Pages

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Trung - Nhật đang trong tình trạng chiến tranh?


Tác giả: TRÂM ANH THEO BUSINESSINSIDER
Chiến tranh đang được tiến hành thông qua các phương tiện khác. Chúng ta khó có thể nói họ là bạn bè được nữa - Ian Bremmer nhận xét.
Căng thẳng đang leo thang vượt quá phạm vi chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang trở thành vấn đề quan ngại quốc gia lớn đối với cả Mỹ và các nước khác trên thế giới. Tuần Việt Nam giới bài phỏng vấn của tờ Business Insider với Ian Bremmer, giám đốc Công ty tư vấn địa chính trị Eurasia Group, bàn về tình hình hiện nay giữa hai nước.
Phóng viên Blodget: Điều gì sắp xảy ra với Trung Quốc và Nhật Bản?
Bremmer: Vấn đề lớn là mối quan hệ, cán cân quyền lực giữa hai nước đã và đang thay đổi mạnh mẽ - và thực sự theo chiều hướng rất không có lợi cho Nhật Bản.
Từ quan điểm an ninh, chính trị và kinh tế, điều này chỉ đang tạo ra những rắc rối lớn, rất lớn cho Nhật Bản. Và hiện giờ, họ đã có những nhà lãnh đạo đang muốn chứng tỏ năng lực của mình.
Trong bối cảnh hiện nay, Mỹ đang hành động theo cách chứng tỏ họ lo ngại về một thách thức Trung Quốc trong khu vực. Đây là nỗ lực chiến lược lớn nhất mà chính quyền Obama đang tham gia, nếu nhìn từ quan điểm chính sách đối ngoại.

Và chắc hẳn Trung Quốc nhìn nhận tất cả điều này là sự khiêu khích. Câu hỏi thực tế là, chính phủ Trung Quốc đã sẵn sàng phản ứng theo cách leo thang vấn đề đến đâu?
Ảnh minh họa

Liên quan đến câu hỏi này, lưu ý một số điểm chính như sau:
Trước hết, không giống như Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đang nắm trong tay nhiều quyền kiểm soát quân đội hơn. Ông có khả năng tập hợp cao hơn các hội đồng thường trực quanh ông. Ông là một nhân vật mạnh mẽ hơn nhiều, cá tính mạnh mẽ hơn nhiều và có sự trung thành từ quân đội hơn. Do đó, nếu muốn leo thang, ông có thể thoải mái và tự tin hơn trong mỗi tình huống mà không sợ vấn đề vượt khỏi tầm kiểm soát.
Điều đó nguy hiểm cho Nhật Bản.
Đồng thời, nếu nhìn vào các động thái mới đây của Trung Quốc: cho các máy bay bay sát các khu vực lãnh thổ Nhật Bản ngay trước các cuộc bầu cử, thì sẽ thấy Trung Quốc không quan tâm ông Abe đắc cử hay không. Chủ nghĩa dân tộc chống Nhật Bản có lẽ là một vở diễn dễ với Trung Quốc, cho phép họ xoa dịu bất mãn với những điều có thể sẽ gây rắc rối hơn cho chính phủ.
Điểm cuối cùng về vấn đề này: không giống như tương quan giữa Trung Quốc với Nhật Bản, so với các lãnh thổ khác trong khu vực - thuộc Hoa Đông, Biển Đông - với tất cả các nước liên quan, Trung Quốc không chỉ là một nền kinh tế lớn hơn nhiều, mà còn có cộng đồng Hoa kiều khá lớn chi phối nền kinh tế các nước láng giềng. Cộng đồng Hoa kiều là những bộ phận quan trọng trong nền kinh tế các nước, và theo thời gian, điều này giúp Trung Quốc cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Điều đó cũng có nghĩa là dần dà, Trung Quốc cũng cảm thấy chỉ cần xây dựng quan hệ kinh tế sẽ tất yếu đảm bảo quan hệ an ninh.
Họ sẽ cần cả ảnh hưởng chính trị, ảnh hưởng an ninh song phương. Tất cả họ cần làm là đảm bảo rằng Mỹ không thể tạo dựng các mối quan hệ đa phương mạnh trong khu vực.
Với Nhật Bản, điều đó không đúng.
Không có người Trung Quốc ở Nhật với nhiều ảnh hưởng kinh tế. Nhật Bản rộng lớn  hơn nhiều, vì thế, nếu bạn là Trung Quốc, bạn sẽ chỉ có thể nghĩ tìm cách nào nghiêng cán cân theo hướng có lợi cho mình theo thời gian.
Các nước đang ngày càng hiếu chiến với nhau.
Tất cả những yếu tố mang tính cấu trúc này đang khiến tôi lo ngại. Dĩ nhiên quan hệ kinh tế vẫn quan trọng đối với cả hai nước. Mỹ cũng chắc chắn không muốn xung đột giữa đồng minh Nhật Bản và Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc sẽ nỗ lực đến đâu để ngăn chặn tình huống này và họ thể hiện sự gắn kết ra sao với Nhật Bản vẫn là điều tôi chưa dám khẳng định. Còn nếu cho tôi đánh cược, tôi nghĩ sẽ có một cuộc leo thang đáng kể trong năm 2013.
Tôi nghĩ, cho đến nay căng thẳng Trung-Nhật vẫn là căng thẳng địa chính trị đáng ngại nhất trên bản đồ, nếu xét trên phương diện xung đột song phương trực tiếp trong những năm tới.

Blodget: Ông có nghĩ hai nước sẽ đi đến chiến tranh.
Bremmer: Theo tôi, họ đang trong tình trạng chiến tranh. Tôi nghĩ, chiến tranh không gian mạng với các ngân hàng Nhật Bản đã tăng lên đáng kể.
Nếu bạn nhìn vào các cuộc biểu tình chống Nhật sẽ thấy, ảnh hưởng của nó đến đầu tư Nhật Bản là rất rõ ràng.
Chiến tranh đang được tiến hành thông qua các phương tiện khác. Chúng ta khó có thể nói họ là bạn bè được nữa.
Tôi có thể khẳng định với anh như vậy rằng nhìn vào toàn bộ G20, mối quan hệ song phương xấu nhất trong quạn hệ giữa hai nước trong G20 là quan hệ Trung-Nhật. Tôi nghĩ điều đó rất rõ ràng. Trong khi đó, 10 năm trước, đó là mối quan hệ Nga-Nhật. Tại thời điểm này vẫn còn có những tranh chấp lãnh thổ. Nhưng trên thực tế, họ đã thực sự nỗ lực để cải thiện mối quan hệ này.
Có nhiều lý do giải thích cho điều này. Đó không phải là những điểm đồng văn hóa. Nhưng Nga coi Nhật là nguồn đầu tư quan trọng, và đây là điều họ rất coi trọng. Trong quan hệ Trung-Nhật, mọi chuyện đang trở nên khó khăn hơn.
Vậy họ có đi đến đối đầu trực tiếp? Nguy cơn lớn hơn ở đây là phản ứng dây chuyền lên quan hệ Trung-Mỹ.

Blodget: Vậy điều gì xảy ra nếu chúng ta thực sự phải chứng kiến điều đó? Máy bay Nhật bắn đạn lửa vào máy bay Trung Quốc. Máy bay Trung Quốc phản ứng và bắn hạ máy bay Nhật? Điều gì xảy ra?
Bremmer: Trước tiên chúng ta sẽ chứng kiến sự hạ tầm quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Các đại sứ dĩ nhiên mời về nước ngay lập tức. Bạn sẽ thấy tinh thần chống Trung Quốc và Nhật Bản ở khắp mọi nơi. Bạn sẽ thấy một số vụ bạo lực.
Sẽ có những người Nhật sinh sống tại Trung Quốc bị ngược đãi hay ám sát. Sự ảnh hưởng của Nhật Bản tại Trung Quốc sẽ trở nên ít đi. Nhiều công ty Nhật sẽ rời khỏi Trung Quốc.
Nhưng liệu hai bên có thể lui bước?
Tôi nghi ngờ về phương diện quân sự họ khó có thể lùi bước...
Blodget: Cảm ơn ông, Ian.
Theo Tuần Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét