Pages

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

CPC Hay Không Cho CSVN?


Tác giả :Vi Anh
Một cách chính thức, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã từ chối đưa chính phủ Hà Nội vào danh sách các nước quan ngại CPC. Một điều có vẻ như rất lạ, nhưng thực sự không lạ gì. Viễn ảnh như thế, cho thấy dự luật nhân quyền Việt Nam sẽ bị thảm bại ở Thượng Viện Hoa Kỳ.
Trước đó, những tổ chức nhân quyền đã đưa ra các bằng chứng cho thấy Hà Nội vi phạm các quyền tự do tôn giáo.
“Tình hình nhân quyền ở Việt Nam vẫn rất tồi tệ và thụt lùi. Vi phạm “tiếp diễn và quá đáng”, “giam cầm các lãnh đạo tôn giáo và bỏ tù dài hạn các cá nhân đấu tranh cổ xúy nhân quyền một cách ôn hòa”. “Không có quyền tự do tôn giáo mà chỉ thấy các trường hợp đánh đập của công an, của côn đồ thuê mướn, và của lực lượng an ninh tôn giáo”. Chỉ thấy đàn áp gần như mọi quyền con người bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, và tự do tôn giáo.

Dẫn chứng, Human Rights Watch nói “Việt Nam đàn áp gần như mọi quyền con người bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, và tự do tôn giáo.” “Các tôn giáo bị Hà Nội sách nhiễu, bắt bớ, tịch thu tài sản trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tin lành, Công giáo, và Pháp Luân Công.” “Trong 6 tuần đầu của năm nay, Việt Nam đã kết án ít nhất 40 nhà bất đồng chính kiến, như vậy chỉ trong vòng hai tháng, số người bị tù đày vì thể hiện quan điểm trái với nhà nước đã vượt tổng số của cả năm ngoái. Vẫn theo lời ông Dân biểu Ed Royce, bất chấp thái độ hành xử đó, Việt Nam vẫn tích cực theo đuổi một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.”
Đó là những chữ, những lời của Dân biểu Ed Royce Chủ Tịch Uỷ Ban Đối Ngoại của Hạ Viện Quốc Hội Mỹ. Ngoài ra Ông còn nhấn mạnh: “Đã đến lúc phải phơi bày các vi phạm nhân quyền đó. Nếu chúng ta tiếp tục làm ngơ trước sự đàn áp khủng khiếp của Hà Nội, chúng ta đang góp thêm sự đau khổ cho nhân dân Việt Nam.”
Do vâỵ, thêm một lần nữa Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, DB Ed Royce, ngày 16/5 trình Hạ Viện Mỹ Nghị quyết HR. 218 kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách Quốc gia cần Đặc biệt Quan tâm CPC.
Như đã biết mấy lần Hạ Viện  biểu quyết thông qua nghị quyết tương tự với đa số rất cao và Bộ Ngoại Giao chưa đồng ý.
Ủy ban của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc Tế (USCIRF) công bố cuối tháng 4/2013 một lần nữa đề nghị đưa tên Việt Nam vào lại danh sách CPC. Việt Nam bị Bộ Ngoại giao Mỹ liệt kê vào danh sách Các nước cần Đặc biệt Quan tâm về Tự do Tôn giáo (CPC) vào năm 2004 đến năm 2006,
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, Ed Royce, cũng từng bảo trợ Dự Luật Nhân quyền Việt Nam 2013 mang số hiệu HR 1897 nhằm phát huy tự do dân chủ tại Việt Nam. Luật vừa được Tiểu ban Nhân quyền Hạ viện Hoa Kỳ biểu quyết thông qua hôm 15/5/2013.
Trớ trêu thay, CS Hà nội cứ mặt dày mày dạn, gần đây Việt Nam xin ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Thật là một điếm nhục cho Hội Đồng Nhân Quyền và Liên Hiệp Quốc nếu để Hà nội vào.
Còn người Việt trong ngoài nước bị CS tước đoạt những nhân quyền bất khả tương nhượng vẩn kiên nhẫn đấu tranh, vận động cho nhân quyền VN. Hữu chí ắt cánh thành. Qui luật đấu tranh chánh trị ai cũng biết người nào dài hơi, nhiều sáng tạo, nắm đuợc chánh nghĩa người đó tất thắng. Đảng Nhà Nước CS Hà nội trong vụ này tỏ ra đã thui chột, bị động mất sáng kiến chỉ biết chống chế một cách sáo mòn. Còn người dân Việt nhứt là công dân Mỹ gốc Việt kiên nhẫn, sáng tạo vận động từ Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế đến quí vị dân biểu, nghị sĩ, và một số viên chức Bộ ngoại Giao Mỹ một cách liên tục, có tăng chớ không có giảm, có tiến chớ không có lùi, dù có rất nhiều việc khác quan trọng và cấp bách hơn phải vận động, hành động cho đồng bào và nước nhà VN bị CS Hà nội ngày càng áp bức bóc lột và lệ thuộc TC.
Tuy trong danh sách các nước bị CPC kỳ này chưa có Việt Nam CS. Nhưng Việt Nam CS là một trong sáu nước bị Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế và Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa thêm vào danh sách. Điều đó chứng tỏ người dân VN trong ngoài nước – đặc biệt người Mỹ gốc Việt công dân Mỹ đã có vận động, vận động khá thành công quí vị dân biểu, nghị sĩ trong Quốc Hội Mỹ và Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế tư vấn cho Quốc Hội Mỹ, con tim và khối óc của chánh quyền dân cử Mỹ, mới có đề nghị đưa VNCS vào CPC.
Nếu nén cảm xúc, phân tích lạnh lùng bằng tri thức lạnh lùng và luận lý thì thấy cuộc vận động của người dân Việt đã được Bộ Ngoại Giao Mỹ tuy chưa đưa CS Hà nội vào sổ bìa đen CPC, nhưng CS Hà nội vẫn bị Bộ ngoại Giao Mỹ cảnh cáo dữ lắm, nhiều lần lắm. Đó là dấu chỉ cho thấy CPC cho VNCS sẽ có, chỉ sớm muộn thôi.
Tưởng cũng còn nhớ, CS Hà nội đã bị Mỹ đưa vào sồ bìa đen vào năm 2004, một lần rồi, suốt hai năm từ 2004 đến 2006. Mỹ có những ưu tiên lớn lao và cần thiết trong trường kỳ hơn là việc trừng phạt CS Hà nội vi phạm tự do tôn giáo. Nên cuối năm 2006, để dọn đường trước khi Tổng thống George W. Bush tới Hà Nội dự Hội nghị APEC, Mỹ rút VNCS ra khỏi danh sách CPC, viện lẽ VNCS đã có những tiến bộ về tôn giáo.
Nhưng người dân Việt nhứt là các tôn giáo độc lập không có cái nhìn thoả hiệp như Bộ ngoại Giao Mỹ lúc bấy giờ. Cho việc làm của Bộ ngoại giao Mỳ là hy sinh những giá trị tinh thần cao cả tự do truyền thống của Mỹ cho quyền lợi vật chất.
Và liên tiếp trong suốt từ năm 2006 cho đến nay, người dân Việt trong ngoài nước và  các tổ chức nhân quyền và một số vị dân cử Hoa Kỳ yêu cầu đưa Việt Nam CS trở lại danh sách CPC. Hữu chí cánh thành.
Cuối cùng, không có cuộc đấu tranh chánh trị nào một sớm một chiều mà thành công được. Có khi cả đời người sang đời con cháu mới thành như Cụ Phan bội Châu nói để  khuyên người dân Việt không nên mất kiên nhẫn trong công cuộc đấu tranh giành độc lập từ tay thực dân Pháp.  Chính trường khác với chiến trường. Nhưng chiến thắng chánh trị tác dụng toàn diện và rất lâu dài./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét