Pages

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Hàn Quốc 'không đàm phán với Nhật'

Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye
Bà Park Geun-hye trả lời phỏng vấn BBC trước chuyến thăm Anh
Tổng thống Hàn Quốc nêu bật mối bất hòa sâu sắc với Nhật Bản, mặc dù cả hai nước đang cùng đối diện thách thức của chương trình hạt nhân ở Bắc Hàn.
Tổng thống Park Geun-hye nói với BBC rằng bà thấy không có lý do gì phải tham gia hội nghị cấp cao với lãnh đạo Nhật trừ khi quốc gia này xin lỗi những “hành động sai trái” thời chiến tranh.

Bà Park cho rằng các quốc gia cần phá vỡ “cái vòng tuần hoàn xấu xa” của Bình Nhưỡng.
Quan ngại về an ninh khu vực ngày càng gia tăng trong năm qua, sau khi Bắc Hàn thử hạt nhân lần ba hồi tháng 02/2013.

Bà nói nước mình sẽ “có những hành động cứng rắn và bền bỉ” để đáp trả mọi khiêu khích quân sự từ Bắc Hàn.
Nữ tổng thống Hàn Quốc trả lời phỏng vấn của BBC trước chuyến thăm Anh Quốc, bắt đầu vào tuần này.

'Nuông chiều'

Bà Park Geun-hye lên nhậm chức hồi tháng Hai với lời hứa sẽ vực dậy nền kinh tế Hàn Quốc và khởi động quá trình “gây dựng niềm tin” với miền Bắc.
Chính phủ của bà đạt tới thỏa thuận sớm với Bình Nhưỡng nhằm mở lại khu công nghiệp chung Kaesong, nhưng những thỏa thuận xa hơn – kể cả kế hoạch tái hợp các gia đình bị chia rẽ do chiến tranh Triều Tiên – không được Bắc Hàn trân trọng.
"Nếu Nhật vẫn tiếp tục giữ nguyên nhận thức cũ của mình và nhắc lại những lời lẽ của họ trước kia, thì họp thượng đỉnh nhằm mục đích gì? Có lẽ không có lại tốt hơn."
Và khi mà Bình Nhưỡng không có dấu hiệu từ bỏ chương trình hạt nhân và hỏa tiễn của mình, có thêm lời kêu gọi từ một số quốc gia nhằm mở lại đàm phán.
Trong một cuộc phỏng vấn trước khi thăm châu Âu, bà Park nói cần phải phá vỡ các cách thông thường nhằm đối phó với lãnh đạo nước này:
“Chúng ta không thể lặp lại cái vòng luẩn quẩn từ thời xưa, khi mà đe dọa hạt nhân và những khiêu khích lại được nuông chiều và trao thưởng, và những khiêu khích mới, đe dọa mới lại tiếp tục,” bà nói.
“Chúng ta phải cắt đứt cái vòng tuần hoàn xấu xa đó... nếu không thì Bắc Hàn sẽ tiếp tục tăng cường khả năng hạt nhân và chúng ta sẽ chạm tới điểm mà tình huống này sẽ khó phá vỡ hơn."
Trong ba năm qua, Bắc Hàn đã cho thử hạt nhân; phóng hỏa tiễn tầm xa; khởi động lại lò phản ứng hạt nhân ở Yongbyon; và nã pháo vào một đảo của Hàn Quốc, làm chết bốn người trong đó có dân thường.
Khu đặt lò phản ứng hạt nhân Yongbyon ở Bắc Triều Tiên
Seoul cũng cáo buộc Bắc Hàn đã đánh chìm một tàu chiến của mình khiến 46 thủy thủ thiệt mạng.
Các hành động của Bắc Hàn khiến cả kẻ thù lẫn bạn của mình xích lại gần nhau hơn. Cấm vận của Liên Hiệp Quốc lên Bình Nhưỡng được cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc thông qua năm nay, và bà Park được nhiệt thành hoan nghênh khi tới thăm Bắc Kinh hồi tháng 6/2013.
“Trung Quốc là láng giềng thân cận,” bà nói, “và chúng tôi đang có các chương trình khác nhau nhằm đẩy mạnh mối quan hệ đó.”
Tất cả điều đó khiến mối quan hệ gần đây giữa Hàn Quốc với Nhật Bản ngày càng nghiêm trọng hơn. Tám tháng sau khi lên cầm quyền, bà Park vẫn chưa tới gặp hàng xóm và là đồng minh của Hoa Kỳ, và nhắc tới một cuộc họp thượng đỉnh, bà nói, vẫn là quá sớm.
“Thực tế là có một số vấn đề nhất định làm phức tạp [mối quan hệ]” bà nói. “Chẳng hạn như vấn đề phụ nữ từng mua vui cho quân lính. Họ là những người phải dành tuổi xuân của mình trong khổ đau và khó khăn, và cả phần đời còn lại bị hủy hoại.”
“Và không một trường hợp nào trong số đó được giải quyết hay được đề cập tới; người Nhật không hề thay đổi quan điểm của mình về vấn đề này. Nếu Nhật vẫn tiếp tục giữ nguyên nhận thức cũ của mình và nhắc lại những lời lẽ của họ trước kia, thì họp thượng đỉnh nhằm mục đích gì? Có lẽ không có lại tốt hơn.”
Lính Nhật thời chiến tranh từng sử dụng các nô lệ tình dục, hay “phụ nữ mua vui”, khiến dân chúng Hàn Quốc bất bình, thêm vào đó là việc tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo đá Dokdo nằm ở vùng biển giữa hai quốc gia.
Sự cứng rắn gần đây của Tokyo về các vấn đề này gây ra mâu thuẫn với các nước trong khu vực, và trong khi Bắc Hàn đang tiến gần hơn tới khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân, hợp tác trong khu vực – hay sự thiếu hợp tác – có thể mang lại những hệ lụy thực sự.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét