Bộ Công an đề nghị chuyển hồ sơ vụ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để điều tra nhưng Thanh tra Chính phủ chưa cung cấp vì nói đang chờ xin ý kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Phó Tổng thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh xác nhận với báo giới rằng Trung tướng Phan Văn Vĩnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (C48) cử cán bộ của Cục C48 sang làm việc với Thanh tra Chính phủ, và đề nghị chuyển hồ sơ các việc tại EVN sang cơ quan điều tra.
Trong buổi họp báo thường kỳ hôm 15/10/2013, ông Khánh mô tả "cơ chế thông tin giữa Thanh tra và Công an luôn thông suốt kể cả khi không có yêu cầu chuyển cơ quan điều tra.Tuy nhiên Thanh tra Chính phủ đã từ chối với lý do kết luận thanh tra không có nội dung nào đề xuất chuyển cơ quan điều tra nên không có trình tự, thủ tục chuyển hồ sơ như quy định nhưng thông tin thì rộng mở, theo truyền thông trong nước.
“Nhưng phải có đầu mối, không phải thích là cung cấp, không thích thì thôi. Bản kết luận cũng đang chờ xin ý kiến Thủ tướng nên Thanh tra chưa cung cấp cho cơ quan công an", ông Khánh được truyền thông trong nước dẫn lời.
'Bù lỗ vào dân'
"Cơ chế thông tin giữa Thanh tra và Công an luôn thông suốt nhưng phải có đầu mối không phải thích là cung cấp, không thích thì thôi."
Phó Tổng thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh
Các cáo buộc sai phạm của EVN bao gồm hoạt động xây nhà, biệt thự, mua siêu xe, sân quần vợt.. với giá trị lên đến gần 600 tỉ đồng mà EVN tính vào giá bán điện.
Kể từ năm 2011, giá điện bán lẻ trong nước của EVN đã tăng hai lần mỗi năm với tổng hai lần tăng giá đã lên tới hơn 10% so với năm trước.
Mặc dù thu lãi lớn từ bán điện, nhưng ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc EVN được dẫn lời vẫn khẳng định năm 2013 vẫn phải tăng giá bán và cho biết tới đây còn nhiều chi phí phải đưa vào đầy đủ trong giá bán điện nên giá có xu thế tăng cao.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về về sự chênh lệch giữa con số kết luận thanh tra loại ra gần 6.500 tỉ đồng sai phạm của EVN so với dự thảo báo cáo của cơ quan này với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Tổng thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh lý mô tả “điều này là chuyện bình thường”.
Hồi đầu tháng Mười năm nay, Thanh tra chính phủ Việt Nam vừa công bố kết quả thanh tra tại (EVN). Nó cho thấy nhiều sai phạm và tính đến năm 2011, công ty mẹ EVN đã đầu tư 121 nghìn tỷ đồng ra ngoài ngành, bao gồm các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và hệ số giữa nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của toàn tập đoàn là 6,27 lần.
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng trong tháng Tám đã có bài viết về điều mà ông gọi là các nhóm lợi ích độc quyền nhất Việt Nam gồm Tập đoàn xăng dầu Petrolimex kích động đến ba lần tăng giá và người anh em sinh đôi của Petrolimex là Tập đoàn điện lực Việt Nam – EVN.
"Bất chấp phản ứng của đại đa số các tầng lớp nhân dân, giai tầng lợi ích ở Việt Nam vẫn tiếp tục chiến dịch 'bù lỗ vào dân'," ông Dũng viết trong bài 'BấmCơn bão giá và nhóm lợi ích'.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét