Pages

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

TRUNG QUỐC TRÊN ĐOẠN ĐƯỜNG CHÓT LY KHAI VỚI CHỦ NGHĨA MARX-LENIN

Chiến tranh ý thức hệ, hay chiến tranh chống Cộng Sản, là một hình thái chiến tranh độc đáo.  Nó không chi xảy ra giữa hai hay nhiều quốc gia mà còn xảy ra giữa các giai cấp trong cùng một quốc gia.  Với đặc tính thứ hai này nó đã trở thành một tai họa đẫm máu nhất lịch sử loài người tính cho đến ngày nay.  Stephan Courtois trong tác phẩm “Le Livre Noir Du Communisme” (Sách Đen Về Chủ Nghĩa Cộng Sản), đã tính có từ 85 đến 100 triệu người thiệt mạng trong cuộc chiến này, nghĩa là 1.5 lần số người tử vong trong cả hai cuộc Thế Chiến.

Những ngươi chủ mưu phát động cuộc chiến khốc liệt này là Karl Marx và FEngels.  Tòng phạm làLenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Pol Pot…và một số lãnh tụ cộng sản khác trên thế giới.  Tất cả bắt nguồn từ chũ nghĩa Marx, một giấc mơ với tham vọng hão huyền, hình thành trên một triết lý sai lầm về lịch sử và một học thuyết tâm lý phi thực tế.
Xu thế tiến hóa của loài người không phải là chủ nghĩa tư bản, cũng không phải là chủ nghĩa cộng sản.  Chủ nghĩa Tư Bản đã có những điều chỉnh hợp lý để được thế giới chấp nhận và đang đưa loài người vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của hòa bình và thịnh vượng.  Việc cấp bách cần làm ngay lúc này là phải khôi phục bộ mặt vốn có của lịch sử, phải nói với tất cả mọi người, nhất là các thế hệ trẻ, nguồn gốc sai lầm của “chủ nghĩa xã hội bạo lực” mà nhân loại đã là nạn nhân trong thế kỷ vừa qua.
Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản
Marx là một triết gia và Engels là con một doanh nhân giàu có trong ngành dệt  Cả hai đều là người Đức.  Họ gặp nhau lần đầu vào tháng ̣9/1844 rồi trở thành đội bạn tâm giao vì đồng quan điếm trên một số vấn đề triết học và thế giới quan.
Thời gian đó, vì những bài bình luận mang tính đối kháng, Marx bị chính quyền Pháp trục xuất vào tháng giêng năm 1845.  Ông cùng với Engels di cư sang Bỉ sống tại thủ đô Brussels.  Đầu năm 1846 , hai ông thành lập một tổ chức đâu tranh lấy tên là “Ủy Ban Thư Tín Cộng Sản” (Communist Correspondence Committee) .
Tháng 6/1847 họ gia nhập một tổ chức cộng sản đả có sẵn : Liên Đoàn Cộng sản (Communist League).  Liên Đoàn Cộng Sản là tổ chức Mác Xít đầu tiên và là hậu thân của Liên Đoàn Những Người Công Chính (League Of The Justs) thành lập năm 1836  tại Pháp bới một đám công nhân Đức chịu ảnh hưởng cũa Gracchus Babeuf. 
Liên Đoàn Cộng Sản ra đời tại Luân Đôn  (6/1847), do sự kết hợp với 15 người cuả Uỷ Ban Thư Tín Cộng Sản tại Brussels và vài nơi khác.  Tổ chức này được đặt dưới quyền lãnh đạo của Marx vàEngels.  Tổ chức bỏ tư cách hội kín và ra tranh đấu công khai.  Hai ông được toàn thể hội tín nhiệm và vào giữa hai tháng 11 và 12/1847, được giao cho trách  nhiệm soạn thảo văn kiện ra mắt tổ chức:  “Bản Tuyên Ngôn Đảng cộng Sản”. 
Bản Tuyên Ngôn bằng tiếng Đức, được công bố tháng 2/1848 tại Luân Đôn với hai tên tác gỉa là Marx và Engels.  Tuy nhiên ai cũng biết Marx lả tác giả chính của văn kiện lịch sử này.  Bản Tuyên Ngôn là khí cụ sắc bén của giai đoạn đầu đấu tranh tư tưởng và là hoạt động quyết liệt của Karx và Engelsnhằm đưa ra một thế giới quan mới.
Hai ông lưu ý rằng phong trào Cộng Sản là phong trào của đa số, đấu tranh cho quyền lợi của đa số.  Và không phải chỉ cho đa số nhân dân trong một nước , mà là cho đa số nhân loại trên thế giới.  Tư tưởng này hàm chứa trong lời hô hào chót của bản tuyên ngôn : “ Vô sản toàn thế giới !  Liên hiệp lại !”. Bản Tuyên Ngôn được coi như lời  tuyên chiến giữa hai phe cộng sản và tư bản trong chiến tranh ý thức hệ. 
            Tư Bản Luận (Das Kapital)
            Trong thời gian sống đau yếu tại Luân Đôn giữa khu Soho buồn tẻ, hàng ngày Marx ra thư viện tìm tài liệu viết tác phẩm Tư Bản Luận.  Sách được soạn thảo trong 18 năm trường và tập đầu Tiên xuất bản năm 1867.  Tập I, được coi như thánh kinh của giai cấp lao động, là một bản phân tích công phu và sâu rộng về phương thức sản xuất tư bản.  Marx chết năm 1883, trước khi phần còn lại của công trình nghiên cứu của ông được in thành sách.
Sau khi Marx qua đời, các tập II và III do Engels xuất bản vào các năm  1885 và 1894. Hai tập sau này nói về hiện tượng lưu chuyển tư bản và các hình thái cạnh tranh trong thế giới tư bản.  Thật ra Marx trù liệu viết sáu tập : ba tập chót viết về nhà nước, ngoại thương, thị trường.  Ông mất hơi sớm nên không đạt được ý nguyện.  Ngoài ra Marx còn viết về “thặng dư giá trị” (theory of surplus value).  Lý thuyết này do Karl Kautsky biên tập từ các bản thảo của Marx và xuất bản tại Đức trong quãng thời gian 1905-1910.
Trong Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản năm 1848, Marx khẳng định sự tan vỡ của chủ nghĩa Tư Bản là chắc chắn và có thể chứng minh bằng khoa học.  Người ta chờ đợi mãi không thấy sự chứng minh này xuất hiện, cả trong thực tế lẫn trên những trang viết của cuốn Tư Bản Luận đầu tiên phát hành năm 1866.
Đúng hai mươi năm, sau khi cuốn Tư Bản Luận I ra mắt độc giả, khủng hoảng kinh tế bùng nổ trên thế giới.   Khi khủng hoảng chấm dứt, chủ nghĩa Tư Bản tự điều chỉnh : công ty cổ phần và ngân hàng quy mô lớn ra đời.  Marx coi trọng những phát minh này và công nhận hình thức sản xuất mới không tạo mâu thuẫn xã hội nữa và bước quá độ hòa bình sang chế độ mới có thể thực hiện được.
Bước quá độ hoà bình sang chế độ mới có thể thực hiện được là kết luận của cuốn Tư Bản luận III.  Nó lật đổ kết luận của cuốn Tư Bản Luận I.  Như vậy trong các tác phẩm của Marx và Engels có hai con đường xã hội chũ nghĩa : Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản và Cuốn Tư Bản Luận I là căn cứ lý luận của chủ nghĩa “Xã Hội Bạo Lực”; Cuốn Tư Bản Luận III và Lời Nói Đầu Cuốn “Đấu Tranh Giai Cấp Tại Pháp” là cơ sở lý luận của chủ nghĩa “Dân Chủ Xã Hội”.
Sự chuyển biến nói trên, những người Âu Châu sống cùng thời đại đã biết.  Lenin cũng biết nhưng giấu không cho nhân dân Nga biết.  Mao Trạch Đông cũng giữ kín cho riêng mình, nên tai họa đã đổ lên đầu dân tộc Trung Hoa và làm chết mấy chục triệu người trong “Bước Nhảy Vọt” và “Cách Mạng Văn Hóa” dưới thời Mao cai trị.
Ngày nay, Đảng Cộng Sản Trung Quốc chuyển sang hướng Dân Chủ Xã Hội là làm theo di huấn chủaMarx cà Engels lúc cuối đời.  Về mặt kinh tế họ đã triệt để ly khai với mẫu hình Liên Xô và định vị lại lịch sử của chủ nghĩa xã hội để tiến cùng thời đại.  Tuy nhiên, về mặt chính trị thì khó khăn vẫn chưa hết vì “cánh tả” bảo thủ trong Đảng vẫn còn đó.  Những đoạn viết tiếp theo sẽ diễn tả thiện chí và những cố gắng trong tiến trình chuyển hóa khó khăn này.
Chủ nghĩa Marx-Lenin
            Chủ nghĩa Marx-Lenin là một ứng dụng chủ nghĩa Marx vào thực tế do Lenin khai triển.  Công thức này đã mang lại thắng lợi cho cuộc cách mạng cộng sản Nga tháng 10 năm 1917, và trở thành nền tảng ý thức hệ của phong trào cộng sản thế giới với trung tâm là Liên Xô.
Trong Thế Kỷ 20, tất cả các nước tự coi là Cộng Sản và tất cả các Đảng Cộng Sản tại các quốc gia khác đều thành lập trên nguyên tắc của chủ nghĩa Marx-Lenin.  Hạt nhân ý thức hệ của chủ nghĩa này là : “Cách mạng vô sản không xuất phát một cách tự nhiên từ một nước tư bản.  Nhất thiết cần có một Đảng cách mạng chuyên nghiệp tiền phong hướng dẫn giai cấp công nhân trong việc lật đổ chế độ tư bản bằng bạo lực; rồi sau đó lập nên một thể chế chuyên chính vô sản như là bước đầu tiến tới xã hội cộng sản”.
            Thuật ngữ Marxism-Leninism được dùng nhiều nhất tại Liên Xô dưới thời Stalin và được coi như một di sản qúy báu của Lenin.  Thuật ngữ này được ưa chuộng không chỉ trong sinh hoạt của Đệ Tam Quốc Tế mà còn cả trong nội bộ của các đảng cộng sản nhỏ trên khắp thế giới.  Tại sao?  Vì chính chủ nghĩa Marx-Lenin đã đưa ra mẩu hình chung cho  mọi cuộc cách mạng vô sản cướp chính quyền tạiThế Giới Thứ Ba cũng như tại một vài nơi khác.  Nó chú trọng vào thực tế hơn là vảo lý thuyết nên rất cần thiết cho việc huấn luyện và đào tạo cán bộ đảng viên.
Với khả năng nhạy bén hiếm có về chính trị Lenin nhận ra ngay bản chất tàn bạo của chủ nghĩa Marx. Đây là con đường đấu tranh mà từ lâu ông tìm kiếm.  Cho nên ông chỉ cần thêm vào đó một cơ chế chính trị để biến tư tưởng thành hiện thực.  Ông đã ra lệnh cho bắn giết hàng vạn người và bỏ chết đói hàng triệu người khác.  Khi làm như vậy ông đã dùng tư tưởng của Marx về  “tính tất yếu của cánh mạng” để biện hộ cho tội ác của mình.  Lenin được coi như tín đồ cuồng nhiệt nhất của chủ nghĩa Marx.
Chính Lenin đã kết hợp mộng xâm chiếm từ xưa của nước Nga với học thuyết của Marx để thiết kế những chiến thuật khởi loạn dùng làm nội dung của kinh bổn giáo lý để xây dựng một đế quốc chuyên chính.
Phần học thuyết của Lenin là sự kế thừa và phát triển của chủ nghĩa Blanqui.  Louis Auguste Blanqui(1805-1881), lãnh tụ của một tổ chức xã hội bí mật tại Pháp trong Thế Kỷ 19, chủ trương Cách Mạng Bạo Lực trong Quốc Tế I và là lãnh tụ quân sự của Công Xã Paris.  Nội dung của chủ nghĩa Blanqui là phải tin chắc : bất kể sức sản xuất ở vào trình độ nào, chỉ cần dựa vào bạo lực là có thể sáng tạo ra một thế giới không bóc lột, không áp bức…”  Lenin tiếp thụ giáo huấn bạo lực của Blanqui từ rất sớm.
Người thầy thứ hai của Lenin là  Sergey Genadievich Nechayev (1847-1882).  Ông này là người Nga, theo chũ nghĩa “vô chính phủ”.  Ông là tác giả của cuốn sách “Giáo Lý Cách Mạng”.  Cuốn sách này được Lenin giữ lảm sách gối đầu giường và coi như kinh bổn của bạo lực.  Các tác phẩm của Leninđược gợi ý và sao chép nhiều từ kinh bổn trộm cướp và khủng bố này.
Sáng tạo duy nhất của Lenin là khái niệm “dân chủ vô sản”.  Lenin dùng khái niệm này để biện minh cho  việc thực hiện “chuyên chính vô sản” của Marx.  Ông định nghĩa : “dân chủ vô sản” là dân chủ cho đại đa số nhân dân (dân chủ cho người nghèo) trong khi “dân chủ tư sản “ chỉ là dân chủ cho một thiểu số rất nhỏ (dân chủ cho người giàu).  Khái niệm này trở thành chiếc áo ngụy trang che đậy bản chất độc tài của một số chế độ phản dân chủ, nhiều chưa từng thấy.
Thanh thế của Cộng Sản bành trướng nhanh trong Thế Kỷ 20 vì Lenin coi: “đế quốc” là kẻ thù chính chứ không phải “tư bản” như Marx đã giảng dạy.  Chủ nghĩa Marx-Lenin không xây dựng được một xã hội hoàn thiện.  Nó chỉ trở thành công cụ để cướp giữ chính quyền của một nhóm người hám danh, tham lợi.  Bước sang thiên niên kỷ thứ ba, mặc dầu công thức “độc trị” theo mẫu hình Marxít-Leninít vẫn cò tồn tại ở một vài nơi nhưng những chế độ này đã bị cô lập và đang dần dần ngả theo xu thế của thời đại.  Xu thế đó là chủ nghĩa Dân Chủ Xã Hội.
 Mao Trạch Đông ngàn năm công tội   
            Tháng 10/1940, khi còn ẩn náu  ở Diên An, Mao Trạch Đông đã cho ra mắt một tác phẩm mang tựa đề “Bàn về chủ nghĩa Dân chủ Mới”.  Trong tác phẩm này, Mao chủ trương thiết lập chính phủ liên hiệp và phản đối chuyên chính độc đảng.  Mao cũng công nhận quyền tư hữu trong nền kinh tế nhiều thành phần, quan tâm cả tư hữu lẫn công hữu và thực hiện một chính sách vừa đoàn kết vừa đấu tranh với giai cấp tư sản.
Mao nhận định : “Hiện nay chúng ta thiết lập xã hội dân chủ mới, vừa mang tính tư bản chủ nghĩa, vừa mang tính quần chúng nhân dân.  Đây không phải là chủ nghĩa tư bản cũ mà là chủ nghĩa tư bản mới, gọi là chủ nghĩa dân chủ mới”.
            Chủ nghĩa dân chủ mới của Mao, vì mang mầu sắc tự do nên đã lôi cuốn được giai cấp trung gian (tư sản dân tộc) và đó là nguyên nhân quan trọng khiến cách mạng vô sản nhanh chóng thành công.  Lý luận “dân chủ mới” là tinh hoa của tư tưởng Mao Trạch Đông.  Tiếc thay tư tưởng này không kéo dài được bao lâu thì Mao lại quay về với lý luận xã hội không tưởng trong Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản năm 1848. 
Năm 1949, sau khi Tưởng Giới Thạch thua chạy ra đảo Đài Loan, nhân dân Trung Hoa hy vọng Mao Trạch Đông thực hiện lời hứa dân chủ thời Diên An, là làm cho Diên An trở thành Washington của Trung Quốc.  Nhưng khi vào được Trung-Nam-Hải thì Mao trở mặt tuyên bố ông vừa là Marx vừa là Tần Thủy Hoàng.
            Mao chết năm 1976.  Thật ra khi còn tại vị, Mao đã tàn bạo hơn Tần Thủy Hoàng rất nhiều vì “Bước Nhảy Vọt” với 37.5 triệu người chết đói, đã trở thành bạo chính lớn nhất cổ kim trong và ngoài nước.
Sai lầm lớn nhất của Mao là từ bỏ lý luận kiến quốc “dân chủ mới” và vội vã thực hiện giấc mơ xây dựng “thế giới đại đồng”.  Sau 27 năm cầm quyền, Mao đã dựa vào tuyên truyền và bạo lực để cải tạo xã hội.  Thời gian 1956-1976 là 20 năm chủ nghĩa xã hội bạo lực đã phát triển ác tính và phá nát dân tộc cùng đất nước Trung Hoa.
Công lao của Đặng Tiểu Bình
            “Nghị Quyết Về Một Số Vấn Đề Lịch Sử Từ Ngày Dựng Nước”do Đặng Tiểu Bình chủ trỉ vào tháng 6/1981 đã có một vai trò lịch sử và là một công lao vĩ đại trong việc định rõ và điều chỉnh sai lầm của Mao sau ngày dựng nước.  Nghị quyết đó đã đưa Trung Quốc đi lên con đường “cải cách mở cửa”.  Tuy nhiên, một vài điều chỉnh vẫn chưa được triệt để và khiếm khuyết tả khuynh vẫn cỏn tồn tại.
Nghị quyết nói trên đã khẳng định tính đúng đắn của cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh và dành cho nó một địa vị chính thống trong lịch sử.  Cũng phải kể thêm cả sự sáng suốt dành cho vấn đề bảo hộ chế độ tư hữu vào hiến pháp vì vấn đề này không thể thiếu để hỗ trợ triệt để cho “cải cách mở cửa”. 
            Đặng và môn đệ đã phải áp dụng chính sách “bật tín hiệu rẽ trái, bẻ tay lái sang phải” vì “cánh tả” cực đoan và bảo thủ không ngớt lên tiếng buộc tội phục hồi chủ nghĩa tư bản.  Họ nói “cải cách mở cửa” đã làm hỏng hết sự nghiệp vĩ đại của Mao Trạch Đông.  Thật ra, ai cũng phải nhìn nhận rằng, ba thập kỷ sau khi Mao chết, công cuộc giải phóng lực lượng sản xuất đã đạt được những thành tích lẫy lừng chưa từng thấy.
Đó là cải cách chính trị quan trọng nhất ở Trung Quốc kể từ ngày “mở cửa” đến nay.  Đoàn kết với giai cấp tư sản không phải là ủng hộ “bóc lột” mà là sử dụng họ vào việc quản lý kinh tế để nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần tăng thêm tổng lượng của cải xã hội.
Nguyên nhân căn bản đẫn đến thất bại toàn diện ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu vào cuối Thế Kỷ 20 là không đại diện cho yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất tiên tiến, là thực hiện sai lầm chính sách đối với giai cấp tư sản.  Thay đổi tận gốc rễ chính sách đối với giai cấp tư sản là sự tổng kết sâu sắc nhất, là sự phát triển  sáng suốt nhất của lý luận Đặng Tiểu Bình.
Cùng giàu có không phải là tước đoạt tài sản của người khác mà là làm cho mọi người cùng giàu lên, cùng được hưởng thành quả của phát triển.  Đây là then chốt để chính trị ổn định lâu dài, và cũng là then chốt để kinh tế tăng trưởng liên tục. 
            Lộ trình Hồ Cẩm Đào : đoạn đường chót để ly khai với chủ nghĩa Marx-Lenin.
Đại Hội thứ 17 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc họp vào tháng 10 năm 2007 đã đưa ra một lộ trình cho tương lai Trung Quốc.  Theo báo cáo của Hồ Cẩm Đào Trung Quốc đang đi vào một thời kỳ phát triển mới.  Mục tiêu của thời kỳ này là xây dựng một xã hội hài hòa và phương tiện để đạt mục tiêu đó là chủ nghĩa Dân Chủ Xã Hội.
Trong báo cáo trước đại hội, họ Hồ cho biết : “Dân chủ Xã Hội có nội hàm là một sự trải rộng mở mang về chính trị, từ sự thực hành dân chủ ở nông thôn, sự tham gia chính trị của thảo dân, cho đến sự áp dụng dân chủ trong nội bộ Đảng”. 
Những thành tựu mau chóng về phát triển kinh tế trong ba thập kỷ qua đã làm xã hội Trung Quốc chuyển biến và gây ra những vấn nạn như : sự mở rộng hố cách biệt giàu nghèo giữa các giai tầng xã hội và các vùng lãnh thổ, sự suy thoái của môi trường, tệ nạn tham nhũng nhiêm trọng trong Đảng và chính phủ.
Những người chủ trương “khai phóng” cho rằng nguyên nhân của những vấn nạn đó là sự thiếu vắngcải cách chính trị.  Họ tin rằng những nỗ lực dân chủ hóa, tư nhân hóa và toàn cầu hóa sẽ dần dần giải quyết những khó khăn này.
Trong nhóm người chủ trương “khai phóng” nói trên có Tân Tử Lăng (nguyên đại tá, chuyên nghiên cứu về Mao Trạch Đông), Tạ Thao (cựu Phó Hiệu Trưởng Đại Học Nhân Dân Trung Quốc), Lý Nhuệ(đảng viên lão thành, cựu Phó Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng) là những người có tên tuổi và nhiều ảnh hưởng.
Những kiến nghí của Tân Tử Lăng thuộc vào loại “đại chiến lược” của sự phát triển Đảng và Nhà Nước nên đã được Hồ Cẩm Đào và nhóm lãnh đạo Trung-Nam-Hải đưa vào lộ trình cho tương lai Trung Quốc.  Đương nhiên, Trung Quốc phải có hướng đi đúng đắn, nghĩa là phải được dẫn đạo bởi một nền kinh tế có sức phát triển khả trì (sustainable), bởi quyết tâm dân chủ hóa và thực hiện công bằng xã hội.
Sự khác biệt về văn hóa không ngăn cản sự xích lại gần nhau trong việc công nhận những giá trị phổ quát liên quan đến dân chủ.  Nhật Bản, Đài Loan, Nam Dương có nguồn gốc văn hóa hoàn toàn khác nhau nhưng đã chấp nhận những giá trị đó.  Chấp nhận không phải vì Hoa Kỳ đã làm như thế mà vì hiệu quả tốt do chúng mang lại./.
NGUYỂN CAO QUYỀNTháng 10 năm 2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét