Tình trạng người Việt Nam vượt biên ra nước ngoài vẫn diễn ra thường xuyên ở thời điểm hiện tại.
Vừa có thêm một tàu chở người Việt đến Úc trong bối cảnh Úc lo ngại số thuyền nhân Việt Nam sẽ tăng lên kỷ lục.
84 người Việt xin tị nạn có mặt trên một con tàu bị phát hiện hôm 12/7 khi nó cách thị trấn Broome, miền tây Úc khoảng 51 cây số.
Đến tối hôm 14/7, họ bị giới chức biên phòng chở đi bằng xe, đi suốt 220 cây số đến trung tâm giam giữ Curtin ở thị trấn Derby.
Hồi tháng Tư, một con tàu chở 72 người Việt xin ti nạn cũng bị chặn ở địa điểm này.
Giới chức Úc nói tính cả số người vừa bị giữ mới nhất, trong năm nay đã có 759 người Việt đến Úc bằng tàu.
Đây là con số lớn nhất kể từ năm 1994, khi có 796 người Việt đi tàu đến Úc.
Nếu tiếp tục xu hướng này, có thể số người Việt vượt biên đến Úc trong năm nay sẽ đạt mức kỷ lục, vượt qua con số 868 người đến Úc năm 1977, hai năm sau khi chiến tranh kết thúc.
Số người Việt vượt biên đến Úc đang ngày một tăng, khi năm 2010 chỉ có 31 người, và năm 2011 có 101 người Việt vượt biên đến Úc.
Nó diễn ra trong bối cảnh người nhập cư trở thành vấn đề chính trị lớn tại Úc.
Ngoại trưởng Úc Bob Carr vừa bày tỏ lo ngại số lượng người xin tị nạn ở Úc sẽ tăng gấp đôi.
Hiện tại ước tính mỗi năm khoảng 40,000 người xin tị nạn ở Úc, nhưng ông Bob Carr nói nó có thể “dễ dàng tăng gấp đôi”.
Tuần này, Thủ tướng Úc Kevin Rudd đang ở Papua New Guinea để bàn về thương mại và tị nạn.
Úc có một trung tâm thanh lọc người tị nạn ở đảo Manus của Papua New Guinea, và nó vừa bị Liên Hiệp Quốc phê phán.
Chính phủ Úc nói việc đặt các trại này ở Nauru và Papua New Guinea là nhắm ngăn không để người tị nạn có hành trình nguy hiểm vượt biển đến Úc.
Nhiều con tàu đã bị chìm hoặc được giải cứu trong lúc tìm đường đến Úc.
Nhưng nhiều người nói chính sách của Úc là vô nhân đạo, không bảo vệ người tị nạn bị giữ trên đảo.
Bác Hồ chết phải giờ trùng
Nên bầy con cháu dở khùng dở điên
Thằng tỉnh thì đã vượt biên
Những đứa ở lại chẳng điên cũng khùngCa dao XHCN***
Úc mở điều tra sau khi một tàu chở người xin tỵ nạn tới đất Úc
Thuyền chở người xin tỵ nạn tới Cảng Geraldton. 10 April 2013
Chính phủ Úc vừa chỉ đạo mở cuộc điều tra để tìm hiểu việc làm thế nào một thuyền của người xin tỵ nạn có thể lọt qua được hệ thống bảo vệ biên giới và tới được đất Úc.
Chiều thứ Ba 9/4 một thuyền chở 66 người Sri Lanka xin tỵ nạn đã tới Cảng Geraldton ở tiểu bang Tây Úc và tàu này chỉ bị chặn lại ở một nơi cách bờ 100 mét sau khi dân địa phương báo cho cảnh sát.
Geraldton cách đảo Christmas 1240 km về hướng Nam; đảo này là địa điểm người xin tỵ nạn thường tới khi họ trực chỉ Úc.
Nhóm người vừa nêu đã ngủ đêm trong một nơi bên trong Cảng Geraldton và được kiểm tra sức khỏe và an ninh. Sau đó xe buýt tới chở những người nam độc thân về Trung tâm Giam giữ Northam, cách Geraldton 460 km về phía Đông Nam; còn đàn bà và trẻ em thì được đưa tới một nơi ở thủ phủ Perth.
Bộ Di trú nói tất cả số người vừa nêu sẽ được thanh lọc ở đảo Christmas nhưng Bộ không nói bao giờ họ sẽ được thanh lọc.
Bộ trưởng Nội vụ Jason Claire nói ông đã chỉ đạo thực hiện cuộc duyệt xét để tìm hiểu làm thế nào chiếc thuyền chở những người này lọt được hệ thống theo dõi của Hải quan và tới được tiểu bang Tây Úc.
Đây là lần đầu tiên trong vòng 5 năm qua một thuyền của người xin tỵ nạn đã tới được đất Úc.
Ông Claire nói ông đã được Bộ Tư lệnh Bảo vệ Biên giới cho biết chiếc thuyền này đã đi theo một lộ trình khác thường. Báo cáo ban đầu của Bộ Tư lệnh là thuyền này đã đi trực tiếp từ Sri Lanka tới Geraldton, tức là đi ở vùng phía Nam của khu vực theo dõi chính.
Hiện người ta vẫn chưa rõ làm thế nào tàu này lại có thể đi xuống tận phía Nam của khu vực theo dõi chính rồi vào Cảng Geraldton mà không bị phát hiện.
Chính phủ Úc không thể gởi những người xin tỵ nạn này sang Nauru hoặc đảo Manus để thanh lọc vì họ đã tới đất liền của Úc, nơi thuộc thẩm quyền của luật lệ liên quan tới khu vực di trú của Úc.
Luật sư David Manne thuộc Trung tâm Pháp lý Di trú và người Tỵ nạn nói nhóm người Sri Lanka này có quyền pháp lý khác với những người xin tỵ nạn khác vì họ đã thực sự đặt chân lên lãnh thổ Úc.
Ông Colin Barnett, Thủ hiến tiểu bang Tây Úc, nói rằng việc những người xin tỵ nạn tới được Cảng Geraldton là sự việc “vi phạm một cách nghiêm trọng, từ trước tới giờ chưa bao giờ xảy ra và không thể chấp nhận được vào vấn đề an ninh biên giới”.
Thủ lãnh phe đối lập, ông Tony Abbott, nói qua sự kiện vừa nêu, chính phủ đã “hoàn toàn thua cuộc” trong vấn đề bảo vệ biên giới và người xin tỵ nạn.
Cho tới thời điểm này của năm nay, 75 tàu, thuyền chở hơn 4500 người xin tỵ nạn đã tới hải phận Úc.
===Thuyền nhân VN sẽ long đong: Úc quyết định không nhận họ nữaDân Việt Houston.com - Một quyết định rất quan trọng đã được chính phủ Úc công bố, từ đây về sau những thuyền nhân khi đến Úc sẽ không còn được nhận vào lục địa rộng lớn này nữa, mà sẽ được tái định cư ở Papua New Guinea, theo một thỏa thuận với Liên Hiệp Quốc.
Một thuyền nhân của nước khác đến Úc để tị nạn.Photo:Reuters
Đó là thông báo mà đích thân Thủ Tướng Úc Kevin Ruud loan ra hôm Thứ Sáu 19/7. Đây là chuyển hướng quan trọng của chính phủ Úc về vấn đề di dân trước khi bầu cử diễn ra.Không rõ có phải vì tin này hay không mà đã xảy ra náo loạn tại trại tạm giam người vượt biển ở Nauru, khiến cảnh sát Úc phải can thiệp. Ông Ruud cho hay “quyết định khó khăn đã đạt được vì chính phủ Úc muốn tăng cường an ninh biên giới”Ông nói: “Đất nước chúng tôi đã quá ngán ngẩm trước hiện tượng dòng người lợi dụng tràn đến và nhiều người đã thiệt mạng trên biển”. Thỏa thuận mới sẽ đẩy người vượt biển đến Papua New Guinea để thanh lọc và nếu qua được, họ sẽ ở lại định cư tại quốc gia này chứ không còn được đi Úc nữa.Đa số dân nhập lậu Úc đến từ Trung Đông, nhưng cũng có nhiều người VN. Luật mới sẽ được áp dụng cho thuyền nhân đến Úc bắt đầu từ thứ sáu 19/7, vì thế không rõ số phận của hàng trăm thuyền nhân VN đã đến lãnh thổ Úc trong các tháng trước sẽ được xét xử ra sao.Tổ chức Ân Xá Quốc Tế cay đắng nói: ‘Thế là chính phủ Úc quay lưng lại với số phận với những kẻ cùng khổ rồi, họ đóng cửa và ném chìa khóa xuống biển, thế là xong”Trần Vũ===Nhiều người Nghệ An tìm đường sang Úc (BBC)
Pages
▼
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét