Theo quan điểm thuần túy của nghề làm báo, thì đó là nghề chuyển tải thông tin về sự thật. Nhưng trong thực tiển, nhất là khi xã hội đang gặp nhiều khó khăn, việc đưa những thông tin dù là sự thật nhưng nội dung vẩn cần khuyến khích con người thêm sức mạnh để vượt qua số phận.
Việc báo chí đưa quá nhiều chuyện tiêu cực nhưng không chỉ ra giải pháp khắc phục sẽ tạo thêm nguy cơ làm thế hệ trẻ dể rơi vào tâm lý cực đoan hơn.Như vậy không thuận với xã hội.
Việt Nam đã tham gia WTO từ ngày 7/11/2006. Chúng ta hiểu rằng từ ngày đó chắc chắn Việt Nam sẽ ngày càng văn minh hơn. Nhưng tốc độ để trở thành một quốc gia văn minh nhanh hay chậm là phụ thuộc vào người Việt Nam và nhất là giới trí thức Việt Nam.
Báo chí Việt Nam giới thiệu quá ít những con người Việt Nam làm giàu từ trí tuệ. Ở đây tôi muốn nói đến loại trí tuệ được đưa vào sản phẩm Việt để cạnh tranh, chứ không phải loại trí tuệ dựa vào các mối quan hệ quyền lực để sử dụng miển phí vốn và tài nguyên của đất nước hay đưa doanh nghiệp nước ngoài vào để độc chiếm thị trường Việt Nam mà lại không nộp thuế.
Bàn về kinh tế, việc phê phán quá khứ là điều đơn giản hơn nhiều so với việc tìm kiếm giải pháp mới cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đồng Bằng Sông Cữu Long có thổ nhưỡng tương tự và có thể tốt hơn Thái Lan vì Sông Mê Kông nhiều phù sa hơn nhưng tại sao gạo của Việt Nam luôn luôn thấp giá hơn gạo Thái Lan gần 100 USD/tấn ?
Chúng ta biết Trung Quốc không có vùng khí hậu để trồng cà fê. Vậy tại sao chưa thấy Chương trình cà fê Việt Nam phải thống lỉnh thị trường Trung Quốc ?
Việt Nam có những cảng tự nhiên sâu và ở đúng vị trí cần thiết của cảng trung chuyển Đông Nam Á, vậy tại sao hàng hóa Việt Nam phải trung chuyển qua Singapore hay Hồng Kông ?
Tại sao hàng hóa Trung Quốc từ khu vực Côn Minh của Trung Quốc đến vùng giáp biên giới Việt nam của Trung Quốc đi Hồng Kông bằng con đường xe lửa Côn Minh- Hải Phòng và tàu biển Hải Phòng – Hồng Kông là thuận lợi mà chúng ta không khai thác được ?
Và nhiều câu hỏi nữa rất cần giới trí thức và nhà báo quan tâm chứ không nên sa vào những chủ đề hạn hẹp và làm buồn lòng thêm nhiều người. Mọi người mong tìm kiếm các giải pháp mới để giúp nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
Về chuyên mục xã hội,chuyện người lính Phan Hữu Được trở về sau 42 năm đã giúp mổi người tự hiểu trách nhiệm của chính mình với đất nước. Xin cám ơn nhà báo Thu Hằng của Dân trí.
Chuyện nhà báo Lê Phương Dung giúp chúng ta tin rằng chung quanh chúng ta còn rất nhiều người tốt !
Nhân ngày nhà báo 21/6/2013, dù rằng không phải là nhà báo, nhưng tôi tin rằng con đường cầm bút là phản ảnh trung thực xã hội và tự nhiên nhưng hướng đến Chân , Thiện , Mỹ hay nói cách khác là hướng đến việc giúp con người hạnh phúc hơn và văn minh hơn.
KS Doãn Mạnh Dũng
( Kinhtebien )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét