Tuyên bố chung của Tướng Emmanuel Bautista, lãnh đạo Quân đội Philippines đã trưởng chung và Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ xác định : « Chúng tôi cùng chia sẻ lợi ích chung trong việc duy trì tự do hàng hải, thương mại hợp pháp không bị cản trở, và vận chuyển người và hàng hóa trên biển. »
Bản tuyên bố chung của lãnh đạo quân đội Mỹ - Philippines nhấn mạnh : « Chúng tôi quyết tâm ... củng cố môi trường an ninh tại vùng Đông Nam Á sao cho bảo vệ được lợi ích của tất cả những ai tôn trọng giá trị của việc giao thương qua các vùng biển mà không bị cản trở, đồng thời răn đe những kẻ muốn hạn chế hoặc hành động theo cách có thể đe dọa quyền tự do thương mại này ».
Vào lúc Biển Đông đang bị khuấy động vì các hành động cứng rắn của Bắc Kinh nhằm buộc các láng giềng tôn trọng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông, gây nên quan ngại về nguy cơ khu vực bị mất ổn định, tuyên bố chung của hai lãnh đạo quân đội Mỹ-Philippines đã tránh nêu đích danh Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, Manila đã tố cáo Bắc Kinh về việc gây nguy hiểm cho hòa bình châu Á và giao thương trên biển thông qua các yêu sách chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, bao gồm cả các khu vực gần bờ biển của Philippines.
Bản tuyên bố chung của hai viên tướng Bautista và Dempsey đã kêu gọi các nước trong khu vực giải quyết các tranh chấp biển đảo dựa trên luật pháp quốc tế và bằng các biện pháp hòa bình.
Bị yếu thế về mặt quân sự so với Trung Quốc, lại bị Bắc Kinh công khai chèn ép, gặm nhắm dần dần các bãi đá mà Manila đòi chủ quyền tại Biển Đông, từ Đá Vành Khăn (Mischief Reef) cho đến Bãi cạn Scaborough, Philippines đang tích cực cầu viện Hoa Kỳ để được hỗ trợ về mặt quân sự và chính trị để đối phó với Trung Quốc.
Trước yêu cầu của Manila, Washington một mặt khẳng định không đứng về phía nào trong các tranh chấp lãnh thổ, nhưng một mặt khác lại tìm cách tăng cường lực lượng quân sự tại Philippines, một đồng minh quân sự của Mỹ từ năm 1951. Hai bên đã bắt đầu đàm phán về các quy tắc cho phép quân đội Mỹ tăng cường lực lượng và thiết bị trên lãnh thổ Philippines. Vòng đầu tiên đã mở ra tại Manila ngày 14/08 vừa qua, và sẽ được tiếp tục vào cuối tháng 8 này tại Washington.
Philippines trước đây từng là nơi đóng quân của hàng chục ngàn binh sĩ Mỹ tại hai căn cứ gần thủ đô Manila. Nhưng Hoa Kỳ đã phải rời khỏi Philippines vào năm 1992 sau khi Thượng viện nước này kết thúc hợp đồng cho thuê các căn cứ đó ủa họ trong bối cảnh phong trào bài Mỹ dâng cao trong dân chúng Philippines vào khi đó.
Tuy nhiên, đến năm 1999, quân đội Hoa Kỳ được phép quay trở lại Philippines trong khuôn khổ các cuộc tập trận chung thường niên, trong khi lực lượng đặc biệt Mỹ cũng đã được luân phiên đến công tác tại vùng miền nam Philippines từ năm 2002 để giúp quân đội Philippines tại địa phương đối phó với phe du kích Hồi giáo quá khích.
Bản tuyên bố chung của lãnh đạo quân đội Mỹ - Philippines nhấn mạnh : « Chúng tôi quyết tâm ... củng cố môi trường an ninh tại vùng Đông Nam Á sao cho bảo vệ được lợi ích của tất cả những ai tôn trọng giá trị của việc giao thương qua các vùng biển mà không bị cản trở, đồng thời răn đe những kẻ muốn hạn chế hoặc hành động theo cách có thể đe dọa quyền tự do thương mại này ».
Vào lúc Biển Đông đang bị khuấy động vì các hành động cứng rắn của Bắc Kinh nhằm buộc các láng giềng tôn trọng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông, gây nên quan ngại về nguy cơ khu vực bị mất ổn định, tuyên bố chung của hai lãnh đạo quân đội Mỹ-Philippines đã tránh nêu đích danh Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, Manila đã tố cáo Bắc Kinh về việc gây nguy hiểm cho hòa bình châu Á và giao thương trên biển thông qua các yêu sách chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, bao gồm cả các khu vực gần bờ biển của Philippines.
Bản tuyên bố chung của hai viên tướng Bautista và Dempsey đã kêu gọi các nước trong khu vực giải quyết các tranh chấp biển đảo dựa trên luật pháp quốc tế và bằng các biện pháp hòa bình.
Bị yếu thế về mặt quân sự so với Trung Quốc, lại bị Bắc Kinh công khai chèn ép, gặm nhắm dần dần các bãi đá mà Manila đòi chủ quyền tại Biển Đông, từ Đá Vành Khăn (Mischief Reef) cho đến Bãi cạn Scaborough, Philippines đang tích cực cầu viện Hoa Kỳ để được hỗ trợ về mặt quân sự và chính trị để đối phó với Trung Quốc.
Trước yêu cầu của Manila, Washington một mặt khẳng định không đứng về phía nào trong các tranh chấp lãnh thổ, nhưng một mặt khác lại tìm cách tăng cường lực lượng quân sự tại Philippines, một đồng minh quân sự của Mỹ từ năm 1951. Hai bên đã bắt đầu đàm phán về các quy tắc cho phép quân đội Mỹ tăng cường lực lượng và thiết bị trên lãnh thổ Philippines. Vòng đầu tiên đã mở ra tại Manila ngày 14/08 vừa qua, và sẽ được tiếp tục vào cuối tháng 8 này tại Washington.
Philippines trước đây từng là nơi đóng quân của hàng chục ngàn binh sĩ Mỹ tại hai căn cứ gần thủ đô Manila. Nhưng Hoa Kỳ đã phải rời khỏi Philippines vào năm 1992 sau khi Thượng viện nước này kết thúc hợp đồng cho thuê các căn cứ đó ủa họ trong bối cảnh phong trào bài Mỹ dâng cao trong dân chúng Philippines vào khi đó.
Tuy nhiên, đến năm 1999, quân đội Hoa Kỳ được phép quay trở lại Philippines trong khuôn khổ các cuộc tập trận chung thường niên, trong khi lực lượng đặc biệt Mỹ cũng đã được luân phiên đến công tác tại vùng miền nam Philippines từ năm 2002 để giúp quân đội Philippines tại địa phương đối phó với phe du kích Hồi giáo quá khích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét