Pages

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Giải quyết tình hình tài chính của Vinashin: Việt Nam cần có tự do báo chí

Khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam đang ngày càng trầm trọng hơn bởi nước này thiếu vắng cơ chế kiểm soát và cân bằng.

Ảnh: Ben Cooper/Flickr
Ảnh: Ben Cooper/Flickr
Các nhà hoạch định chính sách ở Hà Nội đang khá bận rộn khi đương đầu và thảo lược các biện pháp chấp vá các lỗ hỏng tài chính vốn bị tổn thất nặng nề trong thời gian vừa qua. Đây là nhiệm vụ khá khó khăn đối với các nhà hoạch định trong một nền kinh tế kế hoạch tập trung được kiểm soát bởi một nhà nước độc đảng với tham vọng trở thành một nước cộng sản tiên phong trên thế giới.

Mối quan tâm và đồng thời cũng là vấn đề lớn ở thời điểm hiện tại chính là Tập đoàn Vinashin, công ty đóng tàu do chính phủ điều hành vốn là một niềm tự hào trong khối doanh nghiệp nhà nước Việt Nam. Tập đoàn này đang phải chịu các khoản nợ lên đến 4 tỉ USD, và thậm chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng phải gánh chịu trách nhiệm không hề nhỏ trong vấn đề này.

Trong thời gian tới, chính phủ Việt Nam sẽ trả nợ bằng cách huy động số vốn 626 triệu USD dưới dạng trái phiếu tại Thị trường Chứng khoán Singapore, đồng thời Vinashin cũng sẽ được đổi tên thành Tập Đòan Công nghiệp Tàu thủy (Shipbuilding Industry Corporation – SBIC).

Như vậy, nhiệm vụ sắp tới của SBIC sẽ khá khó khăn. SBIC sẽ gồm 8 công ty con tập trung vào lĩnh vực đóng và sửa chữa tàu. Số 234 doanh nghiệp còn lại sẽ được tái cơ cấu thông qua việc bán tài sản, cổ phần hoá và sát nhập lại với nhau, các doanh nghiệp này sẽ không duy trì trong cơ cấu tổng công ty.

Nhưng khi chứng kiến các động thái của chính phủ trong thời gian vừa qua, những người có liên quan và có trách nhiệm sẽ phải dừng lại khi xem kỹ số liệu của Bộ Tài chính đưa ra.  Các số liệu do Bộ Tài chính cho thấy trong năm qua có hơn hai phần ba các doanh nghiệp địa phương báo cáo kinh doanh thua lỗ.

“Các doanh nghiệp muốn việc thu thuế [sẽ] đặt ra một lộ trình cải cách hành chính để tạo ra môi trường kinh doanh tự do hơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra”, Hoàng Quan Phòng, Trưởng ban – Chánh Văn phòng Công tác Hiệp hội Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết.

Vấn đề của ông Phòng và thủ tướng – những người có “mối liên kết” chặt chẽ với các doanh nhân tham nhũng – là các doanh nghiệp tư nhân hoạt động với sự can thiệp tối thiểu của chính phủ đã và đang ở trong tình trạng tốt hơn rất nhiều.

Các doanh nghiệp tư nhân thậm chí có xu hướng hoạt động tốt hơn so với các nước khác, nơi mà báo chí được tự do tham gia và đưa ra các ý kiến. Chứng cứ về nền kinh tế – kinh doanh mà không bị cản trở bởi các rào cản từ các nhân vật cấp cao trong chính phủ – thì chính phủ Việt Nam thường dành nhiều thời gian bắt giam và bỏ tù những người chỉ trích chính quyền nhiều hơn là thời gian họ dành để giải quyết các tổn thất về lợi nhuận và các ngành công nghiệp đang được nhà nước trợ cấp. Vì thế, thay vì chỉ trích chính phủ Việt Nam, ở đây chúng ta cũng nên cho họ một chút khen ngợi nho nhỏ.

Các sáng kiến khác được đưa ra và thực hiện gần đây bao gồm việc đặt yêu cầu với Vietnam Airlines huy động bán ra hơn 24 triệu cổ phiếu tại Techcombank nằm trong lộ trình thoái vốn ngoài ngành đang được hãng này và tổng công ty thực hiện.

Ngân hàng Nhà nước cũng đã công bố một dự thảo cấm những người không có quốc tịch Việt Nam mở tài khoản tiết kiệm ngân hàng bằng ngoại tệ. Nghị định này đưa ra nhằm kiềm chế việc lợi dụng lãi suất cao ở Việt Nam để gửi tiền từ nước ngoài vào tài khoản của họ tại các ngân hàng địa phương.

Động thái này sẽ phá vỡ toàn bộ các bộ luật được đưa vào như một phần trong kế hoạch gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam hồi năm 2006. Có lẽ, những quy định này sẽ không được áp dụng trong tương lai. Nhưng điều đáng lo ngại hơn chính là các lý luận của chính phủ đằng sau dự thảo về nghị định trên, bởi vì “nó đang gây sức ép trên thị trường ngoại hối, đặc biệt khi vào thời điểm căng thẳng”.

Sự thật ở đây là thị trường ngoại hối đơn giản phản ánh tình trạng của nền kinh tế, nhưng khi những ý kiến phân tích được nhen nhóm đưa ra công luận thì các nhà phân tích đó lại bị [chính phủ] chặn đứng. Thay vào đó là những chính trị gia, những người đã tạo ra các hỗn loạn tài chính không hề nhỏ trong thời gian vừa qua lại nghĩ rằng họ là những người duy nhất có quyền đưa ra các quyết định hay ý kiến về các vấn đề đó.

Để giải quyết hay đưa ra các giải pháp cho các vấn đề trên, có lẽ tốt nhất là không làm gì hết bởi đó là những việc trái với qui định pháp luật Việt Nam và có thể kết thúc bằng các án tù dài hạn.

Luke Hunt
The Diplomat
Huệ Đăng chuyển ngữ, CTV Phía Trước 
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét