Pages

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Philippines tăng cường hải quân để đương đầu Trung Quốc ở Biển Đông

Bãi cạn Scarborough bị Trung Quốc chiếm sau khi Hải quân
 Philippines rút lui trong cuộc đối đầu giữa Hải quân hai
 nước hồi năm 2012. NASA.
Philippines cam kết tăng cường tuần tra khu vực Biển Đông trong lúc họ đón nhận chiến hạm thứ nhì từ Hoa Kỳ để tăng cường khả năng phòng vệ trong cuộc tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc. 
Việc Philippines tăng cường quân sự, chủ yếu là hải quân, có thể làm tình trạng căng thẳng ở Biển Đông tăng cao đồng thời đe dọa lôi cuốn thêm Hoa Kỳ vào trong bối cảnh Mỹ đang chuyển sự quan tâm quân sự sang Châu Á.
Tổng thống Benigno Aquino và các bộ trưởng cao cấp đã chứng kiến cảnh khu trục hạm BRP Ramon Alcaraz tiến vào Vịnh Subic, trước đây là căn cứ của Hải quân Hoa Kỳ.


BRP Ramon Alcaraz là tàu thuộc loại Hamilton trước đây từng được lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ sử dụng nhưng sau đó họ không dùng và được Manila mua lại.
Trong bài diễn văn, ông Aquino phát biểu: “Rõ ràng là tăng trưởng thực sự chỉ có thể có được nếu quốc gia quốc gia chúng ta đạt ổn định và hòa bình”. Ông nói rằng Philippines cần phải “xóa tan hình ảnh” là một đất nước có quân đội trang bị kém cỏi.
Ông Aquino nói rằng chiến hạm này “cũng tăng cường khả năng của chúng tôi để chống lại bất kỳ mối đe dọa nào”, tuy nhiên ông không đề cập trực tiếp tới Trung Quốc, nước tuyên bố chủ quyền chồng lấn với tuyên bố của Philippines và một số nước khác.
Việc có thêm chiến hạm nằm trong khuôn khổ cuộc nâng cấp quân đội lớn nhất kể từ nhiều thập niên qua. Trong khi đó việc kinh tế phát triển mạnh hơn khiến Philippines có thể chi tiêu nhiều hơn hầu đối phó với sự khẳng định chủ quyền ngày càng quyết liệt hơn của Trung Quốc.
Trong bối cảnh Trung Quốc đã chiếm Mischief Reef (Đá Vành Khăn, Philippines gọi là Panganiban), ông Aquino quyết tâm hiện đại hóa hải quân và không quân sau khi ba chính quyền trước đây không thực thi được kế hoạch được thông qua từ năm 1995, theo đó nước này sẽ chi tiêu 330 tỷ peso (7,6 tỷ đô la) để hiện đại hóa quân đội.
Tuy nhiên với nền kinh tế yếu kém cộng thêm hai cuộc nổi dậy của các phần tử Mao ít và Hồi giáo khiến ngân quỹ nước này cạn kiệt với một quân đội yếu nhất Đông Nam Á.
Khi ông Aquino nhậm chức vào năm 2010, nước này chỉ mới sử dụng 10% ngân sách của kế hoạch 1995.
Ông được Quốc hội chuẩn thuận cho phép kéo dài kế hoạch hiện đại hóa quốc phòng thêm 15 năm và chi tiêu 1,7 tỷ đô la để nâng cấp quân đội trong thời gian 5 năm tới. Kế hoạch này được hỗ trợ bằng việc kinh tế Philippines phát triển vững mạnh ở mức 7,8% trong quý đầu năm nay và đây là mức phát triển nhanh chất Châu Á.
Năm ngoái Trung Quốc khiến Philippines cảnh giác cao độ khi họ chiếm Bãi cạn Scarborough chỉ cách bờ biển Philippines 230 km sau khi có sự đối đầu giữa tàu của hai nước.
Tướng Emmanuel Bautista, người đứng đầu lực lượng quân đội gồm 130 ngàn quân nhân, nói chiến hạm mới nhất này sẽ “đóng góp lớn lao” vào nỗ lực nhằm bảo vệ lãnh hải của Philippines chống lại các sự xâm nhập.
Tướng Bautista cũng cho biết quân đội Philippines cũng dự tính mua ra đa, phi cơ dọ thám, chiến đấu cơ và máy bay trực thăng trong khuôn khổ kế hoạch chi tiêu 1,7 tỷ đô la.
Philippines đã mở các cuộc hội đàm để mua thêm nhiều chiến đấu cơ phản lực mới và hai khu trục hạm của Nam Hàn. Nước này cũng đặt mua 10 tàu tuần duyên của Nhật Bản và thêm ba tàu tuần duyên khác của Pháp.
Quân đội nói chính phủ cần tăng gấp đôi khoản chi tiêu quốc phòng từ mức 1,2% GDP hiện nay để có thể nhận diện, theo dõi và ngăn chặn mọi cuộc xâm nhập vào lãnh hải của mình.
Tuần trước Philippines nói Mỹ đã tăng khoản trợ giúp quân sự từ mức 30 triệu lên 50 triệu đô la cho tài khóa năm tới. Đây là mức tăng cao nhất kể từ khi quân Mỹ quay trở lại Philippines hồi năm 2000.
Các sĩ quan cao cấp Hải quân Philippines cho biết quân đội nước này cũng phục hồi kế hoạch xây dựng các căn cứ hải và không quân tại Vịnh Subic mà quân đội Mỹ có thể sử dụng./Tin tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét