Pages

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Xã hội dân sự tại Việt Nam

Kinh tế, chính trị và xã hội Việt Nam trong thời điểm hiện đại đã có những bước biến chuyển mới khá đáng quan tâm trong việc phát triển xã hội dân sự.

Đây là một giai đoạn biến chuyển chính trị được đánh giá có tiềm năng điều hướng các hạn chế và sự độc quyền của một nhà nước đảng trị.

Sau gia đoạn Đổi mới trong những năm 1990, rất nhiều nhà phân tích chính trị Việt Nam đã đưa ra những viễn cảnh triển vọng phát triển tươi sáng của xã hội dân sự mới ra đời. Họ đã rất ngạc nhiên khi thấy các tổ chức, hiệp hội phi chính phủ, tự do báo chí và truyền thông ngày càng gia tăng và phát triển. Lí do cho việc này chính là sự yếu kém đến từ hệ tư tưởng cũ kĩ của nhà nước, và hơn nữa, do việc nới lỏng kiếm soát chính trị của nhà nước đối với xã hội. Kèm theo đó, sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế với các chương trình nghị sự kinh tế tự do đã củng cố, hỗ trợ, khuyến khích  nền “xã hội dân sự” còn non trẻ để tạo ra một viễn cảnh tươi sáng đầy hi vọng trong việc dân chủ hóa đất nước. Bên cạnh đó, những bất đồng chính trị xuất phát từ các tổ chức hoạt động dân chủ đối lập trong nước và cộng động người Việt tại nước ngoài cũng đã góp phần làm đa dạng hơn quy mô của một nền xã hội dân sự mới.

Tuy nhiên, sự hi vọng trong việc phát triển xã hội dân sự và dân chủ hóa đầy ý nghĩa đó lại bị hiểu lầm thành chủ nghĩa lý tưởng tự do. Ý nghĩa và quan hệ cấu trúc giữa các hiệp hội xã hội dân sự/tổ chức phi chính phủ và nhà nước kiểm soát bởi Đảng Cộng sản Việt Nam có mối liên kết cực kì chặt chẽ. Không những thế, mối quan hệ đó đã giúp mang đến cho nhà nước đảng trị quyền hành mang tính pháp lí có ảnh hưởng rất lớn đối với nền chính trị nước nhà. Thêm vào đó, các nhà hoạt động dân chủ tự do đã đánh giá thấp khả năng phản ứng của nhà nước đảng trị trên cả phương diện bạo lực và phi bạo lực khi đối diện với một tổ chức chính trị đối lập. Các nhóm, tổ chức đối lập đã bị thẳng tay trừng trị và một vài cá nhân trong số đó đã bị tuyên án khá nặng.

Việc thay đổi các động lực, chính sách trong việc phát triển kinh tế và chính trị trong những năm vừa qua nhằm tạo đà phát triển cho nền xã hội dân sự là vấn đề cần phải thực hiện càng sớm càng tốt. Hiện tại, Việt Nam đã được xem như một quốc gia có thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình. Việc này mang đến một vài hệ quả như các nhà tài trợ quốc tế rút viện trợ trong một vài lĩnh vực phát triển và giảm hẳn các khoản hỗ trợ phát triển chính thức. Thêm vào đó, cả nước đang ở trong thời kì kinh tế suy sụp lâu nhất kể từ thời Đổi mới. Quản lý kinh tế yếu kém, tham nhũng tràn lan, sự nổi lên của một nhà nước độc quyền, các phúc lợi xã hội yếu kém cung cấp bởi nhà nước đã làm tăng lên sự bất mãn trong nhiều tầng lớp xã hội, tập trung phần lớn vào chất lượng quản lý do nhà nước thực hiện.

 “Kiến Nghị 72” công bố vào tháng Hai vừa qua bởi một nhóm “đối lập yêu nước” đã được nhiều người ủng hộ, và họ đáp lại lời kêu gọi yêu cầu sửa đổi Hiến pháp 1992 cũ kĩ theo mô hình Liên Xô mà Việt Nam đang áp dụng. “Kiến nghị 72” đại diện cho một nhu cầu tự do dân chủ lớn hơn. “Kiến nghị 72” và các chỉ trích bất bình từ nhiều nhóm trong dự thảo sửa đổi hiến pháp trên cơ sở hạn chế về quyền dân sự và chính trị hiện thời đang gây sức ép khá lớn lên chính phủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị và đệ trình “báo cáo bóng” vào tháng Sáu năm 2013 của hơn 60 tổ chức phi chính phủ địa phương dưới sự dám sát của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc được xem như một cơ chế để đánh giá việc thực hiện các nghĩa vụ về nhân quyền của nhà nước Việt Nam.

Trong khi đó, tòa án Việt Nam đã có những hành động chính trị thu hút sự ngạc nhiên khá lớn từ các giới quan sát viên. Vào ngày 16 tháng Tám năm 2013, phiên tòa phúc thẩm hai hai sinh viên với cáo buộc tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” ở tỉnh Long An đã được giảm xuống một nửa. Kết quả là Nguyễn Phương Uyên được giảm từ 6 năm tù giam xuống còn án treo và Đinh Nguyên Kha từ 8 năm tù giam xuống còn 4 năm. Đây là hai trường hợp chính trị đầu tiên mà tòa đã giảm án nhiều nhất và các nhà quan sát đã rất ngạc nhiên bởi quyết định trên. Tương tự, hồi đầu năm 2013, những nông dân nuôi cá ở Hải Phòng có những hành vi chống người thi hành công vụ trong vụ cưỡng chế đất cũng đã nhận được sự khoan hồng từ phiên tòa phúc thẩm.

Nhìn từ quan điểm dân chủ, những tiền đề căn bản từ lâu được đặt ra cho một giai đoạn phát triển mới của xã hội dân sự đã có thể đi vào chi tiết mang tính quyết định hơn. Việc số lượng tầng lớp trung lưu tăng lên sau một vài thập kỉ phát triển tư bản chủ nghĩa và tầm ảnh hưởng ngày càng cao của các phương tiện truyền thồng xã hội đã đem lại sự tự tin mới đầy triển vọng trong một xã hội dân sự mới. Hơn nữa, chính sách ngoại giao với Trung Quốc của Việt Nam cũng đang trở thành một vấn đề quan trọng đối với nền chính trị trong nước. Một loạt các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã diễn ra vào suốt mùa hè năm 2011 và 2012 là một tín hiệu cho kỉ nguyên biểu tình chính trị trong một đất nước mà các qui tắc và tiêu chuẩn đang được tranh cãi khá nhiều. Cuối cùng, các vấn đề về quyền con người và phương pháp tiếp cận dựa trên các quyền cơ bản đã trở thành một vấn đề quan trọng trong các chương trình nghị sự của đất nước, và các hành động của những tổ chức phi chính phủ đã đạt được nhiều điều vượt ra ngoài dự kiến của họ.

Có rất ít bằng chứng đủ thuyết phục để khẳng định bất kỳ điều gì là lý tưởng đối với nền xã hội dân sự của Việt Nam. Nhưng đã có rất nhiều hiện tượng thay đổi giúp đẩy việc phát triển xã hội dân sự từ phía sau lên đi lên hàng đầu trong bối cảnh chính trị ngày nay, và những điều này mang lại khá nhiều thay đổi lạc quan. Trong việc đối phó với thực tế mới chỉ ra bởi các hoạt động và thái độ của cả nhà nước đảng trị và xã hội dân sự thì việc nắm bắt những thay đổi cụ thể mang tính quyết định có thể nói khá là rất khó khăn.

Thiem Bui, University of Queensland

Thùy Dương chuyển ngữ.

* Thiem Bui là học giả tiến sĩ tại Đại học Queensland, Úc châu.

(Diễn đàn XHDS

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét