Pages

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Mâu thuẫn quá quắt của Trung Quốc * China’s impossible contradiction


Ambrose Evans-Pritchard (The Telegraph)/Người dịch: Nguyễn Quốc Khải (Danlambao)- Lãnh tụ Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tiết lộ những cải tổ kinh tế rộng lớn tại Hội Nghị Trung Ương Thứ Ba của Đảng vào tháng tới với cuộc công kích thậm tệ vào khu vực nhà nước khổng lồ và bộ máy đỡ đầu của Đảng (có thật không?).

Tuy nhiên ông cũng muốn tăng cường kiểm soát nhà nước độc tài với một đảng và một hệ tư tưởng. Đây là bài tường thuật sáng nay của Hoàng Tương Duy (Wiang Xiangwei) thuộc nhật báo South China Morning Post.

Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển (TTNCPT) đã phổ biến lộ trình của những biện pháp cải tổ. Nó được cứu xét một cách nghiêm chỉnh vì được viết bởi không ai khác ngoài Ông Lưu Vị (Liu Wei), người chủ trương cải tổ và Ông Lưu Hà (Liu He), cánh tay mặt về các vấn đề kinh tế của Chủ Tịch Tập Cận Bình.

Hình (Telegraph): Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Vấn đề là những đề nghị này tránh né/mâu thuẫn với những điều khám phá cốt lõi của phúc trình chung của Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển và Ngân Hàng Thế Giới năm vừa qua. Bản phúc trình này nói rằng Trung Quốc sẽ không thành công khi nhảy vào giai đoạn phát triển kinh tế kế tiếp và sẽ suy yếu trong cái “bẫy lợi tức trung lưu” ngoại trừ chấp nhận toàn bộ lối suy nghĩ tự do hiện đại. Bàn phúc trình không nói dân chủ, nhưng có nghĩa là như vậy.

Bản phúc trình 2012 [của Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển và Ngân Hàng Thế Giới] cảnh báo rằng Trung Quốc gặp rủi ro đụng trần vô hình như Mỹ châu Latin và Trung Đông sau khi sự phát triển tăng vọt trong hai thập niên 1960 và 1970, không được như những nước hiếm hoi thoát ra khỏi [tình trạng đụng trần] như Nhật và Nam Hàn. Bản phúc trình nói “Nếu những quốc gia không thể gia tăng hiệu suất bằng sáng kiến, những quốc gia này sẽ bị rơi vào bẫy. Trung Quốc không phải chịu đựng số phận này.”

Tất cả những lập luận đều được biết đến rõ ràng. Trung Quốc không còn có nhân công rẻ từ nông thôn nữa. Bàn phúc trình của Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển nói rằng Trung Quốc sẽ phải đối phó với sự thay đổi nhân chủng đáng kể khi tỷ số người già tăng gấp đôi mức của Bắc Âu trong vòng 20 năm.

Bản phúc trình tiếp tục nói rằng Trung Quốc đã gặt hái thành quả của nhân công rẻ và sự phát triển dựa vào đầu tư, xuất cảng và sự tăng trưởng từ giai đoạn chậm tiến. Trung Quốc còn có thể dựa vào kỹ thuật nhập cảng để tiếp tục đẩy mạnh phát triển (Trung hình 10% kể từ khi Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping) bắt đầu mở cửa kinh tế vào năm 1978.) Bản phúc trình nói “Trung Quốc đã đi đến một khúc quanh khác của con đường phát triển. Nó đòi hỏi một sự thay đổi chiến lược không kém quan trọng thứ hai.”

Khi tôi tường thuật, Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển nói rằng mức phát triển của Trung Quốc sẽ chậm xuống còn 7% vào cuối thập niên này và 5% vào cuối thập niên 2020 ngay cả nếu Trung Quốc cải tổ sâu rộng. Sự trì trệ sẽ xảy ra nếu Trung Quốc tiếp tục bám vào mô hình kinh tế và xã hội kiểm soát bởi nhà nước. Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển nói rằng “Những lực hỗ trợ tiến bộ nhanh chóng của Trung Quốc dần dần tàn lụi. Sự thống trị của chính quyền trong một số lãnh vực chính, một lợi thế trong giai đoạn đầu, trong tương lai rất có thể trở thành hàng rào cản trở sự sáng tạo. Vai trò của khu vực tư nhân rất quan trọng vì sáng kiến về biên giới kỹ thuật khá khác biệt về bản chất so với giai đoạn hậu tiến phải chạy đua để bắt kịp thế giới. Đây không phải là điều mà có thể hoàn thành bằng kế hoạch của chính quyền.

Ông Tập Cập Bình xem ra nghĩ rằng ông có thể loại bỏ một nửa những thứ này, lựa chọn một số cải tổ mà ông nghĩ có thể tạo ra phát triển trong khi siết chặt báo chí, Internet, khoa học tự do, và làm sống lại phương cách tự phê kiểu Mao để kiểm soát chặt chẽ đảng. Người ta được nhìn thấy rõ ràng những phản ứng Lenin. Cách đối xử một ký giả của tờ báo Quảng Châu Tốc Hành (Gangzhou Express) trong tuần này - buộc phải thốt ra những lời ngớ ngẩn trong một màn thú tội thu hình có công an theo dõi và thủ tục truy tố bị chỉ trích - mang mầu sắc Cách Mạng Văn Hóa nặng nề.

Chắc chắn một cái gì đó phải bị hy sinh: hoặc Đảng từ bỏ kiểm soát xã hội và chánh trị để cho phép sự sáng tạo được phát triển hoặc những cuộc cải tổ sẽ thoái hóa thành những bùa phép vô nghĩa và những lời phát biểu hào nhoáng với nội dung giả tạo, để cho Trung Quốc rơi vào cái “bẫy lợi tức trung lưu”.

Chúng ta đang ở thời điểm mà Trung Quốc phải quyết định. Hãy theo dõi rất sát Hội Nghị Trung Ương Thứ Ba. 

Nguyễn Quốc Khải (Danlambao) 

* * *

China’s impossible contradiction

Last updated: October 28th, 2013

Chinese leader Xi Jinping is to unveil sweeping economic reforms at the Party's Third Plenum next month, with an assault on the state behemoths and the Party patronage machine (really?).

Yet he also wants to tighten the grip of the one-party, one-ideology, authoritarian state. Here's a good account this morning from Wiang Xiangwei at the South China Morning Post.

The Development Research Centre has published its road map of reform measures. It is being taken very seriously since it is written by none other than reformer Liu Wei and by President Xi's right-hand man on economic affairs, Liu He.
President Xi Jinping of China. (Photo: Getty)

The problem is that these proposals skirt over/contradict the core finding of a joint DRC-World Bank report last year. It said China would not succeed in jumping to the next stage of economic development and would languish in the the “middle income trap” unless it embraces the whole package of modern free thinking. It did not quite say democracy, but that is what it meant

The 2012 report warned that China risks hitting an invisible ceiling just like Latin America and the Middle East after their catch-up growth spurts in the 1960s and 1970s, failing to join the rarer “breakout” states such as Japan and Korea. “If countries cannot increase productivity through innovation, they find themselves trapped. China does not have to endure this fate,” it said.

All the arguments are by now well known. China is running out of cheap labour from the countryside. The DRC report said it faces a “wrenching demographic change” as the old-age dependency ratio doubles to north European levels within 20 years.

It then went on to say that China has picked the low-hanging fruit of cheap-labour, investment-led, export-led, catch-up growth. It can longer rely on imported technology to keep growth humming. (It has averaged just under 10pc since Deng Xiaoping began to throw open the economy in 1978.) “China has reached another turning point in its development path when a second strategic, and no less fundamental, shift is called for,” it said.

As I reported at the time, the DRC said China’s growth will slow to 7pc later this decade and 5pc by the late 2020s even if China embraces deep reform. Stagnation lies in wait if it clings to the dirigiste model. “The forces supporting China’s continued rapid progress are gradually fading. The government’s dominance in key sectors, while earlier an advantage, is in the future likely to act as a constraint on creativity,” it said. “The role of the private sector is critical because innovation at the technology frontier is quite different in nature from catching up technologically. It is not something that can be achieved through government planning.”

Xi Jinping seems to think he can dispense with half of this, cherry-picking the bits of reform that he thinks will generate growth while clamping down on the press, the internet, free science, and reviving Maoist “self-criticism” sessions to tighten control over the party. The Leninist reflexes are plain to see. This week's treatment of the Guangzhou Express journalist – made to utter absurdities in a staged-TV confession with police watching, and the judicial process be damned – has Cultural Revolution all over it.

Surely something must give: either the Party gives up more social and political control to let that “creativity” flourish; or the reforms will degenerate into meaningless incantations and rhetoric, leaving China in the middle income trap.

We are at the moment when China has to decide. Watch the Third Plenum very closely.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét