Nhà báo Lê Phương Dung
Theo Soha.vn - Tổng thống Mỹ Obama đã phản ứng lại chiến lược tấn công mạng được cho là của Bắc Kinh bằng cách cấm chính phủ mua " hàng Trung Quốc ", trong lĩnh vực công nghệ.
Luật cấm mua " hàng Trung Quốc " được ra đời trong thời điểm hàng loạt những vụ tấn công vào các công ty quan trọng nhất của Mỹ bị phát hiện bị phát hiện là được thực hiện tại Trung Quốc.
Theo đó, các cục Thương mại và Tư pháp, cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA và Quỹ khoa học quốc gia không được mua các phần cứng " được sáng tạo, sản xuất và lắp ráp ", bởi bất cứ công ty nào " thuộc sở hữu, vận hành hoặc được hỗ trợ " bởi chính phủ Trung Quốc. Các cơ quan này chỉ có thể mua bán công nghệ sau khi tham khảo ý kiến của FBI, và được xác định rằng không có nguy cơ "gián điệp hoặc phá hoại " đối với hệ thống.
Mặc dù luật này sẽ chỉ được bắt đầu có hiệu lực sau ngày 30 tháng 9 năn nay, song nó sẽ được cho là sẽ mở đường cho những thay đổi mang tính dài lâu về cách mà chính phủ Mỹ mua lại công nghệ. Cựu quan chức cấp cao tại Cục an ninh Nội địa Steward Baker thì lại cho rằng: " Đây là một hướng thay đổi...Tôi cho rằng chúng ta sẽ giữ hướng đi này trong một thời gian ". Cũng vào giữa tháng 3 mới đây, hãng an ninh máy tính Mỹ Mandiant đã công bố các chi tiết về những vụ việc mà họ gọi là chiến dịch tấn công mạnh mẽ của một đơn vị Trung Quốc vào các doanh nghiệp Mỹ. Về phần mình, Bắc Kinh đã phủ nhận cáo buộc này.
Nhà báo Lê Phương Dung |
Tuy nhiên, việc ngăn chặn các sản phẩm Trung Quốc có vẻ không dễ dàng thực hiện khi mà hiện nay, các thành phần của một sản phẩm hoàn thiện thường được sản xuất bởi các công ty khác nhau trên khắp thế giới, và Trung Quốc đang là nơi sản xuất, lắp ráp nhiều sản phẩm công nghệ. Đặc biệt là Liên minh châu Âu ( EU ), cũng đã thẳng thừng " tuyên chiến " với hàng giả Trung Quốc khi chính thức phát động chiến dịch chống hàng giả có xuất xứ từ quốc gia được mệnh danh là " công xưởng " của cả thế giới này. Tại lễ phát động ở trụ sở EU, ông Antonio Tajani - Uỷ viên châu Âu phụ trách công nghiệp, đã dẫn ra những mối nguy hại lớn của hàng giả Trung Quốc với người châu Á, ông còn nhấn mạnh về những nguy cơ tiềm ẩn căn bệnh ung thư từ đồ chơi giả cho trẻ em. Theo người đứng đầu cơ quan công nghiệp của EC, giày dép của trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc có hàm lượng chrom vượt quá 6 lần mức cho phép trong khi đây là một trong những độc chất gây ung thư nếu có hàm lượng vượt quá 3mg.
Việc một thị trường tiêu dùng lớn ở châu Âu phát động chiến dịch chống hàng giả Trung Quốc thêm một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về thực trạng đã được đề cập lâu nay trên khắp thế giới. EC ước tính hiện có khoảng 500 tỉ Euro hàng giả thuộc hầu hết các nhóm ngành hàng đang lưu hành trên thế giới. Nguy cơ cảnh báo lớn nhất là những loại hàng giả ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người như quần áo, giày dép, các vật dụng thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày. Cơ quan bảo vệ biên giới và hải quan Mỹ ( CBP ) cho biết, lực lượng chức năng của nước này đã phát hiện và bắt giữ 24.792 chuyến hàng giả và hàng " nhái " với tổng trị giá 1,1 tỉ USD, nếu tính theo giá bán lẻ. Nguồn gốc hàng " nhái " và giả này chủ yếu là của Trung Quốc.
Theo ông Tajani, phần lớn đồ chơi bán tại các cửa hàng châu Âu có xuất xứ từ Trung Quốc, và khoảng 58% mặt hàng ở châu Âu bị EU xếp vào diện nguy hiểm được sản xuất tại Trung Quốc. Cũng chính vì thế mà từ nhiều năm nay, giữa Trung Quốc và châu Âu đã không ít lần xảy ra tranh cãi, va chạm về thương mại do EU cáo buộc Trung Quốc đã không có những hành động cụ thể để đấu tranh chống hàng giả.
Nhà báo Lê Phương Dung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét