Pages

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Blogger Mẹ Nấm nói về cuộc gặp với EU

Cây viết Mẹ Nấm kể lại nội dung cuộc gặp với đại diện châu Âu về Tuyên bố 258 kêu gọi xóa bỏ điều cùng tên trong Luật Hình sự.

Blogger này, tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cùng bốn cây viết khác đã gặp đại diện Phái đoàn Liên hiệp châu Âu ở Hà Nội hôm 10/9.

Cuộc gặp diễn ra một ngày trước khi EU và Việt Nam có đối thoại thường niên về nhân quyền.

Blogger Mẹ Nấm nói họ đã chuyển thông điệp đòi Việt Nam "chấm dứt tình trạng bắt giữ tùy tiện những người sử dụng mạng xã hội và người viết blog bằng Điều 258, Bộ Luật Hình sự."



Theo cây viết này, bà Veronique Arnault, Giám đốc phụ trách nhân quyền và dân chủ của Cơ quan Hành động Đối ngoại châu Âu (EEAS), vốn tới Hà Nội để dự đối thoại thường niên, đã nói với các blogger rằng châu Âu sẽ "yêu cầu Việt Nam phải có mục tiêu cụ thể" trong lộ trình vào Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc mà Hà Nội đang muốn làm thành viên.

Trả lời Nguyễn Hùng của BBC khi vừa đặt chân tới Nha Trang từ Hà Nội hôm 11/9, blogger Mẹ Nấm nói an ninh mặc thường phục đã theo dõi nhóm blogger gặp EU tại Hà Nội và cô cũng đã nhận được tin nhắn 'mời đi uống cà phê' của an ninh tại Nha Trang.

Điều 258

Điều 258 của Bộ Luật hình sự về 'tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân' có hai điều:

Cây viết Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Blogger Mẹ Nấm nói đại diện EU tuyên bố sẽ yêu cầu Việt Nam có mục tiêu cụ thể cho lộ trình cải thiện nhân quyền

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Một số luật sư đã chỉ ra những điểm không hợp lý của điều luật này.

Hồi tháng Sáu, Luật sư Hà Huy Sơn viết trên trang BVN:

"Thứ nhất: Điều 258 quy định không rõ ràng, nó dễ bị áp dụng sai do vô ý và lạm dụng do cố ý. Nội dung không thể hiểu bằng một cách duy nhất, rõ ràng theo định lượng, mà việc hiểu điều luật này chủ yếu là do cảm tính vì nó không có khuôn khổ giằng buộc.

"Việc áp dụng điều 258 trong thực tế, các cơ quan tiến hành tố tụng thường vi phạm nguyên tắc bắt buộc của Bộ luật tố tụng hình sự là phải chứng minh hậu quả do tội phạm gây ra cho đối tượng bị hại là nhà nước, tổ chức, công dân. Chính vì nội dung không rõ ràng của điều luật nên các cơ quan điều tra có tài thánh cũng không định lượng được thiệt hại do tội phạm gây ra và rồi đến Viện Kiểm sát và Tòa án cũng phải lờ đi vi phạm nghiêm trọng đó của cơ quan điều tra."
Luật sư Hà Huy Sơn
"Thứ hai: Việc áp dụng điều 258 trong thực tế, các cơ quan tiến hành tố tụng thường vi phạm nguyên tắc bắt buộc của Bộ luật tố tụng hình sự là phải chứng minh hậu quả do tội phạm gây ra cho đối tượng bị hại là nhà nước, tổ chức, công dân. Chính vì nội dung không rõ ràng của điều luật nên các cơ quan điều tra có tài thánh cũng không định lượng được thiệt hại do tội phạm gây ra và rồi đến Viện Kiểm sát và Tòa án cũng phải lờ đi vi phạm nghiêm trọng đó của cơ quan điều tra.

"Thứ ba: Cho đến nay nhiều quyền tự do dân chủ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992 nhưng đến nay đã hơn hai mươi năm chưa được luật hóa. Điều đó có nghĩa nhiều quyền tự do dân chủ của công dân chưa có quy định như thế nào là cấm vậy thì làm sao nói là lợi dụng? Trong khi nguyên tắc chung của pháp luật là: “Công dân được làm những gì nhà nước không cấm, nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép”. Thực trạng này thì ai là người đang vi phạm pháp chế của một nhà nước pháp quyền?

"Thứ tư: Về nội dung ngữ nghĩa của điều luật “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” thể hiện sự mâu thuẫn. Đã là quyền của công dân thì đương nhiên công dân được phép được sử dụng trong mọi giới hạn không gian, thời gian của pháp luật và nhà nước có nghĩa vụ phải đảm bảo các quyền ấy. Là quyền thì không thể là tội, là tội thì không thể là quyền. Không thể vừa là quyền lại vừa là tội. Đây chính là sự lập lờ, không rõ của điều 258. Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo pháp luật quy định có chức năng giải thích luật phải có văn bản hướng dẫn điều 258."

(BBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét