Pages

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Thủ tướng chính phủ cũng không thể giải quyết nổi chuyện dân oan mất đất?

VRNs (29.11.2013) – Sài Gòn, đến với văn phòng Công lý & Hòa bình chúng tôi hôm nay là những bà con dân oan do mất đất mất nhà, do những chính sách việc làm khuất tất của nhà cầm quyền đã đẩy họ vào vòng oan khiên rồi đi  khiếu nại lâu năm mà vẩn chưa được giải quyết
Đến với chúng tôi họ than thở, cô/ chú ạ báo chí nhà nước đả đăng rồi, chính ông Võ Văn Đồng, cục trưởng Cục Khiếu nại tố cáo, Thanh tra Chính phủ khu vực phía Nam nói: Khó giải quyết khiếu kiện nhiều người vì vướng chính sách, “Có những vụ khiếu nại mà Thủ tướng còn không giải quyết được chứ đừng nói đến các ông chủ tịch tỉnh như vụ khiếu nại Nông trường Cờ Đỏ (Cần Thơ), dự án hồ chứa nước Sông Ray (Bà Rịa – Vũng Tàu)… bởi nó vướng vào cơ chế chính sách. Hiện nay chúng ta vẫn giải quyết theo kiểu “nắng đâu, che đó” chứ chưa có một hệ thống xử lý hoàn thiện”.  Bây giờ bà con dân oan chúng tôi không biết cậy nhờ vào ai để giải đi nổi oan khiên đòi lại cửa nhà, ruộng vườn, tài sản …, chúng tôi đả rơi vào tình trạng này hàng mấy chục năm nay, kể từ cái ngày được giải phóng

Kiểm tra lại thông tin, chúng tôi thấy rõ ràng thông tin này được đăng tải trên báo tuổi trẻ online
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/579487/kho%CC%81-gia%CC%89i-quye%CC%81t-khieu-kien-nhieu-nguoi-vi%CC%80-vuo%CC%81ng-chi%CC%81nh-sa%CC%81ch.html
Nếu quả thật vấn đề dân oan mất đất mất nhà, oan sai mà phức tạp đến mức như ông Đồng nói “Thủ tướng còn không giải quyết được chứ đừng nói đến các ông chủ tịch tỉnh”  thì tôi không hiểu các ban các ngành, các ông quan quyền cao chức lớn kia ngồi lên cái ghế ấy để làm gì?, có phải chăng việc giải quyết thật đơn giản như sau: Ai lấy của ai cái gì thì bảo người ấy trả lại cho người cái đó, ai làm hại ai điều gì thì bảo người ấy bồi thường thỏa đáng rồi có lời xin lổi…, nhà nước sai – nhà nước sửa, dân sai – dân sửa, quan làm sai thì bảo quan bồi thường thiệt hại rồi cách chức quan; Ai làm sai mà không chịu sửa thì đem chế tài luật pháp ra trừng trị thích đáng…. thế thôi.
Chúng tôi đăng tải lời kể của một số bà con dân oan mà theo như Đồng nói “Thủ tướng còn không giải quyết được chứ đừng nói đến các ông chủ tịch tỉnh” để xem việc giải quyết khó đến mức nào mà ghê gớm vậy!
1. Trường hợp của cô Trần Thị Bảy ở quận Thủ Đức tố cáo ông Lê Văn Lộc, là phó chủ tịch quận tổ chức cưởng chế đuổi cả gia đình cô Bảy ra khỏi lô đất 5.850m2 để chiếm lô đất và tài sản mà gia đình cô làm nơi trú ngụ là cái Container và những vật dụng tài sản gia đình bên trong.
Sự việc diễn ra cụ thể như sau:
 Nguồn góc lô đất 5.850m2 đất ở xã Tam Bình, quận Thủ Đức chồng của cô Bảy mua vào năm 1973 và đứng tên chủ sở hữu có đầy đủ giấy tờ ra phường chứng nhận, có sơ đồ một cách hợp pháp, năm 1979 chồng cô Bảy bị mất tích, lúc này chính quyền địa phương cho rằng chồng cô Bảy đi vượt biên vậy là họ tiến hành chiếm luôn lô đất mà không hề có một quyết định giấy tờ giao nhận gi, mặc dù cô Bảy là vợ và các con cái trong gia đình vẩn còn ở đó, họ lấy đất để đưa vô tập đoàn, nhưng lấy lại bỏ bê hoang vu không canh tác gì. Cô Bảy không chấp nhận việc làm của chính quyền địa phương nêu trên nên cô đã cất công đi đòi, nhưng khi đến đòi thì chính quyền địa phương cho rằng cô Bảy đả không kê khai 299 nên không thể giải quyết trả lại, cô Bảy cho biết khi nhà nước đã tịch thu đưa vô tập đoàn rồi thì làm sao cô Bảy đi kê khai 299 được. Lúc bấy giở chính quyền địa phương cho rằng cô Bảy bỏ đất, nhưng thật nực cười làm sào mà bỏ được, đất được gia đình cô mua và có giấy tờ hẳn hoi mà. Từ đó tới nay đã hơn 23 năm rồi cô Bảy cất công đi đòi hoài mà không có cơ quan nào chịu giải quyết cho cô, hết lên Phường, lại lên Quận, lên Thành phố rồi cứ thế cứ đi đòi hoài, đến năm 1994 thì chính quyền nói rằng xét thấy hoàn cảnh khó khăn nên giải quyết “cho lại” 200m2, riêng cái việc cho lại này củng nên xem xét lại, vì rõ ràng anh lấy của tôi 6050ms rồi trả lại cho tôi có 200m2 mà bảo là cho lại thì thấy thật ngược đời, vì hoàn cảnh khó khăn nên sau đó cô Bay phải bán luôn lô đất 200m2 ấy để trang trải cuộc sống.
Hay-tinh-thuc
Cô Bảy tiếp tục việc khiếu nại để đòi cho bằng được lô đất của mình, vì đây là tài sản do chông cô mua, chồng cô đã bị mất tích và nay đã có án tử, cô thật rất đau buồn khi chính tài sản do chồng cô mua thì phải để gia mẹ con cô sử dụng, cô đã túc trực kêu cứu ở Cục Khiếu nại tố cáo, Thanh tra Chính phủ khu vực phía Nam suốt mấy  năm trời mà vẩn chưa được giải quyết. Trong khi đó tại địa phương ông Lê Văn Lộc ký cấp sổ đỏ, ký bán cho hai người trong tập đoàn là ông Lê Văn Cư và bà Đoàn Thị Bước và đã ra văn bản cho hai người này được quyền bán hoặc cho thuê. Về việc làm này gia đình gì đã phải cất công ngăn chặn việc ông Cư, bà Bước bán đất cho khách hàng, khi không thể bán được lô đất gio có sự ngăn cản của gia đình cô Bảy thì ông Cư, bà Bước tiến hành cho thuê đất để người thuê làm bải đậu xe vì lô đất này có địa điểm thuận lợi là nằm ngay bên hảng thép Đức Tùng, gần bên chợ Đầu mối Thủ Đức, được biết ông Cư, bà Bước  mổi tháng đang được hưởng hàng mấy chục triệu đồng qua việc cho thuê lô đất này
Mong muốn của cô Bảy khi đến với văn phòng CLHB là nhờ lên tiếng can thiệp và hổ trợ pháp luật để can thiệp vào chính quyền để chính quyền trả lại lô đất cho cô làm ăn sinh sống, còn hiện tại thì đang trong tình trạng tranh chấp nên chính quyền phải ra tay can thiệp ngăn chăn việc  ông Cư, bà Bước mua bán hay cho thuê, và tiến hành trả lại đất mẹ cọ cô Bảy
2. Trường hợp của bà Nguyễn Thị Bé Hai, sinh năm 1958
Năm 1975 gia đình bà có mua lô đất ruộng 14.000m2 chưa tính bàu đìa xung quanh ở xã Tư Mỹ, Đồng Tháp, gia đình bà canh tác từ năm 1975 đến 1984 thì bị chính quyền địa phương tịch thu mà không hề có quyết định thu hồi đất hay bồi thường gì, làm cho gia đình rơi vào hoàn cảnh khổ sở, lúc bấy giờ với 8 nhân khẩu không nhà để ở, không đất để canh tác sản xuất … phải sống lang thang nay đây mai đó. Gia đình bà tiến hành thưa kiện kéo dài, mãi đến năm 1994 xã Tư Mỹ mới chịu nhận đơn khiếu nại nhưng chỉ bồi thường phần thành quả là 400.000vnđ/công (tức là 400.000vnd/1000m2), một sự bồi thường quá hẹp hòi, vì gia đình đã là 3 thế hệ không có đất sản xuất.
2
Bà Nguyễn Thị Bé Hai, nước mắt dàn dụa kể cho chúng tôi nghe, Ba mạ của bà đã vất vã lắm mới mua được lô đất này, gia đình đang ổn định canh tác làm ăn thì bị nhà nước đến lấy hết, lấy sạch sẽ mà không chừa lại cho một mét nào để ở và củng từ đó cả 8 nhân khẩu phải lang thang nay đây mai đó làm thuê làm mướn đê mưu sinh và khiếu nại đòi đất.
Với sự bồi thường thành quả có 400.000vnd/1000m2 đất gia đình bà Hai đã không đồng ý, nhưng lúc bấy giờ chính quyền địa phương đã báo cáo sai, báo cáo láo là gia đình bà Hai đồng ý lấy tiền. Sau khi lấy được lô đất của bà Hai rồi họ (chí quyền xã) giao lại cho hai người khác là ông Lê Văn Đi và ông Trần Văn Gạo để ông Đi và ông Gạo tham gia vào hợp tác xã để tiến lên Xã hội chủ nghĩa mà địa phương không để cho gia đình bà Hai làm. Khi gia đình bà Hai không chịu khoản bồi thường ấy thì chính quyền địa phương đưa số tiền ấy đi gửi ngân hàng mà không hề báo cho gia đình bà Hai. Bà Hai khiếu nại riết đến năm 2010 thì chính quyền địa phương mới báo cho biết là tiền đã gửi ngân hàng và về ngân hàng mà lấy, bà Hai nghẹn nghào với số tiền đền bù có mấy triệ bạc cho cả lô đất hơn 14.000m2, với số tiền ấy thì mua được cái gì, có mua nổi một sào đất không, bao năm qua gia đình chịu cảnh khổ sở, con cháu không được học hành, hồi cả nhà ra đi chỉ có 8 nhân khẩu và bây giờ đả tăng lên tới 20 nhân khẩu rồi mà vẩn chưa có được nhà cửa để ở, hiện tại phải ở nhà trọ và đi làm thuê làm mướn lang thang nay đây mai đó, đời sống quá khốn khổ .
3. Trường hợp của hai chị Lư Thị Thu Vân và Lư Thị Thu Thủy ở Gò Vấp, Sài Gòn. Đại diện cho gia tộc họ Lư, tố cáo chính quyền quận Gò Vấp bao che cho kẻ san lấp đất Thổ mộ, cất nhà đè lên hài cốt của gia đình Lão thành cách mạng, tiếp tục cấp phép xây dựng dù họ Lư đã khiếu nại suốt 38 năm vẩn chưa được giải quyết và bị trù dập.
3
Gia đình họ Lư, cụ thể là ông Lư Đồng Sắt có lô đất hơn 6.000m2, trong đó có hơn 1.900m2 là đất Thổ mộ ở phường 1, quận Gò Vấp tại số 77/13B đường Trần Bình Trộng. Từ tháng 11 năm 1975 trên lô đất ấy có 13 hộ gia đình đang ở tạm, và họ có ký giấy xin ở tạm vài năm thu xếp chờ ngày đi hồi hương và di dân kinh tế mới rồi sẽ trả lại lô đất cho chủ nhân. Nhưng từ đó tới nay họ vẩn không chịu đi, gia đình đi khiếu nại lên chính quyền địa phương thì chính quyền không hề đá động gì tới, không khi đó các hộ dân ấy cứ lấn thêm lần thêm, từ 13 hộ nhưng tới bây giờ thì đã là mấy chục hộ. Riêng phần đất thổ mộ của gia tộc họ Lư trước đó có gần 3 chục ngôi mộ và một cái Miếu, không biết họ san lấp bằng cách nào mà họ cất nhà lên ở, gia đình có tới nhờ chính quyền can thiệp nhưng chính quyền làm lơ và cho tới bây giờ thì họ đả làm nhà đè lên mồ mả và hiện tại chỉ còn vài ngôi mộ thôi.
Trong khi gia đình họ Lư từ ba thế hệ từ ông Lư Đồng Sắt, con của ông ấy và tới bây giờ là các cháu của ông Sắt liên tiếp gửi đơn khiếu nại để yêu cầu các gia đình tạm trú dời đi trả lại đất cho gia đình thì họ chẳng những không chuyển đi mà con được chính quyền quận Gò vấp cấp giấy  chứng nhận chủ quyền, cấp giấy phép xây dựng cho các hộ gia đình tạm trú ấy. Suốt 38 năm nay khiếu kiện hoài, chẳng những không được trả mà họ đã lấn gần hết, mồ mả ông bà giồng họ bị san lấp hết vậy mà chính quyền lại cho rằng họ được quyền và công nhận họ được quyền, họ muốn ăn lần ăn mòn phần hài cốt còn lại trên đó rất nhiều vậy mà họ vẩn cứ xây cất, san lấp. Được chính quyền công nhận và cấp giấy phép, trong đó có hơn 1000m2 là được chính quyền là Ủy ban quận đang quản lý và đang cho thuê làm kho với thu nhập từ phần cho thuê được biết là cả trăm triệu, nguồn thu này Quận Gò Vấp đang quản lý.
Phần đất mà 13 hộ tá túc ấy có khá nhiều hộ đã được Ủy ban quận Gò Vấp cấp giấy chứng nhận chủ quyền mặc dù họ không hề có giấy tờ sang nhựng, cụ thể như: ông Bảy Đệ được cấp giấy vào năm 1988, bà Kim Chi bán sang tay cho ông Đức bà Nga được quận cấp giấy năm 2003, cô Nguyễn Thị Anh Thư năm 2010, cô Nguyệt năm 2010 được cấp giấy CNQSDĐ năm 2010… tất cả các giấy CNQSD đất nói trên đều do ông Trần Kim Long (nguyên chủ tịch quận) và ông Nguyễn Hồng chủ tịch quận Gò Vấp ký, gia đình biết được các hộ này đã có giấy là do quá trình mua bán sang nhượng giữa các bên và gia đình đứng ra ngăn cản thì họ mới xòe giấy ra cho xem, các hộ còn lại thì gia đình chưa biết.
Ngôi Miếu ngũ hành của gia tộc trên phần đất Thổ mộ, nay đã xuống cấp cần phải được tôn tạo lại, gia đình đả làm giấy xin phép chính quyền địa phương nhưng không được chấp thuận nên gia đình vẩn chưa thể sửa sang lại.
Mong muốn của gia đình là chính quyền phải can thiệp để toàn bộ lô đất và đặc biệt là phần đất thổ mộ vì hài cốt mồ mả ông cha còn nằm ở đó và phải được hoàn trả lại cho gia đình. Không có một lý do chính đáng nào cho chính quyền để cấp giấy CNQSD, cấp phép xây dựng cho người ta xây nhà đè lên hài cốt.
Chị Thủy cho biết, khi người ta san lấp xây nhà người ta không cho mình biết nhưng có vài người trong xóm thuật lại là họ có đào đất làm móng xây nhà thì đào phải hai bộ hài cốt và đang lấp đi luôn hay mang đi để ở đâu thì không ai biết.
4. Trường hợp của chú Đổ Tấn Đạt tố cáo chính quyền huyện Châu Phú và chính quyền tỉnh An Giang
Năm 2005 huyện Châu Phú tiến hành cưởng chế gia đình rồi chiếm 1.158m2 đất thổ cư và nhà ở tại xã Đào Hữu Cảnh mà không hề có giấy tờ quyết định thu hồi, không có quyết định giám định nhà đất và không hề có biên bản nào, đồ đạc trong nhà họ lấy hết. 
4
Với những hành vi sai phạm như vậy của chính quyền Huyện, từ năm 2005 tới nay chú Đạt đã đi khiếu nại khắp nơi mà vẩn chưa được giải quyết bồi thường thỏa đáng, với khỏan bồi thường 180 triệu mà chính quyền chiếm lô đất 1.180m2 đất thổ cư, đập phá và lấy hết tài sản nhà cửa thì chưa thể thỏa đáng được. Trong lúc trị giá mổi m2 đất thổ cư  của chú đạt có giá thời điểm làm 2.500.000vnđ/m2, nếu đem nhân lân 1.180m2 thì tổng số tiền mà chính quyền cần phải trả là 2.950.000.000vnđ (hai tỷ chín trăm năm mươi triệu đồng)
Mong muốn của chú Đạt là nhờ văn phòng CLHB lên tiếng truyền thông và hướng dẫn pháp luật để chú đòi lại lô đất và tài sản của mình.
Dân oan khiếu nại tố cáo, yêu cầu chính quyền giải quyết oan sai
Dân oan khiếu nại tố cáo, yêu cầu chính quyền giải quyết oan sai

6
Thủ tướng cũng không giải quyết nổi những trường hợp dân oan bị mất đất

Dân oan trương biểu ngữ khiếu nại tố cáo ở Cục Khiếu nại tố cáo, Thanh tra Chính phủ khu vực phía Nam
Dân oan trương biểu ngữ khiếu nại tố cáo ở Cục Khiếu nại tố cáo, Thanh tra Chính phủ khu vực phía Nam
Bản thân người viết bài này, khi tiếp xúc với dân oan thấy thương cho dân Việt mình quá, nhiều người trong số họ đã khóc thật nhiều khi nói chuyện với nhóm nhân viên văn phòng CLHB chúng tôi. Bản thân tôi, củng mong sao các ban ngành chính quyền Việt Nam sớm nhìn nhận vấn đề và ra tay giải quyết những oan sai cho dân, chính của chính quyền sớm thực thi phần trách nhiệm của mà cất đi nổi đau gạnh nặng cho dân.
Và tôi củng nói thẳng là đã làm quan thì phải có năng lực giải quyết vấn đề, còn không giải quyết được thì xin mời bước xuống khỏi ghế để nhường ghế cho người khác có đủ tâm, đủ tài hơn đứng vào lo toan công việc.
AL. vp. CLHB

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét