Pages

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Việt Nam ban hành đề án tái cơ cấu kinh tế

Việt Nam vừa ban hành đề án tái cơ cấu kinh tế tổng thể gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đến năm 2020, đặt trọng tâm vào tái cấu trúc đầu tư công, hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước; trong khi tiếp tục kiềm chế lạm phát và duy trì đà tăng trưởng.


(Credit: Audience Submitted)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này đã rớt từ 13% một năm xuống 5,03% hồi năm ngoái do cầu giảm, hàng tồn kho chất đống, khiến nhiều doanh nghiệp lâm cảnh phá sản, thêm vào đó là vấn đề nợ xấu của các ngân hàng.
Mục tiêu tổng thể của đề án là thực hiện ‘chính sách tiền tệ thận trọng’ để kiềm chế lạm phát trong khi vẫn đảm bảo ‘tăng trưởng hợp lý.’ Đề án này được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định ban hành hôm 19/02.
Theo đề án, Việt Nam sẽ tiến hành chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả; đẩy mạnh xuất khẩu và kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng nhập khẩu, trong khi vẫn thúc đẩy sản xuất nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. 


Hồi tháng Chín năm ngoái, tổ chức đánh giá tín dụng Moody hạ bậc tín nhiệm của Việt Nam xuống mức thấp nhất, viện dẫn điểm yếu trong lĩnh vực ngân hàng đang cần ‘hỗ trợ khẩn cấp,’ giáng đòn mạnh vào quốc gia từng được xem như một ngôi sao kinh tế tiếp theo đang trỗi dậy ở khu vực Đông Nam Á.
Đề án cho biết, các ngân hàng sẽ tập trung giải quyết nợ xấu, mở rộng hoạt động kinh doanh chính, bảo đảm khả năng thanh toán, tránh sở hữu chéo và tăng tính minh bạch như một phần trong các biện pháp cải cách trên lĩnh vực này vào năm 2015.
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, hệ thống ngân hàng nước này hiện có tỉ lệ nợ xấu cao nhất so với các nước trong khu vực, tháng Chín năm 2012 ở mức 8,82% trên tổng dư nợ so với mức 3,07% hồi cuối năm 2011.
Đề án cũng đặt mục tiêu giảm nợ xấu xuống dưới mức 3% trên tổng dư nợ vào năm 2015. Mục tiêu này cao hơn so với mục tiêu trước đây, cũng được Thủ tướng nước này tuyên bố, rằng tỉ lệ nợ xấu phải giảm còn 3-4% trên tổng dư nợ vào cuối năm 2015.
Hệ thống tài chính yếu kém là một trong những vấn đề kinh tế lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch từng đưa ra tỉ lệ nợ xấu của hẹ thống ngân hàng Việt Nam là 13% tổng dư nợ.
Bảo đảm tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt 30-35% tổng thu nhập quốc nội (gross domestic product - GDP), đề án viết. “Mở rộng tối đa phạm vi và cơ hội cho đầu tư tư nhân, nhất là tư nhân trong nước.’
Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước sẽ tập trung vào các lĩnh vực chính gồm công nghiệp quốc phòng, các ngành, lĩnh vực công nghiệp độc quyền tự nhiên hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; trong khi vẫn tiếp tục thúc đẩy cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước - đề án viết nhưng không đưa ra chi tiết.
Đề án cũng nhắc lại chính sách thoái vốn của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong các doanh nghiệp không cốt lõi; khuyến khích việc thành lập và phát triển của các tập đoàn kinh tế tư nhân trong nước.
Chính phủ Việt Nam có kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm nay đạt 5,5%, lạm phát giữ ở mức 6,0-6,5% so với 9,21% vào năm 2012./Reuters

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét