Pages

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Từ Biển Tới Bờ

Tác giả : Trần Khải
Nhà nước Việt Nam đang ra sức cho người dân thấy là đang nỗ lực để gìn giữ Biển Đông, không chỉ dưới nước mà cả trên bờ.
Các nỗ lực này có đồng bộ hay không, hay chỉ là tùy điạ phương và tùy cán bộ từng cơ quan? Bởi vì người dân đã thất vọng với tình hình người Trung Quốc tràn ngập ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh, xem như thuộc điạ mới — và viễn ảnh này không đẹp gì, vì trong nỗi lo của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh qua bài viết tựa đề “Chả Lẽ Mất Nước Từng Phần và Tiếp Tục Bởi Những Mưu Đồ Đen Tối Của Họ ‘Bành’ Phương Bắc”:
“…thực tế Việt Nam đã mất chủ quyền tại huyện Kỳ Anh.

TQ đã mua 3.000 ha rừng biên giới, mua một đoạn bờ biển Đà Nẵng và nơi nào đó nữa. Những nơi TQ mua (hoặc thuê dài hạn) người Việt Nam ngay cả công an cũng không vào được thì cũng giống như Kỳ Anh thôi.
Không biết lực lượng công an tỉnh Hà Tĩnh, lực lượng công an của Bộ có kiểm sát và xử lý vụ Kỳ Anh không?
Không biết Thủ tướng có biết tình hình hiện tại ở Kỳ Anh không?
Ngoài những nơi TQ mua hoặc thuê dài hạn, họ làm chủ, họ làm gì trong những nơi ấy không ai biết.
Dựa vào khai thác Boxit, TQ đã có mặt ở Tây Nguyên chiến lược; dưới dạng vờ “nuôi cá”, họ đã khảo sát được vịnh Cam Ranh; họ đã có mặt ở Vũng Rô, Vũng Áng; thương lái TQ tự do đi nơi này, nơi nọ, “mua” thứ này, thứ khác nhằm phá hoại kinh tế địa phương. TQ trúng thầu rất nhiều công trình ở Việt Nam, họ tự do đưa ồ át lao động phổ thông vào, thành ra có hàng vạn người TQ rải khắp nước ta, rồi có những người lưu trú trái phép, định cư trái phép. Đây là một mối nguy nếu ta không cương quyết trục xuất những người TQ nhập cảnh trái phép, lưu trú, định cư trái phép ra khỏi nước ta theo luật pháp Việt Nam. Năm ngoái TQ đưa tin bắt giữ 40 người Việt Nam xâm nhập trái phép TQ. TQ làm được sao ta lại không làm được? Dù “hữu nghị” cũng phải có đấu tranh…”(hết trích)
Báo Ngưoòi Lao Động có bản tin tưạ đề “Phạt du khách Trung Quốc đem bản đồ trái phép vào Việt Nam” trong đó kể rằng:
“Ngày 29-10, Cục Hải quan TP Đà Nẵng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 30 triệu đồng đối với hành khách Li Ye (SN 1982, quốc tịch Trung Quốc) do hành vi sai phạm khi nhập cảnh có mang theo 257 tấm bản đồ du lịch Đà Nẵng, in hình bản đồ Việt Nam nhưng không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bà Li Ye đã nộp phạt đầy đủ và ngay sau đó đã được xuất cảnh về nước.
Trước đó, 21 giờ 30 ngày 23-10, trong lúc kiểm tra soi chiếu hành lý của hành khách nhập cảnh trên chuyến bay CZ 3037 từ Quảng Châu (Trung Quốc) đến Đà Nẵng, lực lượng hải quan phát hiện trong hành lý của bà Li Ye mang theo số bản đồ trên, nên tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, tạm giữ tang vật.
Bà Li Ye khai nhận làm hướng dẫn viên du lịch và mang số bản đồ này sang để phát cho du khách khi tới Đà Nẵng.”(hết trích)
Có phải vì quan chức Đà Nẵng yêu nước hơn Hà Tĩnh? Hay có gì bí ẩn oỏ cấp cao hơn?
Bản tin RFI hôm Thứ Tư cho biết, Nga sẽ giao tầu ngầm Kilo đầu tiên cho Việt Nam vào tháng 11/2013.
RFI nói, theo các nguồn tin báo chí Nga, vào ngày 07/11/2013, Nga sẽ bàn giao cho Việt Nam chiếc tầu ngầm tấn công lớp Kilo đầu tiên trong số 6 chiếc đã được Việt Nam đặt mua vào năm 2009. Đây mới chỉ là việc bàn giao kỹ thuật, sau đó chiếc tàu sẽ bắt đầu hành trình về Việt Nam và lễ tiếp nhận chính thức sẽ được tổ chức khoảng đầu năm 2014.
Điểm nên ghi nhận rằng tàu ngầm này hỏa lực mạnh hơn tàu ngầm Trung Quốc.
RFI viết:
“Hải quân Trung Quốc hiện có đến 12 chiếc tàu ngầm Kilo đang hoạt động, trong lúc Việt Nam phải đợi đến năm 2016 mới có được 6 chiếc. Tuy nhiên, theo phân tích vào hôm nay của chuyên san quốc phòng Kanwa Defense Review tại Canada, loại tàu ngầm Kilo mà Nga đóng cho Việt Nam có thể hiện đại hơn loại đã bán cho Trung Quốc: Kính viễn vọng tốt hơn, vỏ tàu bằng chất liệu không phản xạ tốt hơn, khiến cho việc bị phát hiện khó khăn hơn…
Theo nguồn tin trên, hạm đội tàu ngầm “sẽ tăng cường uy lực của Hải quân Việt Nam”, cũng như mang lại lợi thế tốt hơn cho Việt Nam trong bất kỳ cuộc đối đầu nào với Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông. Với hạm đội tàu ngầm mới này (của Việt Nam), Trung Quốc sẽ bị thêm nhiều áp lực trong việc bảo vệ nguồn cung cấp cho mình bằng đường biển nếu xung đột nẩy sinh…”(hết trích)
Trong khi đó, bản tin VOA kể rằng Việt Nam và Mỹ đã tổ chức đối thoại về chính sách quốc phòng lần thứ tư ở cấp Thứ trưởng tại thủ đô Washington trong hai ngày 28 và 29 tháng 10 nhằm thúc đẩy hợp tác song phương.
Bản tin nói, truyền thông nhà nước cho hay cuộc đối thoại do Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh và Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Nam Á và Đông Nam Á Vikram Singh đồng chủ trì.
VOA viết:
“Hai bên cũng đạt được một biên bản ghi nhớ giữa cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng tuần duyên Mỹ.
Vẫn theo nguồn tin này, Việt-Mỹ nhất trí rằng tất cả tranh chấp chủ quyền giữa các nước ở Đông và Đông Nam Á phải được giải quyết bằng biện pháp ôn hòa thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng luật quốc tế.”
Đặc biệt, GS. Nguyễn Mạnh Hùng, Giáo sư giảng dạy môn quan hệ quốc tế thuộc trường đại học George Mason, Virginia, trả loòi phỏng vấn của RFA về quan hệ Việt Nam với Mỹ và các nươc, có đoạn nói:
“Điều quan trọng nhất là buộc Việt Nam phải thay đổi. Nếu Việt Nam không thay đổi thì Việt Nam không thể cạnh tranh được và việc vào TPP sẽ không thành công. Tuy rằng đó chỉ là vấn đề tiềm năng thôi nhưng rất quan trọng trong đối tác quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. Tôi nghĩ đó là một thử thách.
Thử thách khác nữa là vấn đề của Trung quốc, vấn đề chủ quyền các biển đảo. Hiện nay vấn đề này ở Việt Nam tạm yên tuy có bị cắt cáp… nhưng vẫn giữ được, chưa mất hòn đảo nào. Tạm yên chứ chưa yên và đang tìm cách củng cố. Vấn đề củng cố đòi hỏi vào nhiều chuyện. Thứ nhất là phải có tiềm năng nội bộ. Việt Nam tìm cách mua tàu Ki-lo của Nga rồi và cộng tác rất chặt chẽ với Nga. Tôi nghĩ đặc sắc nhất là tăng cường quan hệ với Nga so với những nước khác. Còn về đối ngoại Việt Nam thắt chặt với ASEAN. Đối với ASEAN thì sau vụ thất bại hoàn toàn ở Cambodia, sau đó tương đối đã gỡ gạc phần nào. Điều quan trọng hơn hết là vấn đề cân bằng quyền lực thì một nước nhỏ như vậy thì luôn luôn phải tìm nội lực. Việt Nam đã luôn đi tìm nội lực. Họ không nói là cân bằng quyền lực mà họ nói là chính sách ngoại giao “đa phương, đa diện”…”(hết trích)
Tình hình sẽ tới đâu, nếu Việt Nam không chịu dân chủ hóa?
Sẽ không vào được TPP? Sẽ không liên minh được với các nước dân chủ thân thiết hơn? Và sẽ tới đâu, nếu Trung Quốc quyết định chơi trò hung hăng?
Không có nhà ngoaị cảm nào bàn được chuyện này, phải không? Kể cả nhà ngoại cảm XHCN Nguyễn Phú Trọng?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét