Pages

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

“TPP” và Nhân Quyền Việt Nam


TPP:“Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement”
(Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương).
Ngày15/3/2013 trong một cuộc họp với báo chí tại Tokyo Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe loan báo : Nhật Bản sẽ tham gia nổ lực đàm phán cùng 11 quốc gia thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm nay (2013) . Hiệp định này nhằm thành lập một khu vực tự do mậu dịch lớn nhất thế giới.

Thủ tướng Shinzo Abe cho rằng: “Nước Nhật đang ở chân tường, nếu không bước được lên tàu thì Nhật Bản sẽ phải ở lại trên sân ga”. Ông nói: Nhật Bản không thể tự mình khép kín, nếu muốn tiếp tục duy trì tăng trưởng, và ông  mô tả : “đây là cơ hội cuối cùng để tham gia và nếu để lỡ cơ hội này thì nền kinh tế Nhật Bản sẽ bị tụt hậu” (chủ yếu suy giảm mậu dịch thương mại với TQ) . (sgtt.vn/…/a-name=GoBackaNhat-Ban-muon-dam-phan-Hiep-dinh-thuon.).
“TPP” là một Hiệp định thương mại tự do đa phương nhằm thiết lập một mặt bằng thương mại tự do với 12 quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương .
Khởi đầu từ 2005 mang tên “TPSEP”, gồm bốn thành viên sáng lập : Brunei, Chile, New Zealand, Singapore và Hoa Kỳ (năm 2008) . (Giới chức Hoa Kỳ nói rằng đây như là bản sao trong khuôn khổ hướng tới thỏa thuận mậu dịch tự do của khu vực châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP), một ý tưởng mà Washington lần đầu tiên thai nghén vào năm 2006.)
Năm  2010 “TPSEP” đề xướng mở rộng thành “TPP”, với các nước tham gia là Australia, Canada, Malaysia, Mexico, Peru, và Nhật Bản trong năm 2013 -   về phía CH/XH/CN Việt Nam còn trong vòng đàm phán (Trung Quốc không được mời) .
            image001              
Cuộc họp cấp cao các thành viên Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Hawaii tháng 11/2011.
TPP có giá trị mậu dịch bao nhiêu ?
TPP có thể phát triển thành khu vực mậu dịch tự do lớn nhất trên thế giới, áp đảo Liên minh châu Âu – 12 quốc gia tham gia đàm phán của “TTP” có dân số hơn 750 triệu người, nhưng quan trọng là trong đó có 2 nền kinh tế số 1 Mỹ và số 3 Nhật Bản, sản lượng kinh tế chung ước khoảng hơn 25 ngàn tỉ đôla, tương đương 40% GDP toàn cầu.
Nhân danh lãnh đạo nước Mỹ và nền kinh tế lớn nhất thế giới  TT Obama đang nổ lực phát triển TPP như một vành đai thương mại kinh tế mới mà đối trọng nhắm đến Trung Quốc là mục tiêu, TPP họp lần thứ 13 ở San Diego, thành phố cảng quân sự Thái Bình Dương hướng về  Á châu của Mỹ . 2013, vòng đàm phán giữa các bên tham gia sắp diễn ra ở Peru và dự trù hoàn tất vào cuối năm .
Cũng cần biết thêm –
Gần như song song cùng thời gian, năm 2006 tại Châu Á và khối Asean cũng hình thành một hiệp ước thương mại quốc tế khu vực mang tên : “RCEP” : (Regional Comprehensive Economic Partnership)
RCEP bao gồm 16 quốc gia trong khu vực châu Á–Thái Bình Dương.
Các thành viên gồm 10 quốc gia khối ASEAN (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào, Miến Điện, Campuchia) và  Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và Australia – gọi tắt là “ASEAN + 6” -    (RCEP không có sự tham gia của Hoa Kỳ) .
Mục đích của RCEP là phát triển một hiệp định tự do Thương mại của khối ASEAN với các quốc gia không nằm trong khối nhằm cân bằng và tạo thêm sức ảnh hưởng lên các hiệp định thương mại khác .
RCEP đã giúp thúc đẩy thương mại Việt Nam vươn ra khu vực châu Á–Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, thời gian gần đây CH/XHCN/VN và một số quốc gia ven biển Đông khối Asean nảy sinh những mối lo ngại lớn về mặt tổng quan chiến lược kinh tế và quốc phòng khi áp lực ngày càng gia tăng của Trung Quốc qua các lời tuyên bố kèm hành vi quân sự cực đoan trên Biển Đông.
Tác động chính trị qua lại – Năm 2012 CSVN đã hoan nghênh và chào đón lời gợi ý hợp tác (TPP) từ phía Hoa Kỳ, nhưng động thái này vẫn chưa cụ thể rỏ ràng (chưa có kết quả đàm phán) đến mức có thể làm Trung Quốc phiền lòng qua cái “4 tốt 16 vàng” với “đồng chí” CSVN.
Nhưng  nếu không nhanh chóng tìm một sự đối trọng mậu dịch quốc tế song hành như “RCEP”, Việt Nam có thể sẽ đối diện với sự bắt chẹt làm“việt vị” một phần nền kinh tế từ Bắc Kinh, nếu chẳng đặng đừng phải trả đũa trực tiếp bằng quân sự trong va chạm với Bắc Kinh (đang nóng) để bảo vệ chủ quyền trên lãnh hải của mình ở Biển Đông, đặc biệt khi Việt Nam vẫn là nước có nền mậu dịch quan trọng với TQ, đứng thứ 2 (sau lớn nhất với Mỹ), dù thường khi VN hay bất lợi về cán cân thương mại với TQ  .
Khách quan, với CSVN tầm quan trọng của “TPP” không thể xem nhẹ chút nào, có thể nói nó còn lớn hơn nhiều so với hiệp ước thương mại quốc tế khu vực Châu Á  mang tên RCEP nói trên,  vì nếu “vào được” TPP ngoài sự giúp mở rộng thêm nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đang lớn nhất với Mỹ (hơn 24 tỷ đô la trong năm 2012 – rfa) còn nối tiếp đẩy mạnh việc xuất khẩu sang thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới bên kia Thái Bình Dương lan tỏa sang khu vực thị trường Nam Bắc Mỹ mà còn trực tiếp hay gián tiếp cũng cố hình thành một hệ thống kinh tế chiến lược “sinh tử” hổ trợ cho quốc phòng khi đối mặt với Trung Quốc cực đoan trong tham vọng bành trướng, ngoài sức mạnh quân sự hay có thói quen kèm theo những thủ đoạn bắt chẹt kinh tế, thương mại song phương .
Nhìn Trung Quốc trả đũa mậu dịch thương mại như “trừng phạt” Philippines khi quốc gia này đưa vụ việc tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông với TQ ra tòa án trọng tài LHQ (UNCLLOS) và Chính quyền Đài Loan cũng hành xử y như vậy, trả đủa “kinh tế” Philippines khi va chạm dẫn đến nổ súng mới đây trên lãnh hải với tàu cá ngư dân Đài Loan. Thì dù các chóp bu CSVN có là “ Tổng bí thư – tiến sĩ xây dựng đảng” hay “ Thủ Tướng y tá vườn” cũng phải hiểu sâu sắc rằng “cổ xe” kinh tế đối ngoại CS/XHCN/VN tất yếu phải sắm ngay bộ bánh sơ cua “dự phòng” mà có lẽ loại tốt nhất chắc phải mang nhãn hiệu “TPP” . (Nếu không “tốt nhất” thì Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe không phải tha thiết như vậy ! dù nền kinh tế Nhật không nhỏ chút nào )  .
Tuy nhiên cùng là hiệp ước thương mại quốc tế, nhưng “TPP” (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement)  có vài khác biệt nhất định so với “RCEP” (Regional Comprehensive Economic Partnership) .
TPP đòi hỏi các nước thành viên đầu tiên phải giải quyết những khác biệt chính trị có tính nhân bản phổ quát, trước khi nêu ra bất kỳ mối quan ngại nào trong các vòng đàm phán – Nhân quyền là điểm khác biệt quan trọng nhất giữa TPP và RCEP .
Với Việt Nam thì chế độ CS/XHCN cá biệt,vốn dĩ là quốc gia độc đảng độc tài có “thành tích” rất tệ hại về tuân thủ nhân quyền, CSVN phải cải thiện vấn đề này như là điều kiện tiên quyết nếu muốn có triển vọng hiện diện cùng đàm phán .
Không phải ngẫu nhiên là một siêu cường trong vai trò đầu tàu của “TPP” mà mới đây ngày 7/5 tại Hà Nội Ðại sứ Mỹ David Shear lên tiếng khẳng định : “Nếu Việt Nam không có tiến bộ về dân chủ và nhân quyền thì sẽ rất khó được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn để gia nhập Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP) như mong muốn”.
Theo một nghiên cứu chi tiết liên quan trong từng nền kinh tế của các thành viên dự kiến lợi ích từ TPP mang lại, Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất so với các quốc gia tham gia TPP. Nhờ vào TPP, xuất cảng của Việt Nam sẽ tăng khoảng 28%, và GDP sẽ tăng khoảng 11%.
Nói chuyện với  báo chí về vấn đề “TPP” có liên quan tới quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam, Đại sứ Shear cho biết Hoa Kỳ luôn muốn Việt Nam phát triển và thịnh vượng, ông tin Việt Nam sẽ đạt được điều đó nếu tham gia vào TPP nhưng với nhiều đại biểu Quốc Hội Hoa Kỳ sự thịnh vượng ấy phải song hành với cải thiện nhân quyền cụ thể tại Việt Nam .
Ông cũng cho biết ông Demetrios James Marantis – Quyền Ðại diện Thương mại của Hoa Kỳ trong đàm phán TPP đã đến Hà Nội để thảo luận thêm về những vấn đề có liên quan đến TPP nhằm chuẩn bị cho vòng đàm phán giữa các bên tham gia sắp diễn ra ở Peru. Tiến trình đàm phán về TPP dự trù sẽ kết thúc vào cuối năm nay. Theo dự báo của Đại sứ Shear,  sẽ có rất nhiều nhà dân cử ở Quốc hội Hoa Kỳ đòi hỏi về những vấn đề liên quan tới dân chủ, nhân quyền của Việt Nam khi chính phủ Hoa Kỳ đệ trình TPP cho Quốc hội Hoa Kỳ xem xét. Đó là một thực tế chính trị không thể tránh khỏi .
 Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nói với Đại diện Hoa Kỳ trong “TPP” Đại sứ Demetrios Marantis rằng : Việt Nam quyết tâm gia nhập Hiệp định TPP.
                             Đại Sứ Demetrios James Marantis
                  Đại Sứ Demetrios James Marantis – Ðại diện Hoa Kỳ trong “TPP”
Ngày 21/4 Đại sứ Marantis có chuyến thăm làm việc kéo dài ba ngày tại VN để thảo luận với giới chức cao cấp của Việt Nam về việc Việt Nam đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong thời gian tới. Ngày 23/4, ông Marantis đã hội kiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trước khi gặp ông Vũ Văn Ninh, theo website của cơ quan đại diện thương mại Hoa Kỳ, chủ tịch Sang dẫn lời : “đề nghị hai bên tăng cường trao đổi, rút ngắn lộ trình đàm phán TPP”. (nguyentandung.org)
Sau đó Đại sứ Marantis đã gặp Thứ trưởng Công an Tô Lâm, trong đó ông đã đề cập một số quan ngại của Hoa Kỳ, trong có việc Việt Nam ngăn chặn các website bỏ tù các blogger bất đồng chính kiến và liên hệ giữa quan hệ thương mại song phương với tình hình nhân quyền.
Cải thiện nhân quyền là một trong các đòi hỏi của không chỉ Hoa Kỳ mà còn của nhiều quốc gia Phương Tây trước khi hợp tác kinh tế với CSVN.
   image010                    Dân biểu Chris Smith, tác giả dự luật nhân quyền cho Việt Nam
( Buổi điều trần tại QH/HoaKỳ đặt dưới sự chủ tọa của dân biểu Chris Smith, tác giả dự luật Nhân Quyền Cho Việt Nam, hai lần được hạ viện thông qua, cùng với dân biểu Ed Royce và một số đồng viện thường có mối quan tâm lên án nhân quyền bị chà đạp ở Việt Nam.)
Trong khi đó, Ngày 8-5, các Dân biểu thuộc hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đã đệ trình lên Quốc Hội bản dự thảo “Đạo luật Nhân Quyền VN năm 2013”. Theo Dân Biểu Chris Smith cho biết trong buổi họp báo, ông và các bạn đồng viện quyết định đưa ra Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam 2013 ra Quốc hội sau khi có cuộc điều trần tại Quốc Hội liên quan đến nhân quyền Việt Nam hồi  tháng 4 vừa qua do ông chủ tọa, qua đó, những diễn giả và nhân chứng điều trần tố cáo tình trạng đàn áp chính trị, tôn giáo, và nạn buôn người tại Việt Nam ngày càng trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết, cùng với các chứng liệu từ các tổ chức bảo vệ nhân quyền.
Được biết, ngoài Dân Biểu Smith, đồng bảo trợ dự luật này còn có Dân Biểu Ed Royce, Dân Biểu Frank Wolf, Dân Biểu Zoe Lofgren, Dân Biểu Alan Lowenthal…
Dự luật Nhân Quyền Việt Nam  được đưa ra Quốc Hội Hoa Kỳ cùng thời điểm các nhà lập pháp Hoa Kỳ tổ chức trọng thể Ngày Nhân Quyền Việt Nam 11 Tháng 5″ tại trụ sở Quốc Hội hàng năm kể từ khi cựu Tổng Thống Bill Clinton ký thành luật hồi năm 1994, càng tạo thêm sự quan tâm của chính giới Hoa kỳ và Thế Giới .
Dự luật Nhân Quyền Việt Nam khi được thông qua thành luật, Hoa Kỳ sẽ ngưng những viện trợ không liên quan đến nhân đạo đối với Việt Nam, nếu chính quyền không cải thiện trong việc đối xử với tù nhân tôn giáo và chính trị.
Gia nhập TPP .  Đó là một cơ hội quí giá cho CSVN ( quốc gia CS duy nhất còn nghèo nàn trong khối này) Tuy nhiên chúng ta thường hay chứng kiến, cơ hội may mắn và tốt đẹp nhất, đến với một đời người, hay (rộng hơn) một quốc gia thường không nhiều, mà nghiệm suy cho thấy, để biến những cơ hội tốt đẹp ấy thành “bệ phóng” cất cánh cho một đời người hay một quốc gia đạt được thành công thịnh vượng, tùy thuộc rất lớn vào năng lực, sự khôn ngoan và thông minh của cá nhân hay tập thể lãnh đạo dân tộc đó .
Giới quan sát bình luận rằng trong quá khứ Chính phủ CS/Việt Nam thường đưa ra các nhượng bộ về nhân quyền trong khi đàm phán các hiệp định hợp tác quan trọng, nhưng sau khi đạt được những mục đích cần thiết thì ngay sau đó để bảo đảo sự sống còn của chế độ , nhà nước và đảng CSVN sẵn sàng vi phạm nhân quyền tiếp tục mà không đoái hoài đến công pháp quốc tế
sinhvienyeunuoc
Trương Duy Nhất -  Phương Uyên – Nguyên Kha và 8 SV yêu nước
Công luận trong nước và giới quan sát quốc tế ghi nhận qua các sự việc mới đây liên quan đến “nhân quyền” tại Việt Nam như  : Ngày 16/5 xét xử 2 SV Nguyễn Phương Uyên và Đinh nguyên Kha  tại tỉnh Long An – 23/5 Phiên phúc thẩm xét xử 8 thanh niên Công Giáo và Tin Lành tại TP/Vinh Nghệ An và mới nhất Ngày 26/5/2013, cựu PV và blogger công khai Trương Duy Nhất đã bị An ninh bộ CA bắt khẩn cấp tại Đà Nẵng – Việc bắt bớ và xét xử,tất cả đều vi phạm “nhân quyền” .
Người ta không biết đây có nằm trong cái công thức “hoang dã” lấy đó làm cứu cánh như là phương tiện để phục vụ, nhằm đạt mục đích trong thương lượng đàm phán “TPP” của “nhà nước đảng CSVN” không .
Tuy nhiên việc : Phó T. tướng Vũ Văn Ninh nói với Đại diện Hoa Kỳ Đại sứ Demetrios Marantis rằng : Việt Nam quyết tâm gia nhập Hiệp định TPP năm 2013 Và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định việc : Chính phủ Việt Nam quyết định ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ trong năm 2014-  (25/2 – báo Điện tử chxhcn/VN )
Thì chúng ta,mọi công dân Việt Nam trong và ngoài nước vì trách nhiệm hướng đến một nền tự do dân chủ nhân quyền với cộng đồng dân tộc, ai có khả năng, cần nên nhiệt tình phản ảnh,lên tiếng bằng các loại hình ngôn ngữ khác nhau trên hệ thống truyền thông mạng Iternet, chuyễn tải bài viết,hình ảnh về vi phạm thô bạo nhân quyền của “nhà nước,đảng” CSVN như đặt nó rộng rãi dưới mắt, vào lương tri tâm thức, mọi “nhân tố” có ảnh hưởng đến “tham vọng” và khẳng định mọi cơ hội không xứng đáng cho chế độ độc tài CSVN thủ đắc .
Điều này có thể là niềm đau trong từng trái tim Việt với tổ quốc mình – Nhưng nếu không, thì lẽ nào như khuyến khích, ban thưởng huy chương cho : Ngục tù, tham nhũng,bạo quyền, máu xương và nước mắt ! ? – Kéo dài mãi trầm luân khổ đau cho toàn dân tộc !.
Hoàng Thanh Trúc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét