Pages

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Động cơ hành động của Bắc Hàn?

Việt-Long, RFA

aegis-sm-3
Chiến hạm Mỹ phóng hỏa tiễn SM-3 của hệ thống Aegis
galaxywire.net photo

Bon chen ngang hàng nước lớn

Hôm nay là ngày mà các phái bộ ngoại giao nước ngoài tại Bình Nhưỡng nên di tản nhân viên để tránh tổn thất vì chiến tranh hạt nhân, theo lời cảnh báo của Bắc Hàn. Bắc Hàn cũng cảnh báo người ngoại quốc nên rời khỏi Seoul để tránh chiến nạn. Nhưng tất cả các tòa đại sứ ở Bình Nhưỡng cũng như Seoul đều bình chân như vại. Và đến tối thứ năm cả năm dàn hỏa tiễn ở bờ biển phía đông Bắc Hàn vẫn chưa “động thủ”, tuy rằng Seoul nói hỏa tiễn sẵn sàng được phóng đi bất cứ lúc nào. Nhưng Bắc Hàn dọa phóng hỏa tiễn để đánh ai? Để thử nghiệm? Hay làm gì?

Mới đây một chuyên gia Trung Quốc nói là cầu thủ bóng rổ của Mỹ thăm Bắc Hàn cho biết Kim Iong-Un không muốn gây chiến, mà mục đích chỉ muốn Tổng thống Mỹ phải gọi điện thoại cho ông ta mà thôi.  Trước đó trên tờ Global Times của Trung Quốc, phó Tổng biên tập nhật báo Thời Báo của Trường Đảng trung ương, ĐCSTQ, viết rằng Bắc Hàn không đời nào dám gây chiến, vì chỉ ba mươi phút sau khi khởi chiến là Kim Jong Un sẽ bị lôi ra và dẵm nát như con kiến. Đây là ý kiến của các nhà chính trị và giới quan sát của Trung Quốc, nước đàn anh và bảo trợ, viện trợ cứu giúp cho Bắc Hàn, không phải là Hàn quốc hay Mỹ nói như vậy.
Điều này chứng tỏ người Trung Quốc tin chắc là Bắc Hàn không dám gây chiến hạt nhân, nhưng cứ có những hành động khiến Hoa Kỳ  có cơ hội dưng thêm hằng chục dàn lá chắn hỏa tiễn ở từ Mỹ sang Thái Bình Dương, đưa thêm tàu có hệ thống chống hỏa tiễn đến sát Nhật Bản, Trung Quốc, cả dàn ra-đa X-band dò xét sâu vào nội địa Bắc Hàn lẫn Trung Quốc, khiến Bắc Kinh rất bực mình. Vậy nhưng Bắc Kinh vẫn cứ phải nâng đỡ cứu giúp Bắc Hàn, vì không thể mất Bắc Hàn vào vùng ảnh hưởng của Mỹ và Hàn quốc, mất đi vùng đệm ở sông Áp lục, để lực lượng Mỹ-Hàn áp sát biên giới.

“Tam thập nhi lập” 
kim-n-jang
Kim Kyong-Hui và Jang Sung-Taek- kns photo

Năm nào cũng vậy, cứ gần đến dịp kỷ niệm ngày sinh của nhà lập quốc Bắc Hàn, ông nội của Kim Jong-Un là ông Kim Il-Sung, người Việt thường gọi là Kim Nhật Thành, thì chế độ của ông con đã quá cố là Kim Jong-Il thường có hành động để thế giới chú ý tới Bắc Hàn. Đến thời Kim Jong-Un ngày nay cũng không ngoại lệ. Thêm vào đó lãnh tụ trẻ tuổi nhà Kim đời thứ ba này càng muốn củng cố uy tín lãnh đạo với mọi thành phần trong nước và nâng cao vị thế quốc tế của cá nhân, nên hành động tiến xa hơn và nổi bật hơn cả người cha, là cứ làm ra vẻ chuẩn bị tấn công Mỹ- Hàn, có lúc lại làm như chuẩn bị phản công vì sắp bị Mỹ-Hàn tấn công…
Cảnh báo giới ngoại giao ở Bình Nhưỡng di tản để ra vẻ như sắp bị Mỹ tấn công hay phản công, nhưng không ai nhúc nhích, thì bèn cảnh báo người ngoại quốc ở Seoul, ra vẻ như sắp phóng hỏa tiễn hay pháo kích bằng đại bác sang thủ đô Hàn quốc.  Những hành động nực cười cho công luận quốc tế đã phát xuất từ mặc cảm “còn non nớt” của người lãnh đạo mới vào tuổi 30, tam thập nhi lập, chỉ mới vào tuổi lập chí lập thân, chưa tới thời “tứ thập nhi bất hoặc” để có thể “biết phân biệt phải trái”, nếu nói theo định nghĩa của Khổng Tử.
Tuy nhiên có vẻ như những hành động đó không phải chỉ do Kim Jong Un nghĩ ra, mà còn có các quân sư và dàn tướng lãnh diều hâu bày mưu tính kế.
Đó cũng là câu hỏi cho giới tình báo và quân sự của Hoa Kỳ. Một quan chức Mỹ nói là họ đang cố gắng tìm hiểu xem những ai trong số các tướng lãnh Bắc Hàn, ngoài bà cô Kim Kyong-Hui và ông cậu Jang Sung-Taek của Kim Jong-Un, là thành phần chủ chiến trong hệ thống Đảng và chính quyền ở Bình Nhưỡng.
Người Mỹ đáng lẽ không cần thắc mắc về điều đó, vì quân đội Bắc Hàn chỉ là bộ máy công cụ của thành phần lãnh đạo chính trị. Một “bộ máy” thì không chủ chiến hay chủ hòa. Đó là đặc tính cốt yếu của mọi quân đội Cộng Sản.

Xác định lập trường với quân đội 
jang-kim
Jang Sung-Taek bên cạnh Kim Jong-Il, 2009- nkeconwatch photo

Thành phần lãnh đạo chính trị quyết định chính sách cho Kim Jong-Un chính là người cô và ông cậu, cùng một nhân vật hãnh tiến từ năm 2012, khi Kim Jong-Il lâm trọng bệnh. Hai người cô cậu này cùng tuổi 66, là hai nhân vật được Kim Jong-Il gởi gấm Kim Jong-Un cho họ để giúp người con củng cố ngôi lãnh đạo chí tôn. Jang Sung-Taek là đầu óc chính trị của lãnh tụ quá cố Kim Jong-Il, là người tin cẩn nhất của Kim Jong-Il về quân sự và nội trị, được phong đại tướng, phó chủ tịch Ủy Hội quốc phòng Bắc Hàn , trong thời gian Kim Jong-Il đau ốm sắp lìa đời .
Không phải chuyện tình cờ khi hai vợ chồng người này ngồi hai bên ông cháu lãnh tụ trong hội nghị Trung ương Đảng công nhân Bắc Hàn hối cuối tuần trước, lúc Kim  Jong Un thề quyết tâm thủ đắc vũ khí hạt nhân như bảo vật trấn quốc của Bắc Hàn. Sau đó là những hành động khiêu khích ngày càng gay cấn, như chuyển hỏa tiễn sang miền đông để chuẩn bị phóng.
Người ta tin rằng chính Jang Sung-Taek và Choe Ryong-Hae đã thúc đẩy Kim Jong-Un cách chức phó nguyên soái Ry Yong-Ho Tổng tham mưu trưởng quân đội Bắc Hàn.
Choe Ryong-Hae, 63 tuổi, vào tháng 9 năm 2010 từ chức vụ bí thư tỉnh ủy đột nhiên được phong tướng và làm thành viên ban bí thư Trung ương Đảng và Quân Ủy trung ương, ủy viên dự khuyết bộ chính trị. Kim Jong-Il chết vào tháng 12-2011, thì qua tháng tư 2012 Choe được thăng chức Phó Thống Chế, thành viên bộ chính trị, Tổng cục trưởng Tổng cục chính trị, và phó chủ tịch Quân Ủy trung ương, thành viên Ủy Hội Quốc phòng Bắc Hàn.
Jang Sung-Taek và Choe Rong-Hea đồng lòng phò tá Kim Jong-Un, và muốn loại trừ tướng Ry như một đối thủ quyền lực, vì tướng Ry cũng là người tin cẩn của Kim Jong-Il, là một tướng lãnh chuyên nghiệp, cực kỳ diều hâu và có nhiều uy tín với quân đội vì không phải loại tướng lãnh đột nhiên nhảy ngang lên làm tướng như Jang, Choe và cả Kim Jong-Un.
Vì loại trừ tướng diều hâu Ry Yong-Ho mà trong quân đội có thể đã loan truyền tin đồn họ Kim và Jang, Choe chuyển sang lập trường chủ hòa. Có thể vì thế sau đó Kim Jong-Un bất ngờ phóng thí nghiệm hỏa tiễn và thử bom nguyên tử, gần như cùng lúc, và có một loạt hành động hiếu chiến và gây chiến chưa từng thấy, để xác định với quân đội lập trường chủ chiến, chống
english.chosun- 250.jpg
Tướng Choe Ryong-Hae - english.chosun photo
Mỹ đến cùng của gia đình họ Kim.
Điều đáng tiếc, là những sự kiện đó chứng tỏ cái quân đội do triều đại nhà Kim gây dựng hơn 60 năm nay vẫn chỉ là những con ngựa chiến mắt che hai bên sẵn sàng lao đầu ra chiến địa không cần biết đối thủ là ai.
Thực ra điều này không có gì là lạ vì quân đội của các nước Cộng Sản luôn luôn chỉ là bộ máy công cụ của Đảng và chính quyền Cộng Sản, được dạy dỗ chỉ trung thành với Đảng chứ không phải với dân với nước. Bắc Hàn lại là nước Cộng Sản ngoan cố hơn cả Trung Quốc và Liên Xô, Cuba hay Việt Nam. Quân đội các nước Cộng Sản còn lại này không thể hiếu chiến bằng quân Bắc Hàn, vì những xã hội này có cởi mở hơn, biết đến bên ngoài nhiều hơn.

Phản ứng của Mỹ-Nhật-Hàn

Tướng Tổng tham mưu trưởng quân đội Hoa Kỳ  Martin Dempsey tuyên bố trước quốc hội nếu Bắc Hàn phóng hỏa tiễn thí nghiệm thì các chiến hạm Mỹ sẽ không hành động, nhưng nếu thực sự tấn công lãnh thổ Hoa Kỳ , kể cả Guam và Hawaii, hay căn cứ Okinawa, thì lực lượng Mỹ có thừa khả năng phòng vệ. Ông tướng cũng không nói tới chuyện phản công, có lẽ để Bình Nhưỡng không có lý do la toáng lên là sắp bị tấn công!
Trong khi đó Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố các hệ thống hỏa tiễn đánh chặn PAC-3 sẽ bắn hạ hỏa tiễn Bắc Hà
aegis-freerepublic
Hỏa tiễn SM-3 chống hỏa tiễn, hệ thống Aegis- freerepublic.com photo
n nếu bay về hướng nước Nhật. Nhật Bản cũng bố trí hai chiến hạm trong số 4 chiếc có hệ thống Aegis ở ngay biển Nhật Bản, sẵn sàng hành động. Nhật còn có 16 dàn PAC-3 trên bốn vùng chiến thuật, tổng cộng 28 dàn phóng PAC-3. Hiện nay đã có 4 dàn loại này ở quanh bộ quốc phòng tại Tokyo, cùng ba dàn PAC-3 nữa ở quanh thủ đô.
Vấn đề là Bắc Hàn sẽ phóng trên dàn phóng lưu động, khiến việc đo đạc để bắn hạ nó khó khăn thêm. Đó có thể là điều mà Bắc Hàn muốn thí nghiệm, vừa để nắn gân Nhật Mỹ, vừa thử thách và tìm biết giới hạn hiệu năng của các hỏa tiễn đánh chặn của đối phương, một công đôi việc, có lợi cho cả Trung Quốc.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng Bắc Hàn sẽ không phóng hỏa tiễn về hướng Nhật Bản để bị bắn hạ, chỉ mất mặt thêm chứ không lợi ích gì.
Tin mới nhất sáng sớm thứ sáu cho hay Bắc Hàn vừa hạ môt hỏa tiễn xuống, một ngày sau khi dựng chiếc hỏa tiễn thẳng đứng trong vị thế sẵn sàng phóng đi.

Không có nhận xét nào: