Pages

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Trung Quốc lo sợ thua kiện chủ quyền tại Biển Đông


Theo mạng tin Sankei (Nhật Bản) số ra mới đây, khi bị Philippines kiện ra tòa liên quan đến chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc đã gây sức ép đối với Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm buộc Philippines rút đơn kiện. 
Để Manila rút đơn, Bắc Kinh hiện sử dụng quân bài mang tên “Quy tắc ứng xử” dựa trên quan điểm hối thúc các bên hành động theo pháp lý nhằm ngăn chặn xung đột trên Biển Đông.
Tháng 1/2013, Philippines đã đệ đơn kiện lên Tòa án Trọng tài Quốc tế căn cứ vào Công ước của Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982. Trước đơn kiện của Philippines, Trung Quốc từ chối tham dự phiên tòa quốc tế này, và Philippines đã yêu cầu Chánh án Tòa án LHQ về Luật biển (ITLOS) Shunji Yanai chỉ định “trọng tài viên” đại diện cho Trung Quốc.

Theo Bộ Ngoại giao Philippines, Manila đã chỉ định một Giáo sư về luật quốc tế người Đức và nếu 3 trọng tài viên còn lại được chỉ định, quá trình xét xử sẽ được tiến hành mà không cần đến sự có mặt của Trung Quốc.


Trước những diễn biến nêu trên, Trung Quốc đang gây áp lực đối với các nước ASEAN, trong đó có Singapore và Malaysia, nhằm mục đích ngăn cản việc “xét xử vắng mặt” đối với tính bất hợp pháp trong các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

[Philippines được lợi khi Trung Quốc bác tòa án LHQ]

Về các phán quyết trước đây của Tòa án Trọng tài Quốc tế, cũng không ít trường hợp tòa án này đưa ra phán quyết phân rõ trắng đen. Ví dụ như trong vụ phân xử tranh chấp giữa Argentina và Chile đối với chủ quyền 3 hòn đảo trên kênh Beagle, phía Chile đã thắng kiện với phán quyết khẳng định đối với các đảo này. Trung Quốc thực sự lo ngại về một phán quyết tương tự trong trường hợp này.

Ngoài ra, Bắc Kinh đang có ý đồ cô lập Philippines với sách lược phân hóa nội bộ ASEAN, đồng thời “đóng nhát đinh” răn đe khiến các nước khác trong khu vực không có cơ hội tận dụng vụ kiện của Philippines.

Liên quan đến quy tắc ứng xử “xem xét lại” việc rút đơn kiện, phía ASEAN đang thương lượng với Trung Quốc nhằm xây dựng một dự thảo về quy tắc này song Trung Quốc vẫn liên tiếp từ chối tham gia chính thức vào các cuộc tham vấn chính thức đó. Điều này vô hình trung tạo tâm lý lo ngại bên trong ASEAN rằng việc Trung Quốc phản đối vụ kiện của Philippines sẽ càng khiến cho quá trình bàn thảo về quy tắc ứng xử thêm bế tắc. Bắc Kinh đã khéo léo lợi dụng thực tế này để gây sức ép đối với ASEAN nhằm tạo ra tác động nhất định đến Manila.

Trong khi đó, trước sự kiện tàu hải quân Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam tại vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng “phản đối mạnh mẽ lối hành xử vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực” trên biển.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại khẳng định rằng hành vi đó (của Hải quân Trung Quốc) “là phản ứng chính đáng đối với các tàu cá đánh bắt bất hợp pháp,” trong khi phát ngôn của Hải quân Trung Quốc lớn tiếng cho rằng “Hải quân nước này đã bắn hai quả pháo sáng lên trời cảnh cáo.” Thực tế, các thuyền trưởng tàu cá Việt Nam đều khẳng định rằng họ bị tàu Trung Quốc “bắn 4-5 phát đạn”./. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét