Pages

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Từng bước lật tẩy âm mưu thâm độc của Trung Quốc


Icon_Symbols_Nations_Trung Cộng_Rồng đỏ
(Đời sống) – Những năm gần đây hiện tượng học giả Trung Quốc chèn bản đồ “đường lưỡi bò” phi pháp và phi khoa học vào các bài viết trên các ấn phẩm khoa học quốc tế ngày càng trở nên phổ biến.Âm mưu này của họ đã bị cộng đồng người Việt Nam khắp nơi trên thế giới, mà đặc biệt là các nhà khoa học người Việt Nam, vạch trần và phản đối quyết liệt, mang lại những thắng lợi đầy ấn tượng trong giới khoa học quốc tế.
Xóa lưỡi bò trên các ấn phẩm nghiên cứu quốc tế
Ngày 19/4/2011, Tạp chí Journal of Waste Management đã đăng tải một bài báo của nhóm các nhà khoa học Trung Quốc với tiêu đề: “Thu gom phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn: Một phân tích so sánh” (Municipal solid waste source-separated collection in China: A comparative analysis). Trang số hai của bài báo, các tác giả Trung Quốc đã sử dụng một ảnh minh họa thể hiện rõ đường đứt đoạt hình chữ U vẫn được Trung Quốc dùng để tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Trong khi đó, bài báo chỉ nói về việc thu gom chất thải rắn mà không liên quan gì tới Biển Đông hay tranh chấp ở vùng biển này. Bài báo sau đó được một nhóm các nhà khoa học Việt Nam phát hiện. TS Trần Ngọc Tiến Dũng đã phát hiện và là người đầu tiên phản đối với ban biên tập của tờ báo này. TS Lê Văn Út (ĐH QG TP HCM) gặp TS Raffello Cossu, giáo sư trưởng khoa công nghệ môi trường, Đại học Padova (Italy) và là tổng biên tập tạp chí Journal of Waste Management và trao đổi với ông về vấn đề này.
Bản đồ có
TS. Út sau đó nhận được điện thư từ Journal of Waste Management trong đó ghi “The Editor in Chief is evaluating the matter as a priority and will publish a note on the next issue of our Journal, stating that the map of China published in the article contained incorrect information” (Tổng biên tập đang ưu tiên xem xét việc này và sẽ cho đăng tải trong số tới của tờ báo nói rõ bản đồ Trung Quốc được đăng tải trong bài báo là một thông tin không chính xác).
Tuy nhiên, vấn đề không dừng ở tạp chí Journal of Waste Management, tiến sỹ Bùi Quang Hiển, Trung tâm công nghệ Aluminium, Hội đồng nghiên cứu quốc gia Canada cho biết có nhiều bài báo đăng trên hàng loạt các tạp trí khoa học quốc tế của hai nhà xuất bản là Elsevier và Springer chứa đựng những thông tin sai lệch nghiêm trọng tương tự.
TS Trần Ngọc Dũng (Canada) cho biết, vào ngày 29/10/2011, ông và một số học giả Việt Nam tại Canada đã gửi thư đến Ban biên tập Tạp chí Environmental Earth Sciences Journal (EESJ) để phản đối việc “đường lưỡi bò” xuất hiện dày đặc trên tạp chí này. Sau khi nhận được thư của nhóm học giả Việt Nam tại Canada, Tổng biên tập EESJ là GS James W. La Moreaux đã hứa sẽ xem xét kỹ vấn đề này.
Sau khi phát hiện bài báo “China’s Demographic History and Future Challenges”, do tác giả người Trung Quốc Xizhe Peng đăng trên Tạp chí Science, số 29/7/2011, trong đó tác giả đã công bố bản đồ “đường lưỡi bò” thì nhiều học giả gốc Việt trên thế giới đã rất bất bình, nhất là trên tờ Science – một tạp chí khoa học rất có uy tín trên giới học thuật quốc tế, có lượng độc giả rất cao.
Một thư phản kháng đã được soạn thảo và trong thời gian ngắn đã có 57 chuyên gia trí thức ở trong và ngoài nước đồng ký tên (hiện nay đã lên đến hơn 180 chữ ký). Ngày 21-8-2011 đại diện nhóm các học giả gốc Việt đã gửi thư này đến TS Alan I. Leshner, nhà xuất bản và TS Bruce Alberts, Tổng Biên tập Tạp chí Science. Nhận thấy có những tạp chí khác như tờ Nature đã có đăng những bản đồ tương tự, các nhà khoa học Việt Nam đã quyết định dịch bản tiếng Anh, ra tiếng Pháp và gửi đến rất nhiều tạp chí khoa học khác trên thế giới. Cho tới nay đã có trên một trăm tờ báo, tạp chí khoa học quốc tế nhận được văn thư có 57 chữ ký ban đầu của nhóm các nhà khoa học Việt Nam nói trên.
Trang web của tạp chí lừng danh Nature  và bài báo
Trang web của tạp chí lừng danh Nature và bài báo “Những câu chữ tức giận trên Biển Đông” vạch trần âm mưu lợi dụng khoa học để áp đặt “đường lưỡi bò” của Trung Quốc
Tri thức Việt Nam đã thu được những thắng lợi quan trọng từ cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống lại việc lợi dụng khoa học để áp đặt “đường lưỡi bò”. Một thắng lợi làm chấn động cả cộng đồng khoa học quốc tế là Tạp chí lừng danh Nature đã lên án hành động lấp liếm và phản khoa học cuả các học giả Trung Quốc về vấn đề trên đồng thời tuyên bố “sẽ không có chỗ cho đường lưỡi bò” trên Tạp chí này. Một tạp chí lừng danh khác là Science bị phản đối và cũng đã nhận thức được tính phi pháp của “đường lưỡi bò”. Tạp chí Science cũng đã ra “tuyên bố về vấn đề này”.
Mới đây, tạp chí khoa học số một thế giới Nature trong số ra ngày 20-10-2011 đã đăng hai bài viết liên quan đến Biển Đông: bài xã luận “Uncharterd Territory” (Lãnh thổ không được công nhận) và một bài khác có tựa đề “Angry words over East Asia Seas” (Những câu chữ tức giận trên Biển Đông) của phóng viên David Cyranoski phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của tạp chí này. Hai bài viết thể hiện thái độ phản đối cũng như vạch trần âm mưu của Trung Quốc trong việc lợi dụng khoa học để phục vụ mục đích chính trị của mình, cụ thể trong trường hợp này là nhằm hợp lí hóa bản đồ “đường lưỡi bò” do chính quyền nước này đưa ra trước đó.
Để Hoàng Sa, Trường Sa sống mãi “trên từng cây số”
Bên cạnh đó, cái tên Hoàng Sa, Trường Sa cũng được đặt tên cho các địa danh trên cả nước như những lời nhắc nhở hàng ngày về việc Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi với Trường Sa, Hoàng Sa.
Ở TP.HCM, Hoàng Sa và Trường Sa đã được đặt thành tên hai con đường chạy dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Hai tuyến đường này có chiều dài hơn 10km, được đầu tư nâng cấp mở rộng. Đến nay, giai đoạn 1 đã được thi công hoàn tất. Tuyến đường đã được đưa vào sử dụng với mặt đường bằng phẳng, vỉa hè được lót đá, lắp đặt đèn chiếu sáng với hệ thống cây xanh tạo nên một cảnh quan sạch sẽ, thoáng đãng, mát mẻ.
Tuyến đường ven biển Sơn Trà – Điện Ngọc (Đà Nẵng) dài hơn 26 km – một cung đường đẹp đáng tự hào của TP Đà Nẵng cũng đã được gắn tên đường Hoàng Sa, Trường Sa. Đường mang tên Hoàng Sa dài 15,5 km và đường Trường Sa dài 11,26 km, chạy dọc theo cung đường ven biển với nhiều bãi tắm, bờ biển đẹp từng được ghi danh vào danh sách những bãi biển đẹp nhất thế giới.
Cầu số 4 và số 5 (P.1, Q.Tân Bình) nối giữa đường Trường Sa (phải) và Hoàng Sa - Ảnh: T.T.D.
Cầu số 4 và số 5 (P.1, Q.Tân Bình) nối giữa đường Trường Sa (phải) và Hoàng Sa – Ảnh: T.T.D.
Báo Mỹ đăng khẳng định “Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam”
Tạp chí Christian Science Monitor của Mỹ mới đây đăng bài về việc thu thập bản đồ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Trần Đình Thắng. Đây là bài báo đầu tiên ở Mỹ có dòng chữ khẳng định “Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam”.
Thời gian qua, một số tờ báo Mỹ đã nói về tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và các nước Châu Á. Nhưng bài viết vừa qua trên tạp chí Christian Science Monitor – tờ báo khá lớn, thuộc thể loại báo chính trị, phát hành cả ở Mỹ và quốc tế – là bài đầu tiên ở Mỹ có dòng chữ khẳng định “Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam”, mặc dù đó là lời phát biểu của cá nhân anh Trần Thắng.
Trần Đình Thắng có trong tay 150 tấm bản đồ và ba tập bản đồ cổ Trung Quốc, trong đó chỉ ra rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ là một phần của Trung Quốc.
Trần Đình Thắng có trong tay 150 tấm bản đồ và ba tập bản đồ cổ Trung Quốc, trong đó chỉ ra rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ là một phần của Trung Quốc.
Có thể thấy, trước những âm mưu thâm độc nhằm biến Biển Đông thành của riêng của Trung Quốc,  người Việt Nam có những nỗ lực đối phó nhằm lật tẩy sự tham lam và trái luật pháp quốc tế của quốc gia đông dân nhất thế giới.
  • Nguyệt An (Tổng hợp từ Đại đoàn kết, Dân trí)

Không có nhận xét nào: