Pages

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Hai lộ trình cho quan hệ Mỹ Việt

Luật sư Vũ Đức Khanh/Asia Times
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ

Thành công của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á và chính sách "chuyển trục"của họ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ xây dựng trên sức mạnh của quan hệ đối tác với các đồng minh chiến lược. Các đồng minh lâu đời như Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc đã mang lại cho Mỹ những hỗ trợ mạnh mẽ trong khu vực, nhưng để thực hiện "chuyển trục", Washington cần mở rộng các đối tác chiến lược đáng tin cậy.
Việt Nam có tiềm năng để phục vụ như một trong những đối tác: Hà Nội, dưới sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay hay một chế độ chính trị khác trong tương lai, đã, đang và sẽ luôn luôn quan tâm đến ảnh hưởng và ý định của Trung Quốc, người phương Bắc khổng lồ của mình.
Cho nên, dù là Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh hay có lẽ là nước Mỹ ngày nay, Việt Nam luôn luôn trông đợi một đồng minh quyền lực lớn để cân bằng với Trung Quốc. Rõ ràng, thực tế địa chính trị của Việt Nam và các quan tâm chiến lược chồng chất đã mang đến cho Mỹ một cơ hội quý giá để củng cố vị trí của mình một cách đáng kể trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á-Thái Bình Dương rộng lớn hơn.

Mặc dù Việt Nam và Trung Quốc đều được cai trị bởi các đảng Cộng sản chỉ trên danh nghĩa, hiện nay các tổ chức này phần lớn đã ly dị khỏi ý thức hệ. Tuy nhiên, mối tương đồng giữa hai nước này chỉ có thế. Trong khi cả hai chế độ đều duy trì nền cai trị độc đảng không đối thủ trên đất nước của họ, Việt Nam chẳng thể nào là một đồng minh đáng tin cậy của Trung Quốc, bằng chứng là các cuộc xung đột trong quá khứ và hiện tại cùng các tranh chấp về lãnh thổ và lãnh hải.
Để Hoa Kỳ có thể tận dụng tình trạng hiện tại "không rõ rệt", trạng thái không phải bạn bè, cũng chẳng phải kẻ thù của Việt Nam, trước tiên Hoa kỳ phải giải quyết nhiều vấn đề, bao gồm tình trạng thiếu dânchủ, các thành tích tệ hại về quyền con người của Hà Nội và việc xoay sở chông đõ với mối lo từ Trung Quốc về sự xuất hiện của một tiềm năng đại diện cho nước Mỹ ở sát cạnh.
Mỹ không thể dễ dàng bỏ qua những vi phạm nhân quyền của Việt Nam, bao gồm một cuộc đàn áp chồng chất lên các nhà bất đồng chính kiến ​​bắt đầu từ năm 2009. Tuy nhiên, Mỹ cũng không thể đẩy nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vào thế kẹt.
Thách thức của Washington là phải xác định mình cần nhượng bộ đến đâu để tiếp cận được thị trường,bến cảng và vị trí đối đầu chiến lược với Trung Quốc của Viêt Nam. Căn cứ vào việc Mỹ có thể sẽ đòi hỏi - về sự tôn trọng các quy định của pháp luật và cải thiện đáng kể trong quyền con người - hai bên sẽ khó có thể tấn công vào một thỏa hiệp được hai bên cùng chấp nhận.
Trung Quốc cũng không thể nhắm mắt làm ngơ cho bất kỳ thay đổi tiềm năng nào ở Việt Nam vốn sẽ đe dọa đến mức độ ảnh hưởng của Bắc Kinh tại Hà Nội. Việt Nam và Trung Quốc hiện đang bị lôi kéo vào cuộc tranh cãi về tranh chấp lãnh thổ trên quần đảo phong phú dầu khí Trường Sa và Hoàng Sa đang gia tăng bất ổn và dễ bùng nổ.
Mối quan tâm của Bắc Kinh có thể được xoa dịu bởi thực tế là các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam không có khả năng mở ra bất kỳ cải cách chính trị nào, bao gồm việc nới lỏng bất đồng chính kiến ​​về chính trị, vốn cuối cùng có thể tạo điều kiện cho sự sụp đổ của họ. Hơn nữa, Bắc Kinh có thể thư giãn với niềm tin rằng bất kỳ nỗ lực mạnh mẽ nào của Hoa Kỳ để thực hiện thay đổi chính trị ở Việt Nam sẽ chỉ thúc đẩy các nhà lãnh đạo của đất nước này trở nên gần gũi hơn với Trung Quốc.
Đối với Hoa Kỳ, chiến lược tiến thoái lưỡng nan của Hà Nội mang đến cho Washington một cơ hội để chơi một trò chơi dài, trong đó cải cách chính trị không xảy ra ngay lập tức nhưng chắc chắn sẽ phải đến. Nơi quyền lực là tuyệt đối và vô phương kiểm soát như ở Việt Nam, các nhà lãnh đạo không muốn thực hiện những thay đổi khiến sẽ dẫn đến hậy quả là sự suy giảm ảnh hưởng và kiểm soát của họ.

Căng thẳng ngoại giao

Chiến lược của Mỹ ở Việt Nam không những phải thoả mãn cảm giác tự bảo vệ để tồn tại của các nhà lãnh đạo Việt Nam mà còn phải hành động để cải thiện nhân quyền. Đó là một sợi dây căng thẳng ngoại giao mà sự thỏa hiệp có lợi nhiều cho chế độ Việt Nam, kể cả thông qua mong muốn tham gia quân sự với quân sự, trong khi đồng thời làm suy yếu khả năng kiểm soát bộ phận dân chúng bên dưới của họ.
Để có được kết quả, Washington phải chấp nhận thực tế là cải cách nhân quyền không thể đến trước khi có cải cách chính trị tại Việt Nam. Vì mục đích này, Mỹ nên tham gia vào một chiến dịch giao truyền thông điệp, được thiết kế nhằm chính trị hóa và tổ chức công chúng Việt Nam trong một cách thức được đảng Công sản chấp nhận. Vì những sáng kiến như thế sẽ không tránh khỏi phê phán về ngoại giao, các nỗ lực nhằm thay đổi Việt Nam không nên đến từ bên ngoài biên giới của đất nước. Thay vào đó, sự thay đổi cần được thúc đẩy ở dáy tầng xã hội.
Bằng cách chuyển cuộc đấu tranh cải cách về quyền con người cho người dân Việt Nam, Mỹ có thể duy trì một chính sách khá "rảnh tay" đối với các nhà lãnh đạo của Việt Nam. Mặc dù cuộc đấu tranh cho cải cách dân chủ và quyền con người đã được nhiều cá nhân người Việt đấu tranh, nhưng sự hỗ trợ ngầm của Mỹ đối với cuộc đấu tranh của người dân có thể mở một con đường cuối cùng hướng tới cải cách thực sự.
Dù thành công hay thất bại, vẫn phải là cuộc chiến đấu của người dân. Tuy nhiên vẫn có lý do để hy vọng cho sự thành công từ sự xuất hiện gần đây của Thỉnh nguyện 72, vốn trong nhiều thỉnh nguyện khác, đã kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng cai trị tại Việt Nam. Kiến nghị, dự thảo của các học giả trong nước đã soạn thảo để đáp ứng với việc sửa chữa bản hiến pháp hiện tại, được thực hiện bởi Đảng Cộng sản, với mục đích tăng cường quyền hạn của chính phủ hơn nũa.
Thay vì can thiệp trực tiếp, Mỹ sẽ phục vụ hữu hiệu hơn trong việc cho phép người dân Việt Nam tự vạch ra tiến trình riêng của họ đối với cải cách, và khi làm như vậy, sẽ thiết lập được một số tín nhiệm cần thiết. Mỹ nên kềm chế không tạo áp lực quá cứng rắn lên chính phủ Việt Nam hiện tại, thay vào đó nên tập trung năng lục của mình hỗ trợ cuộc đấu tranh của người dân thông qua hỗ trợ chính trị.
Về mục tiêu này, vấn đề dân chủ và quyền con người đã chiến đấu tốt nhất thông qua việc phổ biến kiến ​​thức. Mặc dù các nhà hoạt động đã nói về sự cần thiết cho dân chủ tại Việt Nam, đối với những người sinh ra và lớn lên ở một đất nước rõ ràng phi dân chủ , dân chủ vẫn chủ yếu là một khái niệm xa lạ - khó tưởng tượng và thậm chí còn khó khăn hơn để thực hiện.
Để giáo dục người dân Việt Nam tốt hơn về dân chủ, quyền con người và các quy định của pháp luật, Mỹ có thể thiết lập một loại trung tâm học tập tại Việt Nam, có lẽ với sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc và / hoặc các tổ chức phi chính phủ, dành riêng cho các vấn đề tự do. Mỹ đã điều hành một trung tâm tương tự như thế ở Myanmar trong thời quân phiệt cai trị trước khi xảy ra các chuyển tiếp đến nên dân chủ bán dân sự gần đây của nước này.
Washington cũng có thể cung cấp cho các cá nhân người Viêt có chọn lọc được đi du lịch ra nước ngoài để tự mình chứng nghiệm dân chủ . Qua việc cho phép các công dân Việt Nam chứng kiến việc được sống trong một đất nước dân chủ, nơi chính phủ chịu trách nhiệm trước người dân, thực sự có ý nghĩa như thế náo, họ sẽ được truyền cảm hứng để chiến đấu cho những điều tương tự ở quê nhà. Thay vì một cách tiếp cận từ trên xuống để ủng hộ cải cách, vốn cuối cùng sẽ đòi hỏi chính phủ Đảng Cộng sản phải hành động trong niềm tin tốt, Mỹ nên tập trung nuôi trồng thế hệ tiếp theo của các nhà lãnh đạo Việt Nam từ dưới lên...

Phe bảo thủ kháng cự

Chắc chắn, bất kỳ nỗ lực giới thiệu một trung tâm dân chủ như thế ở Việt Nam sẽ phải đối mặt với kháng cự gay gắt từ các nhân tố bên trong Đảng Cộng sản, những người lo sợ trung tâm ấy sẽ giúp vào việc làm suy yếu vị thế và quyền lực của mình. Không nghi ngời gì rằng một loại trung tâm liên kết với Mỹ như vậy cũng sẽ được một số người nhìn thấy như là một nỗ lực của Mỹ để chen vào công việc nội bộ của Việt Nam và lật đổ chính phủ. Khi Hoa Kỳ và Việt Nam mở rộng và làm sâu sắc hơn mối quan hệ song phương, có những nhân tố bảo thủ trong đảng Cộng sản vẫn nghi ngờ ý định của Mỹ.
Điều đó cho thấy rằng, quân đội của Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn từ các mối quan hệ sâu sắc với Mỹ. Hợp tác quân sự với quân sự được nhiều người coi là một bước đi hướng tới việc chia sẻ ý tưởng và bắc cầu hàn gắn những chia rẽ trong quá khứ và hiện tại. Thực tế là cho đến nay việc Mỹ vẫn từ chối xuất khẩu vũ khí gây chết người tại Việt Nam là một vấn đề vượt ra ngoài khả năng nhận hiểu biết của một người quân nhân, thủy thủ, phi công trung bình đang mong muốn được học hỏi và trao đổi với các đối tác Mỹ của họ.
Chắc chắn công cuộc hiện đại hóa quân sự được Mỹ hỗ trợ của Việt Nam sẽ được nhiều tướng lĩnh Việt Nam nồng nhiệt chào đón. Các nhà lãnh đạo quân sự Việt Nam không còn lo lắng về sự xâm lược của Mỹ và thay vào đó là tập trung vào cuộc xung đột tiềm tàng ở Biển Đông hoặc dọc theo biên giới đất liền với Trung Quốc. Mặt khác, bộ máy an ninh nội bộ của Việt Nam - vốn đang đàn áp bất đồng chính kiến trong nội bộ - có khả năng sẽ ít có thể chấp nhận đề nghị của Washington.
Đối với Hoa Kỳ, trở nên ngày càng thân thiết với Việt Nam mà không bị coi là áp chế hoặc lật đổ sẽ đòi hỏi một hành động cân bằng tinh tế. Có lẽ Mỹ sẽ không dỡ bỏ hạn chế về xuất khẩu vũ khí giết người của mình nếu Việt Nam không có bằng chứng rõ ràng về cải thiện quyền con người vì sợ rằng các loại vũ khí ấy sẽ chỉa vào người dân Việt Nam chứ không phải là để ngăn chặn Trung Quốc. Ngược lại, Việt Nam không có khả năng thỏa hiệp nếu tin rằng Mỹ đang nỗ lực, trực tiếp hoặc gián tiếp, làm suy yếu Đảng Cộng sản.
Trong việc ve vãn Việt Nam, Mỹ có thể chơi một canh bài ngắn hay dài. Trong kịch bản ngắn, Mỹ sẽ thỏa hiệp về những giá trị cốt lõi như dân chủ và quyền con người để nhanh chóng phát triển một đối tác chiến lược nhằm cân bằng với Trung Quốc tại Hà Nội. Trong kịch bản đường dài, Mỹ sẽ đầu tư vào người dân Việt Nam để một ngày giành lại quyền kiểm soát đất nước của họ, nhìn về phía Mỹ như một ngọn hải đăng dân chủ không ở Capitol Hill mà thông qua Thái Bình Dương.
Nguồn: Asia Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét