Pages

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

SỰ THẬT KHÓ TIN*

 
Sưu tầm trên internet
Hôm nay Quốc hội VN vừa bỏ phiếu tín nhiệm cho 47 chức danh xong. Kể cả người thấp nhất là ông thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cũng đã vượt qua ngưỡng hơn 50% phiếu tín nhiệm để tiếp tục đảm đương chức vụ. 
Nhân dân hiểu là cán bộ lãnh đạo cao cấp đều đủ Hồng và Chuyện để không ai phải rời bỏ vị trí đang đảm đương. Và họ sẽ yên tâm tiếp tục “cống hiến” mà không bị lương tâm cắn rứt đến mức xin từ chức. Bằng chứng là các đại biểu của dân đã bỏ phiếu tín nhiệm rồi mà…
Bạn bè và rất nhiều người dân quan tâm đến vận nước đã bình luận nhiều về việc này, mình có nói thêm cũng chỉ lặp lại những gì mọi người đã nói. Đành lấy mấy số liệu và bài viết của các trang blog và FB để cùng mọi người suy ngẫm: tại sao cán bộ chính quyền giỏi thế mà đất nước như thế này?
1. Blog Bô xít – Bài Thánh dạy vào tuổi 40 không nhầm lẫn nữa của Trần Gia Ninh, có đoạn viết:
“All’s Well That Ends Well (W. Shakespeare), Ende gut, alles gut (tục ngữ Đức): Kết cục tốt thì tất cả là tốt! Thể chế chính trị nào kết cục mà mang lại phồn vinh, hạnh phúc thì đều tốt. Trong lịch sử phát triển, chế độ chuyên chế, toàn trị cũng không phải là hoàn toàn tiêu cực. Thể chế này có ưu điểm là trong một giai đoạn cần thiết, với sự cưỡng bức theo mục tiêu chấn hưng dân tộc và nếu có sự cai trị thông minh, hết lòng vì nước, vì dân, dù biện pháp có tàn bạo, cũng có thể đưa một dân tộc từ yếu hèn lạc hậu nhanh chóng phát triển thành một dân tộc phồn vinh, hùng mạnh. Những thí dụ như vậy khá nhiều, ví dụ như Liên Xô thời 1924-1940, Đài Loan thời Quốc dân đảng 1948-1987. Một thí dụ khác là Hàn Quốc 1960-1990 mà các nhà lãnh đạo Việt Nam lấy làm gương để biện minh. Hàn Quốc rất tương đồng với Việt Nam, là một nước thuộc địa đến 1945, sau đó trải qua chiến tranh tàn phá đến năm 1954 mới yên. Nếu nhìn lại giai đoạn 30 năm 1960-1990 của Hàn Quốc thì rất giống với Việt Nam giai đoạn 1981-2010: cũng sau chiến tranh tàn phá 6 năm, cũng có sự nghèo khó như nhau (GDP Hàn Quốc 1960 là 155 US$, Việt Nam năm 1981 là 251$ ), cũng có một thể chế chính trị chuyên chế độc tài, phản dân chủ. Tình trạng phát triển của hai nước sau 30 năm như thế nào, xin mời xem biểu đồ dưới đây lập theo số liệu từ WB và IMF:
-Tiếp: “Người ta cũng thường biện minh rằng, dân chủ, đa nguyên, đa đảng làm cho xã hội mất ổn định, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội, lấy thí dụ điển hình như nước láng giềng Thái Lan, nước được thế giới xếp vào loại dân chủ còn khiếm khuyết. Đó là lý do mà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam viện dẫn để Việt Nam phải kiên trì những vấn đề có tính nguyên tắc, thuộc về bản chất của chế độ chính trị và Nhà nước ta,… Muốn nhìn nhận vấn đề này một cách khách quan, hãy so sánh sự phát triển của Việt Nam và Thái Lan trong hơn 30 năm vừa qua (1980-2012).
Xuất phát điểm 1980 Việt Nam chỉ kém Thái Lan rất ít, 74% tức xấp xỉ 3/4 Thái Lan thôi, nhưng đến nay, năm 2012 Việt Nam chỉ còn bằng 26, 8 % tức xấp xỉ ¼ Thái Lan. Thể chế nào ưu việt hơn cho sự phồn vinh của dân tộc quả thật không cần bàn cãi. Trường hợp Thái Lan và Việt Nam là một chứng minh, cùng một trình độ tầm thường như nhau của giới cầm quyền thì thể chế dân chủ đã chiến thắng thể chế chuyên chế toàn trị độc đảng.
Khi Đảng Cộng sản Việt Nam tự hào tuyên bố năm 2020 Việt Nam sẽ là một nước công nghiệp, thì thực trạng sẽ như thế nào? Năm 2012 GDP Việt Nam là 1373$, bằng Thái Lan năm 1981-82, tụt hậu 30-31 năm. Còn năm 2019 IMF dự đoán GDP Việt Nam 2473$ bằng Thái Lan năm 1985, tụt hậu 34 năm. Khoảng cách thụt lùi so với Thái Lan không những không giảm mà còn bị nới rộng ra. Vậy thì có còn hy vọng phép màu nào cho thể chế ưu việt này để đuổi theo hàng xóm, nói chi đến chuyện biến Việt Nam thành rồng”.
2. FB WEGREEN: Sự thật khó tin – 87 triệu người dân bị bốc hơi một nửa tổng tài sản sau 6 năm.
Một thống kê sẽ khiến không ít người vội ôm chặt lây ví tiền của mình và chột dạ: Làm thế nào mà một người thông minh, chăm chỉ, mẫu mực như mình lại có thể dễ dàng bị ăn cắp và đang ngày càng trở nên nghèo khó đến thế?
TRONG 6 NĂM (2006 – 2012), ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM MẤT GIÁ HƠN 50%. Nói cách khác, hơn 50% tài sản của người dân được chôn dưới 3 tấc đất từ năm 2006 tới nay sau 6 năm đã bị bốc hơi đi hơn một nửa. Thật vô cùng khủng khiếp. Vậy AI LÀ THỦ PHẠM CƯỚP TIỀN của gần 90 triệu người dân Viêt Nam một cách tinh vi, trắng trợn và dã man đến vậy? Câu trả lời, đó chính là LẠM PHÁT, hệ quả của của sự gia tăng phi mã của giá thuốc, giá thực phẩm, giá dịch vụ giáo dục,…
Hòa nhịp vào cơn sốt vi rút của nền kinh tế toàn cầu, Viêt Nam đang rơi vào những trận ốm co rút chưa có hồi kết thúc cho dù Chính phủ Viêt Nam đã bằng cách này hay cách khác kê đơn cho bệnh nhân nền kinh tế Việt Nam đang nằm liệt chiếu (tung tiền giải cứu bất động sản, giảm thuế, tăng tín dụng, hạ lãi suất cho vay, tái cấu trúc DNNN,…). Theo báo cáo từ Tổng cục thống kê, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2012 là 5,03% [1]- mức tăng trưởng kinh tế thấp nhất kể từ năm 1999. Cùng với mức tăng trưởng đáng thất vọng của một nền kinh tế được nhiều kỳ vọng và nhiều quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, chỉ số giá tiêu dùng CPI cũng được dự trù đạt 9,21%. Con số này là sự nỗ lực đáng kể của Chính phủ Việt Nam một năm qua ra sức bít lỗ hổng của nền kinh tế lấy DNNN làm chủ đạo, nơi mà sự suy sụp của khu vực doanh nghiệp này đã khiến toàn dân Việt Nam nghèo đi nhanh không kể xiết (lạm phát 18,13% riêng trong năm 2011).
Nếu so sánh mức tăng chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong tương quan với các quốc gia khác trên thế giới, ta sẽ thấy được sự khác biệt về năng lực điều hành của bộ máy chính phủ các quốc gia [2]:
-CPI Trung Quốc: 1,901%
-CPI Phần Lan: 2,194%
-CPI Đức: 1,809%
-CPI Italy: 2,507%
-CPI Nhật Bản: -0,400%
-CPI Hàn Quốc: 1,622%
-CPI Indonexia: 4,320%
Sự yếu kém của Chính phủ không những khiến vị thế của nền kinh tế quốc gia bị suy giảm mà còn gây thiệt hại nặng nề tới tài sản của người dân. Đây là lý do tại sao tầng lớp trung lưu bị đẩy dần xuống tầng lớp nghèo, còn tầng lớp nghèo trở nên khánh kiệt hơn:
-Chỉ số CPI Việt Nam 2006: 6,57%
-Chỉ số CPI Việt Nam 2007: 12,75%
-Chỉ số CPI Việt Nam 2008: 19,87%
-Chỉ số CPI Việt Nam 2009: 6,52%
-Chỉ số CPI Việt Nam 2010: 11,75%
-Chỉ số CPI Việt Nam 20011: 18,13%
-Chỉ số CPI Việt Nam 2012: 9,21% (dự trù)
(nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Điều đó có nghĩa là trong túi của ai đó có 20 triệu vào cuối 2012 thì thực tế anh ta chỉ có chưa tới 10 triệu vào cuối năm 2006. Ai là nạn nhân hãy lên tiếng, & Tiền rơi vào túi ai, xin mời quý độc giả vào cuộc???
Ghi chú:
(*) Title của Wegreen
thùy linh vào lúc Thứ ba, tháng sáu 11, 2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét