại đến hốt đồ lúc 11 giờ đêm, bao nhiêu đồ đạt chăn màn của bà con không mang theo được thì lại dấu vào thùng rác ở công viên. Họ ra họ dọn rác thì họ lấy hết cả chăn màn ở cái thùng rác. Bây giờ bà con không có chiếu,người còn mảnh chăn đắp người thì không có. Người nào không nhận hai trăm đi nhà trọ là họ không cho một cái gì hết.
Không được đi thăm các lãnh đạo nhà nước
Vẫn theo sư cô Đàm Bình, niềm an ủi trong đêm Tết lạnh lẽo nơi công viên là năm nay có nhiều đoàn thể đi phát quà cho dân oan hơn những năm trước.
Bà con chúng tôi có đi đến nhà ông Nguyễn Phú Trọng, đến nhà ông Nguyễn Sinh Hùng, sau đó chúng tôi đến số 72 Cơ Quan Liên Hiệp Quốc ở tại Việt Nam chúng tôi ghi tên, sau đó về đến chỗ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Trương Tấn Sang là chủ tịch nước
Rất là đông các đoàn phát quà rồi bánh kẹo là hơn mọi năm chứ mọi năm thì không ai dám cho dân oan, họ bảo dân oan là không ai được liên quan không ai được cho.
Nếu mà ai không nhận tiền hai trăm để đi vào nhà trọ hoặc về quê ăn Tết thì phải cam kết không được ở vườn hoa, không được đến nhà riêng của các cán bộ cấp cao để gây rối trật tự công cộng.
Về vấn đề nhận hai trăm ngàn của công an đưa để vào nhà trọ hoặc đi nơi khác, một dân oan khác trong số mười chín người ở lại vườn hoa Lý Tự Trọng, bà Hải, quê ở Ninh Bình, giải thích cặn kẻ hơn:
Nội dung của giấy mà công an thành phố Hà Nội đưa cho chúng tôi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc, Giấy Cam Kết … Họ Tên…Địa Chỉ, họ photo sẵn là “Tôi được Đảng và Nhà Nước quan tâm giúp đỡ để về quê ăn Tết số tiền hai trăm nghìn, và tôi xin cam kết trong dịp Tết này không có mặt ở vườn hoa, không ra vườn hoa và không đến nhà các cơ quan và lãnh đạo nhà nước. Ký tên”
Tuy nhiên, theo lời bà Cúc ở Thanh Hóa, bà Hải ở Ninh Bình cũng như sư cô Đàm Bình, vì không nhận hai trăm ngàn và không ký vào giấy cam kết, nên sang mùng Một tất cả mười chín dân oan đã từ vườn hoa Lý Tự Trọng kéo đi chúc Tết lãnh đạo:
Bà con chúng tôi có đi đến nhà ông Nguyễn Phú Trọng, đến nhà ông Nguyễn Sinh Hùng, sau đó chúng tôi đến số 72 Cơ Quan Liên Hiệp Quốc ở tại Việt Nam chúng tôi ghi tên, sau đó về đến chỗ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Trương Tấn Sang là chủ tịch nước.
Khác với mọi năm, mọi người cho biết tiếp, năm nay dân oan đi chúc Tết lãnh đạo đã không bị công an đuổi và đều được ghi tên. Chỉ riêng tại tư dinh thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chủ tịch nước Trương Tấn Sang là dân oan không được ghi tên mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét