Pages

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

Việt Nam nỗ lực tăng cường năng lực phòng thủ


Việt Nam đang nỗ lực tăng cường năng lực phòng thủ

Năm 2012, Việt Nam đã nỗ lực tăng cường năng lực phòng thủ biển, với một loạt tàu chiến và tàu ngầm hiện đại.

Website của Chính phủ Việt Nam vừa đăng bài viết của Thiếu tướng Từ Linh, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng, đưa ra nhiều chi tiết về về kế hoạch nâng cấp quân đội, nhất là hải quân.



Theo bài viết, trong năm qua, hải quân và cảnh sát biển Việt Nam đã tiếp nhận nhiều trang thiết bị mới.

Tháng Ba và tháng Mười 2012, Nga đã bàn giao cho Việt Nam bốn pháo hạm lớp Svetlyak, một trong những loại tàu pháo hiện đại có lượng giãn nước 345 tấn, dài 49,5m, trang bị pháo hạm 76,2mm, pháo phòng không Ak-630 và tên lửa phòng không tầm thấp Igla.

Năm ngoái, hai tàu ngầm lớp Kilo chạy bằng cả điện và diesel đã được Nga hạ thủy cho Việt Nam tại nhà máy Admiralteiskie Verfi vào tháng Tám.

Đây là hai trong số sáu tàu ngầm tấn công mà Việt Nam đã đặt mua của Nga. Loại tàu ngầm tấn công này có lượng giãn nước 3.100 tấn, trang bị các máy phóng ngư lôi cỡ 533mm bắn được ngư lôi chống ngầm hoặc tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh 3M54.

Cũng tháng Tám, Cảnh sát biển Việt Nam tiếp nhận máy bay tuần tra CASA C-212-400 đầu tiên trong hợp đồng mua 3 chiếc từ hãng Airbus Military.

C-212-400 là dòng máy bay vận tải đa dụng thế hệ 4 được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ tuần tra trinh sát hải quân. Máy bay này có khả năng bay tốc độ thấp và ở tầm bay thấp, được cho là rất phù hợp với hoạt động tuần thám ven biển.

Máy bay tuần tra này có thể hoạt động cả ban ngày và ban đêm trong mọi điều kiện thời tiết, cất hạ cánh ở sân bay dã chiến.

Tuần tra biển

Theo bài viết của Thiếu tướng Từ Linh, trong tháng 10/2012, Cục Cảnh sát biển Việt Nam, Nhà máy Z189 và hãng Damen của Hà Lan đã thực hiện lễ hạ thủy tàu tuần tra DN 2000.

Đây là tàu tuần tra "có đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế với nhiều trang thiết bị hàng hải chưa từng có trên các tàu quân sự Việt Nam từ trước tới nay, như có sân đáp trực thăng hạng trung ở đuôi tàu".

Tàu hải quân do Việt Nam tự chế
Việt Nam hy vọng chế tạo nhiều vũ khí ở trong nước
Tàu này có thể hoạt động trong các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam với phạm vi không hạn chế trong điều kiện gió cấp 12 và liên tục trên biển 40 ngày đêm.

Ngoài vai trò tuần tra bảo vệ biển đảo, tàu DN 2000 có thể tham gia cứu kéo các tàu bị nạn, chuyển quân, chi viện hậu cần cho quân đội Việt Nam trên đảo.

Qua các chi tiết ở trên, có thể thấy lĩnh vực phòng thủ biển được chú trọng, nhất là trong bối cảnh căng thẳng chủ quyền gia tăng ở Biển Đông.

Một chi tiết đáng chú ý, là trong năm 2012, Việt Nam đã có một số thoả thuận hợp tác công nghiệp quốc phòng với Singapore, Israel và Ý.

Hồi tháng Ba, Việt Nam và Nga đã ký thỏa thuận cùng phát triển tên lửa hành trình diệt hạm Kh-35 Uran và máy bay không người lái hạng nhẹ (UAV) sử dụng cho mục đích giám sát dân sự.

Việt Nam đang có tham vọng sản xuất các trang thiết bị, vũ khí trên ở trong nước.

(BBC)

Không có nhận xét nào: