Pages

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam: Thời điểm để hồi tưởng

Mối quan hệ chiến lược với Việt Nam có thể thúc đẩy những lợi ích của Hoa Kỳ và tạo nên những kết quả tốt hơn về nhân quyền.

Chuyến thăm của chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tới Washington để gặp Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng trong tuần qua đã được soi xét một cách kỹ lưởng bởi những quan sát viên ở cả tại Việt Nam và trên quốc tế

Hiện đang có một cảm giác chung trong các quan sát viên là một cơ hội lịch sử nhằm nâng tầm quan hệ hiện tại lên thành đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang nhen nhóm. Sự lạc quan này phần lớn được tạo ra từ những tin đồn với tần suất cao rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam đã quyết định là họ phải liên minh chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ nhằm cân bằng lại với Trung Quốc. Về phía Hoa Kỳ, Việt Nam được xem như là một nhân tố tối quan trọng trong chính sách chuyển trọng tâm sang châu Á của Washington.

Nhưng trong khi một kiểu hợp tác chiến lược như thế ngày càng có vẻ rõ ràng, thì người ta vẫn không khỏi ái ngại khi nhìn vào tiền sử về hồ sơ nhân quyền tại Việt Nam.

Cùng với những mối quan tâm về chiến lược và kinh tế, nhân quyền và việc đề cao các giá trị của Hoa Kỳ thường được xem là ba cột trụ trong chính sách ngoại giao của nước này.

Tuy vậy, những cột trụ này không có giá trị tương đương nhau. Thực tế, các tổng thống Hoa Kỳ thường ưu tiên các mối quan tâm về kinh tế và chiến lược lên trên những đòi hỏi về nhân quyền.

Ví dụ, kể từ khi Trung Quốc và Hoa Kỳ chính thức thiết lập mối quan hệ trong năm 1979, các bộ máy quản lý nhà nước Hoa Kỳ đã soi xét mạnh mẽ vào tình hình nhân quyền của chính phủ Trung Quốc, và thường công bố các chỉ trích một cách thẳng thừng và trên các sách báo chính thức. Tuy vậy, mối quan hệ Trung Quốc–Hoa Kỳ vẫn mạnh mẽ khi mà chính phủ Hoa Kỳ cùng lúc đưa ra những quan tâm về kinh tế và chiến lược của họ lên trên các giá trị chung khi đề cập tới mối quan hệ với Trung Quốc.

Chủ tịch CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng ngày 25 tháng Bảy, 2013.
Chủ tịch CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng ngày 25 tháng Bảy, 2013.
Kiểu hành xử này thậm chí còn thể hiện ở nhiều đối tác chiến lược hiện có của Washington. Ví dụ, Hoa Kỳ gần đây đã thiết lập cuộc đối thoại đối tác chiến lược với Angola, dù cho có niềm tin là “mức tham nhũng t ̣ai Angola đang gia tăng và thiếu tự do trong những năm gần đây”.

Dưới thời chính phủ của Obama, Hoa Kỳ cũng thiết lập mội quan hệ đối tác chiến lược với Kazakhstan. Tuy vậy, theo như báo cáo của Tố chức Ân xá Quốc tế gần đây thì “tra tấn vẫn còn phổ biến ở Kazakhstan và những người thực hiến các cuộc tra tấn thì được phép sinh hoạt một cách tự do”. Và Ukraine vẫn là đối tác chiến lược của Hoa Kỳ dù cho Economist Intelligence Unit đã hạ bậc nước này từ “dân chủ chưa hoàn hảo” xuống thành “hybrid regime” [chế độ kết hợp giữa dân chủ và độc đoán], và Tố chức Minh bách Quốc tế xếp hạng nước này ở “các nước cuối bảng” về chỉ số tham nhũng.

Như các ví dụ trên đã chỉ ra, trong khi Hoa Kỳ có thể xem nhân quyền như một mối quan tâm quan trọng, họ vẫn sẵn sàng chấp nhận việc các quốc gia khác không đáp ứng được yêu cầu này khi mà những mối quan tâm khác quan trọng hơn đang được xét tới.

Và cho tới bây giờ, Việt Nam chưa chứng tỏ được mình là một trong các quốc gia này. Thật vậy, Hoa Kỳ đã tiếp tục thúc ép Việt Nam cải thiện về nhân quyền như là điều kiện tiên quyết trong việc nâng tầm mối quan hệ song phương.

Ví dụ, Washington đã thẳng thắn nói với Hà Nội rằng họ sẽ không bán vũ khí hủy diệt cho tới khi nhân quyền tại Việt Nam được cải thiện. Đây là một sự tương phản mạnh mẽ khi so sánh với các chính sách của Hoa Kỳ đối với các quốc gia khác, ví dụ như các đồng minh của họ tại Trung Đông. Washington chỉ nhất thời ngừng bán vũ khí cho Bahrain sau cuộc nổi dậy Mùa Xuân Ả Rập, và bắt đầu các vụ mua bán trở lại dù cho việc chính phủ Bahrain tiếp tục đàn áp dân Shi’a tại nước này.

Một phần Việt Nam bị đối xử khác là bởi chính trị nội địa của Hoa Kỳ. Các nhóm xã hội dân sự ở Hoa Kỳ, một vài được lãnh đạo Việt Kiều, đã từ lâu dùng việc Hà Nội đàn áp nhân quyền nhằm tranh luận lại các mối quan hệ song phương mạnh hơn. Gần đây nhất, các nhóm chống Việt Nam tại Hoa Kỳ đã chộp lấy việc bắt giữ và xét xử những người bất đồng chính kiến và các blogger tại Việt Nam để thúc ép chính phủ của Obama xét lại việc nâng tầm quan hệ song phương giữa hai nước. Do đó, nhân quyền sẽ là một trong những đề tài được đưa ra bàn bạc tại Nhà Trắng giữa ông Sang và Obama.

Tuy nhiên, với việc môi trường chiến lược của châu Á đang suy giảm, và việc Trung Quốc hành xử một cách kiên quyết và hung hổ hơn trong các vụ tranh chấp trên Biển Đông, Hoa Kỳ không thể để nhân quyền ngáng đường trong việc xác định mối quan hệ với Việt Nam. Nếu Hoa Kỳ và khu vực này muốn thay đổi theo chiều hướng xấu đi như những năm gần đây thì Hoa Kỳ phải đặt lo ngại về nhân quyền của họ sang một bên để có thể thiết lập mối quan hệ chiến lược với Việt Nam.

May mắn thay, không chỉ điều này có thể đẩy mạnh Hoa Kỳ, Việt Nam và thậm chí cả những mối quan hệ chiến lược của khu vực, nó còn có thể là một hướng tiếp cận hữu hiệu trong việc giải quyết các vấn đề nhân quyền với Việt Nam. Trong khi đó, hướng tiếp cận hiện tại, ầm ỉ hơn nhưng lại chứng tỏ là không hiệu quả chút nào, càng thúc ép Việt Nam về việc này – trong hoàn cảnh đối tác chiến lược – thì lại càng làm cho Hà Nội có nhiều hành động hơn.

Cuộc gặp tuần này giữa ông Sang và Obama là một cơ hội tốt cho những đối thoại mang tính xây dựng, trung thực và cởi mở giữa hai quốc gia, và sẽ là đòn bẩy để phát triển một lộ trình thực tiễn cho việc thiết lập mối quan hệ chiến lược.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, Hoa Kỳ phải áp dụng chính sách với sự hợp tác năng động với Việt Nam dựa trên những mối quan tâm chung của hai nước. Mặc dù nhân quyền sẽ không bao giờ thiếu vắng khỏi mối quan hệ song phương giữa hai nước, Hoa Kỳ nên tránh những chính sách quá cứng rắn trong các vấn đề này, giống như việc họ làm với các đối tác chiến lược khác. Trong mọi trường hợp, sự hợp tác tích cực sẽ hiệu quả hơn trong việc giải quyết các vấn đề nhân quyền tại Việt Nam hơn là hướng tiếp cận hống hách.

Nói cách khác, thiết lập mối quan hệ chiến lược với Việt Nam sẽ hợp lý với mục tiêu của Tổng thống Obama trong việc “ từ bỏ lựa chọn sai lầm” giữa an ninh và lý tưởng của Hoa Kỳ.

Nguyễn Hồng HảiThe Diplomat

Việt Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước

© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét