Pages

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Thành phố Đà Nẵng đang nằm trên thớt thanh toán nội bộ


Nguyễn Văn Huy -  Từ sau khi không được bầu chọn vào Bộ chính trị trong hội nghị lần thứ 7 trung ương Đảng cộng sản Việt Nam hồi trung tuần tháng 05 vừa qua, uy quyền của ông Nguyễn Bá Thanh suy giảm hẳn với thời gian. Mặc dù vẫn còn được giữ những chức vụ cao cấp trong nội bộ đảng cộng sản và guồng máy cầm quyền, như ủy viên Ban chấp hành trung ương, trưởng Ban nội chính trung ương, trưởng đoàn đại biểu quốc hội thành phố Đà Nẵng, ủy viên Ủy ban tài chánh và ngân sách quốc hội, đặc biệt là chức vụ phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, một cơ quan trực thuộc Bộ chính trị, nhưng những thành tích cũ của ông trong thời gian nắm giữ vai trò bí thư thành ủy thành phố Đà Nẵng đang bị xét lại.

Thành phố Đà Nẵng by night
Nhiều dư luận cho đây là một vụ thanh toán quyền lợi giữa những phe phái trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam, đặc biệt là nhắm vào ông Nguyễn Bá Thanh. Thực hư như thế nào?
Báo cáo của Bộ Tài nguyên-Môi trường
Ngày 02/08/2013, theo chỉ đạo của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Tài nguyên-Môi trường đã tổ chức kiểm tra toàn diện về công tác quản lý, sử dụng đất đối với các dự án tại Đà Nẵng từ khi luật Đất đai 2003 có hiệu lực đến nay và phát hiện thêm nhiều sai phạm.
Theo báo cáo gửi chính phủ của Bộ Tài nguyên-Môi trường, về cơ bản, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai đúng trình tự, thẩm quyền với tình hình thực tế của địa phương, tạo khuôn khổ pháp lý để thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai nhưng còn một số bất cập.
Bất cập nào ? Từ sau khi ban hành luật Đất đai năm 2003, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã ký 28 văn bản quy phạm pháp luật, 8 văn bản chỉ đạo điều hành về đất đai giúp công tác quản lý của thành phố đi vào nề nếp. Một cách cụ thể, thành phố Đà Nẵng đã ban hành quyết định giao, cho thuê đất với 1.061 công trình, dự án với tổng diện tích 15.783,46 ha, trong số đó, có 220 dự án thuê đất với diện tích 3.411,44 ha, 166 dự án giao đất có thu tiền sử dụng đất, diện tích 2.896,08 ha. Mặc dầu vậy, Bộ Tài nguyên-Môi trường kết luận trong năm 2011, thành phố Đà Nẵng chưa thực hiện nội dung Công văn số 79/TTg-KTN ngày 26/3/2011 của thủ tướng về quyết định nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án, công trình cấp bách.
Tháng 7/2012, báo cáo của Sở Tài nguyên-Môi trường về nhu cầu sử dụng đất của các dự án, công trình cấp bách trên địa bàn cho biết có 233 dự án, công trình với tổng diện tích 15.495,56 ha và 66 dự án, công trình có sử dụng vào đất trồng lúa với diện tích là 1.457,7 ha. Nhưng khi thực hiện, Bộ Tài nguyên-Môi trường phát hiện một số dự án có quyết định thu hồi, giao hoặc cho thuê đất để thực hiện dự án từ năm 2009-2010, nhưng đến thời điểm kiểm kê đất đai năm 2010 vẫn chưa được bồi thường, giải phóng mặt bằng như dự án khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, khu đô thị Quan Nam-Thủy Tú, khu công nghiệp Hòa Cầm, khu công nghệ cao Đà Nẵng…
Sau khi kiểm tra 48 trên 1.061 hồ sơ, Bộ Tài Nguyên-Môi trường kết luận có 2 trong số 14 dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước được giao đất chưa đúng trình tự thủ tục. Theo đó có dự án xây dựng Bệnh viện ung thư Đà Nẵng đã hoàn thành xây dựng ngày 31/12/2012 và đi vào hoạt động từ 15/1/2013. Công trình kế tiếp là dự án Khu liên hợp thể thao, Trạm xử lý nước thải và khu tái định cư Hòa Xuân thuộc địa bàn quận Cẩm Lệ. Trong số 34 dự án còn lại, có 30 dự án chưa thực hiện đúng trình tự thủ tục giao đất.
Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với dự án đầu tư, Bộ Tài nguyên-Môi trường kiểm tra 41/48 hồ sơ, trong đó chỉ có 14 dự án được cấp đúng thủ tục, đối tượng và thời hạn sử dụng đất ; 27 trường hợp còn lại không sử dụng vốn ngân sách nhà nước đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào mục đích sản xuất kinh doanh với thời hạn sử dụng lâu dài là trái với quy định.
Về việc chuyển quyền sử dụng đất cho các chủ đầu tư, Bộ Tài nguyên-Môi trường đã chỉ ra những bất cập liên quan đến hai đơn vị là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Hà và Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Khách sạn và Biệt thự Nam Phát không đúng với luật Đất đai năm 2003, với diện tích 150.750 m2 đất.
Bộ Tài nguyên-Môi trường kiến nghị thủ tướng chỉ đạo Đà Nẵng kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân khi để xảy ra sai sót và những tồn tại nói trên. Ngoài ra, thành phố Đà Nẵng cần chỉ đạo kiểm tra, lập thủ tục thu hồi các dự án không sử dụng đất quá 12 tháng liền, hoặc những dự án có tiến độ thực hiện chậm quá 24 tháng theo quy định của luật Đất đai 2003, thu hồi những dự án chuyển nhượng đất trái pháp luật.
Ngày 22/7/2013, Văn phòng chính phủ cho biết thủ tướng chính phủ đồng ý với kết luận và kiến nghị của Bộ Tài nguyên-Môi trường và yêu cầu Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng khẩn trương, nghiêm túc thực hiện kết luận của thanh tra chính phủ và báo cáo kết quả lên thủ tướng trước ngày 30/8/2013.
Trước đó, hồi đầu năm 2013, thanh tra chính phủ đã kiến nghị kiểm điểm chủ tịch, các phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, các tổ chức và cá nhân có liên quan (thời kỳ 2003-2011) theo phân cấp quản lý cán bộ, đã vi phạm quy định về quản lý sử dụng đất đai gây thất thu ngân sách trên 3.434 tỉ đồng.
Trong báo cáo Số 2032/BTNMT-TTr, Bộ Tài nguyên-Môi trường kiến nghị thủ tướng chính phủ 6 nội dung, theo đó có việc chỉ đạo kiểm tra, lập thủ tục thu hồi các dự án không sử dụng đất quá 12 tháng liền, hoặc những dự án có tiến độ thực hiện chậm quá 24 tháng theo quy định tại khoản 12 điều 38 luật Đất đai 2003 ; và thu hồi những dự án chuyển nhượng đất trái pháp luật và sớm thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất.
Trả lời của ông Nguyễn Bá Thanh
Trước hết là vụ 3.400 tỷ đồng (tương đương với 161 triệu USD). Ông Nguyễn Bá Thanh cho biết ông không chấp nhận con số mà thanh tra chính phủ nêu ra và thành phố Đà Nẵng đã báo cáo với thủ tướng và Bộ Chính trị. Việc thành phố Đà Nẵng giảm 10% tiền sử dụng đất cho người dân diện bồi thường giải tỏa và doanh nghiệp đối với các trường hợp nộp tiền một lần trong 60 ngày là đã có chủ trương của chính phủ.
Tiếp theo là tin có tài khoản ở nước ngoài. Trước tin đồn nói ông có hàng chục tỷ USD gửi ở nước ngoài, ông Nguyễn Bá Thanh nói bản thân ông và các lãnh đạo thành phố Đà Nẵng không ai có tài khoản ở nước ngoài hết, dù là 100 hay 200 USD. Ông Thanh cho biết kinh tế gia đình ông khá giả, không ở mức nghèo nhưng nói có hàng chục tỷ đô-la gửi ở nước ngoài là không đúng, nếu có 1 tỷ đô-la cũng đã phấn khởi, chưa nói đến chuyện có 60 tỷ đô-la (sic).
Trong thời gian là bí thư thành ủy Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh thừa nhận có nhiều việc ông chưa sâu sát hết và xác nhận cũng có nhiều người ghét nhưng đa số người dân đều ủng hộ những việc ông làm, để cùng xây dựng một thành phố sạch đẹp. Cụ thể là những bất cập trong thủy điện tại Bắc Trà My (Quảng Nam) chưa giải quyết xong thì này lại có thêm vụ việc về dự án thủy điện Đồng Nai 6 – 6A này, theo đó các bộ ngành thì đổ lỗi cho nhau còn quan chức thì đỗ lỗi cho đơn vị chủ đầu tư, nói chung không ai chịu trách nhiệm.
Về việc đền bù, giải tỏa, bố trí tái định cư tại dự án Bạch Đằng Đông, ông Thanh khẳng định dân được thực thi quyền giám sát, nhưng thỏa mãn hay không là chuyện khác.
Nói chung, những thắc mắc của đảng, chính quyền và người dân Đà Nẵng về những bất cập trong việc quản lý của tthành phố Đà Nẵng về quyền sử dụng đất đai đều đã được ông Nguyễn Bá Thanh giải thích rõ ràng. Những sai phạm của thành phố dưới quyền lãnh đạo của ông nếu đúng là sự thật thì cũng không lấy gì là quá đáng. Nếu so với những vụ tham nhũng do những đồng nhiệm là những bí thư tại những tỉnh và thành phố khác gây ra, số tiền thiệt hại 161 triệu USD chẳng thắm vào đâu. Chỉ riêng trong ngành ngân hàng thôi, trong 5 tháng đầu năm tham nhũng đã làm thất thoát ngân sách gần 700 tỷ đồng và mỗi năm Việt Nam có ít nhất 280 vụ án tn bị khởi tố. Do đó, việc sử dụng Bộ Tài nguyên và Môi trường của chính phủ để kiểm điểm ông Nguyễn Bá Thanh và những phụ tá của ông trong việc quản lý thành phố Đà Nẵng nhằm một mục tiêu khác : hạ bệ một đối thủ đáng nguy hiểm.
Nguyễn Bá Thành là ai ?
Ông Nguyễn Bá Thanh, năm này 60 tuổi (sinh năm 1953 tại xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) là một cán bộ cao cấp trong đảng và guồng máy nhà nước. Ông hiện đang là ủy viên Ban chấp hành trung ương, trưởng Ban nội chính trung ương, trưởng đoàn đại biểu quốc hội thành phố Đà Nẵng, ủy viên Ủy ban tài chánh và ngân sách quốc hội, đặc biệt là chức vụ phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, một cơ quan trực thuộc Bộ chính trị.
Gia nhập đảng cộng sản năm 1980, sự nghiệp chính trị ông bắt đầu thăng tiến khi được bổ nhiệm làm phó bí thư huyện ủy Hòa Vang, giám đốc Nông trường Chè Quyết Thắng, sau đó là phó giám đốc Sở Nông nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng.Năm 1996, ông được cử giữ chức chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng đầu tiên sau khi chia tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, và giữ chức vụ này trong 7 năm. Năm 2003, ông được bầu vào chức vụ bí thư thành ủy Đà Nẵng và không lâu sau vào chức chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng. Ông Nguyễn Bá Thanh cỏn là là đại biểu Quốc hội Việt Nam từ năm 1992 dedến 2011, qua các khóa IX (1992-1997), XI (2002-2007) và XII (2007-2011). Cuối năm 2012, Bộ Chính trị đề cử ông Nguyễn Bá Thanh, bí thư thành ủy Đà Nẵng giữ chức trưởng Ban nội chính Trung ương.
Chính với chức vụ sau cùng này, ông Nguyễn Bá Thanh trở nên hung hăng đòi “hốt” tất cả những ai tham nhũng và trở thành đối tượng đánh phá bởi những phe phái và người bị ông hảm hại.
Thật ra, trong suốt thời gian nắm quyền lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh dính líu đến rất nhiều vụ tham nhũng, đặc biệt là vụ Cầu sông Hàn và đường Bắc-Nam ở Đà Nặng năm 2000. Trong vụ này, ông Nguyễn Bá Thanh bị tố cáo nhận hối lộ 4,4 tỷ đồng của ông Phạm Minh Thông, người bị tướng công an Trần Văn Thanh bắt. Vụ bắt người này làm ông Nguyễn Bá Thanh nổi giận và đã vận động với trung ương điều tướng công an Trần Văn Thanh về công tác tại Hà Nội. Nội vụ tưởng như  kết thúc nhưng đã bùng nổ trở lại năm 2007 khi Công an thành phố Đà Nẵng khởi tố các ông Đinh Công Sắt, Nguyễn Phi Duy Linh, tướng công an Trần Văn Thanh và trung tá công an Dương Tiến về tội danh “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” khi làm lớn vụ Cầu sông Hàn.
Khi vụ án được đưa ra xử phúc thẩm, luật sư của ông Dương Tiến, bà Nguyễn Thị Dương Hà, đại diện văn phòng luật sự Cù Huy Hà Vũxác định người bị Đinh Công Sắt tố cáo tham nhũng trong vụ Cầu sông Hàn chính là ông Nguyễn Bá Thanh. Từ đó vợ chồng ông Cù Huy Hà Vũ nằm trong ống nhắm triệt hạ của nhóm Đà Nẵng. Theo những tố cáo qua lại, dư luận được biết là ông Nguyễn Bá Thanh có gốc gác lớn trong Bộ chính trị nên đã được bao che.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XII (2007-2011), mặc dầu có nhiều tố cáo về nhiều vi phạm trong quản lý đất đai của ông Nguyễn Bá Thanh, ủy ban bầu cử vẫn xác minh tư cách ứng cử viên của ông Nguyễn Bá Thanh vì ông không vi phạm các quy định về tiêu chuẩn đại biểu quốc hội và 8 nội dung trong các đơn thư tố cáo ông Thanh đều không đúng sự thật,ông Nguyễn Bá Thanh đắc cử chức vụ đại biểu quốc hội.
Mặc dù bị tai tiếng tham nhũng và độc tài, ông Nguyễn Bá Thanh rất được dân chúng Đà Nẵng mến mộ vì đã biến thành phố này thành hòn ngọc miền Trung, Đà Nẵng được xếp vào loại thành phố loại 1 trực thuộc trung ương, thông thoáng và thuận lợi cho kinh doanh hàng đầu của Việt Nam. Tham vọng của ông Nguyễn Bá Thanh là biến Đà Nẵng thành thủ đô của miền Trung như Hà Nội của miền Bắc và Sài Gòn của miền Nam. Chính tham vọng và sự thành công này đã khiến ông bị chống đối và đang bị những phe phái khác tìm cách triệt hạ: ông không được đề cử vào Bộ chính trị mặc dù có đỡ đầu. Mặc dầu vậy, con trai của ông là Nguyễn Bá Cảnh, hiện là bí thư thành đoàn Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2012-2017 với 100% số phiếu, kiêm chủ tịch hội sinh viên thành phố Đà Nẵng.
Những tuyên bố chống tham nhũng trong chức vụ trưởng Ban nội chính suốt năm 2012 đã biến ông Nguyễn Bá Thanh thành nhân vật của năm 2012. Vấn đề là không một người nào trong guồng máy đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam không tham nhũng, do đó tất cả đều lo sợ và phản ứng chống ông Thanh. Người lo sợ đầu tiên là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phe nhóm.
Nguyễn Văn Huy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét