An ninh mạng và quản lý thông tin trên các trang mạng là nội dung quan trọng nhất trong phần đầu phiên chất vấn của Quốc hội với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Bắc Son.
3 báo điện tử từng bị tấn công từ 5 nước
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết Việt Nam hiện có tên trong top 20 quốc gia sử dụng Internet nhiều nhất thế giới, chính vì vậy, việc đảm bảo an toàn an ninh thông tin là “một thách thức”.
Ông dẫn chứng, trong thời gian vừa qua đã có nhiều cuộc tấn công trên mạng, xuất phát từ các nước khác. Tháng 7 vừa qua, ba báo điện tử Dân Trí, Tuổi Trẻ Online và báo Vietnamnet cũng bị tấn công, đầu tiên các báo đã tự “cứu chữa”, nhưng sau phải nhờ đến tổ chức Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT).
“Có thể nói việc tấn công của lực lượng bên ngoài, làm ảnh hưởng an ninh mạng của chúng ta trong thời gian vừa qua là rất nhiều. Hiện nay hàng ngày VNCERT đã và đang cùng cảnh báo cho các cấp, các ngành và đã gỡ rất nhiều mã độc nằm ở các mạng của chúng ta”, Bộ trưởng Son nói.
Về giải pháp, Bộ trưởng cho hay ngoài VNCERT, tháng 10 vừa qua Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo để tập duyệt ứng cứu khẩn cấp máy tính ở trong nước cũng như tham gia ứng cứu khẩn cấp với một số tổ chức trong quốc tế. “Ngay trong việc ứng cứu cho 3 máy chủ của 3 tờ báo trong tháng 7 vừa qua, chúng ta đã chống lại 5 lực lượng tấn công ở các nước khác nhau. Chúng ta đã tìm ra và cùng phối hợp với các nước sở tại để giải quyết”, ông Son nói.
Nhìn về tương lai, ông Son nói Việt Nam cần tăng cường hợp tác quốc tế, nhất là phát triển hợp tác an ninh mạng với các nước mà chúng ta có hợp tác đầu tư, hợp tác chiến lược.
“Hiện nay, chúng ta có 14 quốc gia là đối tác chiến lược với Việt Nam. Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các tổ chức này ở các nước và trong ngành để phối hợp làm sao nâng cao khả năng ứng cứu khẩn cấp”, Bộ trưởng cho biết.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã và đang xây dựng dự án Luật An toàn thông tin, đến nay đã sang dự thảo lần thứ 3. Bộ trưởng Son cho hay ông mong muốn việc thông qua luật này sẽ được đưa vào chương trình Quốc hội trong năm 2014.
Blog là “thách thức”
Trả lời các câu hỏi liên quan đến quản lý các báo điện tử, trang thông tin điện tử, blog…, Bộ trưởng Son cho hay đây là lĩnh vực đang “có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay, trong điều kiện bùng nổ thông tin và Internet”.
Tuy nhiên, có tình trạng “nhiều thông tin mới có tin thôi đã đưa lên ngay, chưa được kiểm chứng, dẫn đến có những thông tin thất thiệt, đưa thông tin lên mạng mọi lúc. Chính vì vậy, những phần tử xấu sẽ lợi dụng nó để đưa những thông tin sai lạc về kinh tế để lừa đảo, thậm chí có thông tin về chính trị”.
“Trong thời gian qua, nhiều trang mạng xã hội đã đưa những thông tin sai trái về tình hình kinh tế, tình hình xã hội, đưa những hình ảnh không phù hợp với phong tục tập quán, nếp sống của người Việt Nam chúng ta. Nhưng đặc biệt có những thông tin đưa sai lệch, gây mất đoàn kết nội bộ, chia rẽ trong nội bộ chúng ta, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xuyên tạc lịch sử, bóp méo lịch sử, thậm chí đưa thông tin nói xấu lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, nhà nước chúng ta, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Ông cho biết các trang thông tin điện tử tổng hợp trước đây cũng đã thực hiện cấp phép, còn trang mạng xã hội trước đây chỉ phải đăng ký thôi. Với Nghị định 72 mới ban hành, bây giờ nâng lên là cấp phép để quản lý chặt chẽ hơn.
Tuy nhiên, Bộ trưởng thừa nhận việc quản lý trang blog cá nhân hiện nay “là một thách thức, vì không phải tất cả mọi người dùng blog đặt tại những máy chủ của Việt Nam”.
“Máy chủ tại Việt Nam thì các nhà đăng ký dịch vụ này đều phải đăng ký, đều được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép, khi có sai phạm chúng ta có thể quản lý được. Nhưng những người dùng blog đăng ký tại các máy chủ từ nước ngoài, đây là một thách thức lớn mà chúng ta chưa chế tài được”, ông Son thừa nhận.
Khoảng trống pháp lý cũng là vấn đề được Bộ trưởng đề cập tới. “Báo điện tử là một loại hình mới xuất hiện hiện nay. Trong khi đó Luật Báo chí của chúng ta đã ra đời cách đây 24 năm và chúng ta sửa đổi cách đây 14 năm. Như vậy chúng ta chưa có điều kiện để chế tài những hoạt động ngay cả báo điện tử của chúng ta”, ông nói tiếp.
Chính vì vậy, trong thời gian tới, Bộ trưởng đề xuất việc phải xem xét bổ sung, sửa đổi Luật Báo chí cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Trước mắt, phải quán triệt việc thực hiện nghiêm Nghị định 72, vẫn theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son.
Còn trong thời gian tới, ông Son nói Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trong việc bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên mạng để kiểm tra những trang thông tin điện tử tổng hợp cũng như trang mạng xã hội mà được cấp phép, nếu vi phạm sẽ thu hồi giấy phép.
3 báo điện tử từng bị tấn công từ 5 nước
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết Việt Nam hiện có tên trong top 20 quốc gia sử dụng Internet nhiều nhất thế giới, chính vì vậy, việc đảm bảo an toàn an ninh thông tin là “một thách thức”.
Ông dẫn chứng, trong thời gian vừa qua đã có nhiều cuộc tấn công trên mạng, xuất phát từ các nước khác. Tháng 7 vừa qua, ba báo điện tử Dân Trí, Tuổi Trẻ Online và báo Vietnamnet cũng bị tấn công, đầu tiên các báo đã tự “cứu chữa”, nhưng sau phải nhờ đến tổ chức Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT).
“Có thể nói việc tấn công của lực lượng bên ngoài, làm ảnh hưởng an ninh mạng của chúng ta trong thời gian vừa qua là rất nhiều. Hiện nay hàng ngày VNCERT đã và đang cùng cảnh báo cho các cấp, các ngành và đã gỡ rất nhiều mã độc nằm ở các mạng của chúng ta”, Bộ trưởng Son nói.
Về giải pháp, Bộ trưởng cho hay ngoài VNCERT, tháng 10 vừa qua Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo để tập duyệt ứng cứu khẩn cấp máy tính ở trong nước cũng như tham gia ứng cứu khẩn cấp với một số tổ chức trong quốc tế. “Ngay trong việc ứng cứu cho 3 máy chủ của 3 tờ báo trong tháng 7 vừa qua, chúng ta đã chống lại 5 lực lượng tấn công ở các nước khác nhau. Chúng ta đã tìm ra và cùng phối hợp với các nước sở tại để giải quyết”, ông Son nói.
Nhìn về tương lai, ông Son nói Việt Nam cần tăng cường hợp tác quốc tế, nhất là phát triển hợp tác an ninh mạng với các nước mà chúng ta có hợp tác đầu tư, hợp tác chiến lược.
“Hiện nay, chúng ta có 14 quốc gia là đối tác chiến lược với Việt Nam. Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các tổ chức này ở các nước và trong ngành để phối hợp làm sao nâng cao khả năng ứng cứu khẩn cấp”, Bộ trưởng cho biết.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã và đang xây dựng dự án Luật An toàn thông tin, đến nay đã sang dự thảo lần thứ 3. Bộ trưởng Son cho hay ông mong muốn việc thông qua luật này sẽ được đưa vào chương trình Quốc hội trong năm 2014.
Blog là “thách thức”
Trả lời các câu hỏi liên quan đến quản lý các báo điện tử, trang thông tin điện tử, blog…, Bộ trưởng Son cho hay đây là lĩnh vực đang “có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay, trong điều kiện bùng nổ thông tin và Internet”.
Tuy nhiên, có tình trạng “nhiều thông tin mới có tin thôi đã đưa lên ngay, chưa được kiểm chứng, dẫn đến có những thông tin thất thiệt, đưa thông tin lên mạng mọi lúc. Chính vì vậy, những phần tử xấu sẽ lợi dụng nó để đưa những thông tin sai lạc về kinh tế để lừa đảo, thậm chí có thông tin về chính trị”.
“Trong thời gian qua, nhiều trang mạng xã hội đã đưa những thông tin sai trái về tình hình kinh tế, tình hình xã hội, đưa những hình ảnh không phù hợp với phong tục tập quán, nếp sống của người Việt Nam chúng ta. Nhưng đặc biệt có những thông tin đưa sai lệch, gây mất đoàn kết nội bộ, chia rẽ trong nội bộ chúng ta, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xuyên tạc lịch sử, bóp méo lịch sử, thậm chí đưa thông tin nói xấu lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, nhà nước chúng ta, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Ông cho biết các trang thông tin điện tử tổng hợp trước đây cũng đã thực hiện cấp phép, còn trang mạng xã hội trước đây chỉ phải đăng ký thôi. Với Nghị định 72 mới ban hành, bây giờ nâng lên là cấp phép để quản lý chặt chẽ hơn.
Tuy nhiên, Bộ trưởng thừa nhận việc quản lý trang blog cá nhân hiện nay “là một thách thức, vì không phải tất cả mọi người dùng blog đặt tại những máy chủ của Việt Nam”.
“Máy chủ tại Việt Nam thì các nhà đăng ký dịch vụ này đều phải đăng ký, đều được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép, khi có sai phạm chúng ta có thể quản lý được. Nhưng những người dùng blog đăng ký tại các máy chủ từ nước ngoài, đây là một thách thức lớn mà chúng ta chưa chế tài được”, ông Son thừa nhận.
Khoảng trống pháp lý cũng là vấn đề được Bộ trưởng đề cập tới. “Báo điện tử là một loại hình mới xuất hiện hiện nay. Trong khi đó Luật Báo chí của chúng ta đã ra đời cách đây 24 năm và chúng ta sửa đổi cách đây 14 năm. Như vậy chúng ta chưa có điều kiện để chế tài những hoạt động ngay cả báo điện tử của chúng ta”, ông nói tiếp.
Chính vì vậy, trong thời gian tới, Bộ trưởng đề xuất việc phải xem xét bổ sung, sửa đổi Luật Báo chí cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Trước mắt, phải quán triệt việc thực hiện nghiêm Nghị định 72, vẫn theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son.
Còn trong thời gian tới, ông Son nói Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trong việc bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên mạng để kiểm tra những trang thông tin điện tử tổng hợp cũng như trang mạng xã hội mà được cấp phép, nếu vi phạm sẽ thu hồi giấy phép.
(VnEconomy)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét