Pages

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Quan hệ Mỹ - Anh sau sự kiện Syria?

Mark Mardell
Chủ biên Bắc Mỹ, BBC News


Người biểu tình đặt dấu hỏi với chính quyền Mỹ về hành động ở Syria


Kết quả cuộc bỏ phiếu của các nghị sĩ Anh chống lại hành động can thiệp quân sự ở Syria có thể tạo ra những làn sóng tác động đến chính quyền Obama.
Chính phủ Anh có xu hướng đi cùng với Mỹ, thế thì sự bác bỏ lập luận biện minh hành động quân sự của Tổng thống Barack Obama sẽ để lại những tổn thương.



Trước cuộc bỏ phiếu, chính quyền Mỹ còn khá lạc quan trước những khó khăn của ông David Cameron và sự chậm trễ trong việc Anh tham gia bất kỳ hành động nào.
Nay có thể là một câu chuyện khác khi nước Anh rõ ràng là sẽ không tham dự.
Một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ đã nói với BBC rằng họ sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến chính phủ Anh, nước được Mỹ gọi là "một trong những đồng minh thân cận nhất và bạn bè của chúng tôi."
Nhưng quan chức này nói thêm:
"Việc ra quyết định của Tổng thống Obama sẽ được hướng dẫn bởi những gì là lợi ích tốt nhất của Mỹ.
“Tổng thống tin rằng có những lợi ích cốt lõi của Mỹ đang bị đe dọa và các quốc gia vi phạm các chuẩn mực quốc tế về vũ khí hóa học cần phải chịu trách nhiệm.”
Nói cách khác, Mỹ có thể đơn phương hành động.

'Tìm kiếm hỗ trợ'

Nhưng đó là một thế hành động không dễ chịu. Ông Obama đã luôn luôn đặt vấn đề tìm kiếm sự hỗ trợ quốc tế rộng nhất có thể.
Bị bỏ rơi bởi một đồng minh thân cận như vậy khiến ông có thể rơi vào một thế khá dễ bị tổn thương.

 
Thủ tướng Anh không thuyết phục được quốc hội



Tôi phỏng đoán vai trò của Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác sẽ có thể được nhấn mạnh trở lại.
Diễn biến ở Anh tăng cường lập luận của những dân biểu trong Quốc hội Mỹ là những người đòi hỏi rằng họ cần có một cuộc bỏ phiếu riêng.
Diễn biến này sẽ làm xói mòn nỗ lực thuyết phục dân chúng Mỹ, những người dường như tới nay không ấn tượng sâu sắc mấy bởi lập luận của ông tổng thống.
Một cuộc thăm dò ý kiến gần nhất mà tôi biết chỉ có 9 % người được hỏi ủng hộ can thiệp.
Và tôi tưởng tượng sẽ có rất nhiều quan chức Anh đến ngỏ lời xin lỗi ở Washington để cố trấn an các đối tác Mỹ rằng đây là chỉ là một sự cố một lần mà không ảnh hưởng đến mối quan hệ đặc biệt giữa hai quốc gia.
Nhưng mối quan hệ đặc biệt chỉ phần nào liên quan lĩnh vực văn hóa, lịch sử và ngôn ngữ, trong khi quan hệ quân sự và tình báo mới là trên hết.
Và nếu Anh không thể đáp ứng được điều này, một số đối tác ở Mỹ sẽ đặt dấu hỏi liệu quan hệ này thực sự đặc biệt thế nào.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét