Pages

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

WHO: Ô nhiễm không khí gây ung thư

Cột khói gần các khu dân cư ở Thiên Tân (Tianjin), Trung Quốc
REUTERS/Petar Kujundzic
Anh Vũ
Các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (OMS) vừa đưa ra kết luận ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân gây ung thư và trách nhiệm thuộc về nhiều lĩnh vực kinh tế.
 Bác sĩ Kurt Straif thuộc Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc tế trong một cuộc họp báo hôm 17/10 tại Genève khẳng định ô nhiễm không khí không chỉ có tác hại chung chung đế sức khỏe con người mà đó chính là một nguyên nhân hàng đầu trong các trường hợp tử vong vì bệnh ung thư. Ông nói : « Không khí mà chúng ta đang hít thở đã bị nhiễm hỗn hợp nhiều chất gây ung thư ».

Giám đốc cơ quan nghiên cứu ung thư của OMS Christopher Wild cũng thông báo xếp ô nhiễm vào trong một những tác nhân chắc chắn gây ung thư ở người.
Ông Wild nhấn mạnh rằng trong số gần một triệu ca ung thư phổi được ghi nhận hàng năm, đa số có liên quan đến thuốc lá. Có khoảng 10% có liên quan đến những nguyên nhân từ ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, các chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu quốc tế ung thư ghi nhận thấy nguy cơ ung thư phổi tăng đáng kể trong số những người bị tiếp xúc nhiều vói không khí ô nhiễm.
Các chuyên gia đã phân tích kết quả của hàng nghìn nghiên cứu tiến hành trên toàn thế giới và rút ra kết luận : Trong những năm gần đây, mức độ tiếp xúc với ô nhiễm không khí đã tăng đáng kể tại một số vùng trên thế giới, nhất là ở những nước đông dân và có tăng trưởng công nghiệp nhanh, như Trung Quốc.
Theo giám đốc Trung tâm nghiên cứu ung thư, « việc xếp ô nhiễm không khí như một tác nhân gây ung thư ở người là một bước quan trọng » . Đây là một tín hiệu mạnh mẽ để cộng đồng quốc tế phải hành động nhanh chóng.
Ngày 24/10 tới đây cơ quan nghiên cứu trên của OMS sẽ công bố chi tiết các kết luận của mình trên trang web The Lancet Ongcology. Nhưng ngay trong thông cáo phát đi hôm qua (17/10), cơ quan này cũng điểm danh những lĩnh vực gây nhiều ô nhiễm không khí đó là giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp hay cả những thói quen sinh hoạt như nấu bếp và sưởi ấm nhà. Năm 2012, khí thải động cơ diesel cũng đã bị xếp vào hàng các tác nhân gây ung thư.
Vấn đề là, các chuyên gia chỉ có thể đưa ra hiện tượng còn các biện pháp hành động thuộc về các nhà làm chính sách.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét