Pages

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Một nhà văn Trung quốc nói về biểu tình chống Trung Quốc của dân Việt Nam

  Rose Tang
 Dưới đây là những dòng Rose Tang – họa sĩ, nhà văn gốc Trung Quốc – viết trên Facebook:
“Tôi tự hỏi vì sao chính quyền Việt Nam huy động công an đánh đập, bắt giam hàng chục người biểu tình, khi vài trăm người tuần hành ở trung tâm thành phố Hà Nội vào sáng chủ nhật để phản đối việc Trung Quốc tranh chấp chủ quyền đảo với Việt Nam trên Biển Đông.
Không lẽ các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở Hà Nội không học được gì từ ông anh lớn của họ ở Bắc Kinh? Chính quyền Trung Quốc là bậc thầy về xúi giục và sử dụng người dân biểu tình với chủ đề “lòng yêu nước”. Đùa thôi. Trong một thế giới lý tưởng, tôi không muốn nhìn thấy Trung Quốc bắt nạt các nước láng giềng châu Á của họ, và tôi không muốn nhìn thấy người dân Việt Nam, người dân Trung Quốc, hoặc bất kỳ nơi đâu, bị chính quyền trấn áp và ngược đãi.
Điều làm tôi thật sự thú vị là các cuộc biểu tình hiện nay ở Hà Nội được tổ chức thông qua Internet, chủ yếu là Facebook. Và những người bạn trên Facebook của tôi ở Hà Nội, những người vừa tham gia biểu tình cách đây vài giờ và trốn thoát được vụ bắt bớ, đã báo tin cho tôi trên Facebook, cũng như cung cấp tất cả những bức ảnh và video này. Cảm ơn các bạn. Tôi muốn nói tên từng người để cảm ơn, nhưng tôi tôn trọng đề nghị được giấu tên của các bạn.
Trong các link sau đây vào các video clip trên Youtube, bạn sẽ thấy những người biểu tình đầy khí thế lớn tiếng với công an và khẳng định quyền làm người của mình. Tôi thật sự thấy ngạc nhiên và thú vị là bằng cách nào mà những người biểu tình có thể quay video được (tôi đoán họ dùng điện thoại thông minh) và các clip đã được tải rất nhanh lên Youtube. Đây là hình thức biểu tình mà chúng tôi cũng từng chứng kiến ở Trung Quốc. Phải rồi, bây giờ là thế kỷ 21. Chúng ta đã thật sự toàn cầu hoá…”.
* * *
Để các bạn biết thêm về Rose Tang: Dưới đây là một đoạn trong bài báo trên tờ MintPress viết về cô:
“Vào cái đêm 3/6/1989, Rose Tang, 20 tuổi, mặc đồ đen từ đầu đến chân để tránh bị phát hiện, vớ lấy con dao găm và lẻn ra ngoài Học viện Ngoại ngữ Bắc Kinh, rồi đạp xe đến quảng trường Thiên An Môn.
“Lúc đó, tôi đã sẵn sàng chết cho dân chủ” – cô nói với phóng viên Mint Press trong cuộc phỏng vấn (sau này).
“Buổi sáng hôm sau, tôi ở trong số những người cuối cùng rời khỏi quảng trường. Hỗn loạn. Tôi giẫm lên những xác chết. Tôi không biết họ chết chưa. Nhưng tôi đã bị đánh; công an cầm gậy dài quật chúng tôi túi bụi”.
“Tôi bị ép vào giữa đám đông và xe tăng, thế là tôi trèo lên xe tăng để chạy ra ngoài. Tôi đã phải bò dưới nòng súng máy của một công an”.
Nhảy được ra bên ngoài, cô thấy một toán phóng viên CNN đứng trước mặt, đang tìm người để phóng vấn. “Họ chĩa máy quay phim vào tôi, và tôi nói tôi đang phẫn nộ. Nhiều người chết lắm rồi”.
Sau đó Tang và các bạn ở trường phải lẩn vào các con ngõ nhỏ của Bắc Kinh để trốn khỏi đám lính, rồi họ bắt xe chạy về ký túc xá. Mặc dù nhiều sinh viên trốn học ở nhà với bố mẹ ở Bắc Kinh hoặc các nơi khác, nhưng Tang vẫn ở trường. Có tin đồn là nội chiến sắp bùng nổ, và cô không muốn đứng ngoài sự kiện đó. Vài ngày sau, chính quyền ra lệnh bắt tất cả các sinh viên đứng đầu cuộc nổi dậy, trong đó có Tang. Nhưng may là khi công an đến nhà, cô lại đang ngủ và không nghe tiếng gõ cửa. Họ bắt nhầm người khác.
Tang chỉ biết về cuộc thoát nạn trong gang tấc này của cô vào ngày hôm sau, khi phòng công tác chính trị ở khoa của cô thông báo lại cho cô về những gì vừa xảy ra…”.
Hiện nay, Tang là một người viết, một họa sĩ ở New York.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét