Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho biết thời gian tới sẽ lắp camera theo dõi tại các phòng hỏi cung để khắc phục vi pham trong quá trình điều tra.
"Tuy nhiên, do còn khó khăn về kinh phí nên chỉ mới lắp đặt được ở một số địa bàn trọng điểm," ông này nóiPhát biểu trước Quốc hội trong phiên chất vấn ngày 21/11, ông Quang cho biết Bộ Công an đã lựa chọn giải pháp này nhằm "bảo đảm an ninh, an toàn và tăng cường hoạt động giám sát hỏi cung của các điều tra viên"
Ông Quang cũng cho biết sắp tới sẽ trình báo cáo lên chính phủ để xin thêm kinh phí nhằm triển khai toàn bộ kế hoạch này.
Về cáo buộc ép cung trong vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, ông Quang nói Bộ Công an luôn "nghiêm cấm ép cung, mớm cung và nhục hình, nếu vi phạm thì phải xử lý nghiêm minh."
Tuy nhiên, ông này cũng gọi những trường hợp vi phạm là "cá biệt", và nói "những sai sót trong quá trình điều tra đã giảm rõ rệt" nhờ Bộ "thường xuyên chỉ đạo khắc phục những biểu hiện vi phạm".
Cũng theo ông Quang, khi để xảy ra án oan sai thì người đứng đầu cơ quan điều tra và nhân viên điều tra "phải chịu trực tiếp trách nhiệm trước pháp luật".
Bên cạnh đó, "Bộ Công an cũng có trách nhiệm với toàn bộ hoạt động của cơ quan điều tra, kể cả những sai sót trong hoạt động điều tra", ông Quang nói thêm.
'Khó phát hiện ép cung'
Cũng trong phiên chất vấn của Quốc hội ngày thứ Năm 21/11, ông Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, nói cáo buộc ép cung, dùng nhục hình trong vụ ông Chấn phải "được chứng minh" và cho biết "Bộ Công an đang cho tiến hành kiểm điểm lại vụ việc."
"Trong trường hợp cụ thể này thì có hay không có còn phải chứng minh, không thể khẳng định ngay là có ép cung," ông Bình nói.
"Việc một hội đồng xét xử phát hiện ra có ép cung hay không là một điều rất khó ... Tuy nhiên, với trách nhiêm của hội đồng xét xử, dù không phát hiện được nếu có ép cung mà xét xử để oan sai thì vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới ," ông cho biết thêm.
Tại phiên chất vấn, ông Bình cũng đã kêu gọi Quốc hội "chờ các cơ quan chức năng có trách nhiệm giải quyết đúng đắn vụ án."
Sáng 19/11, ông Chấn cùng người thân đã tìm đến văn phòng luật sư Công Lý Việt tại Hà Nội và chính thức mời văn phòng này bảo vệ quyền lợi trong việc yêu cầu bồi thường thiệt hại mà cơ quan tố tụng đã gây ra cho ông và gia đình.
Ông Chấn, sinh năm 1961, bị bắt năm 2003 và sau đó bị tòa án tỉnh Bắc Giang tuyên tội giết người, án chung thân.
Nhưng ngày 25/10 năm nay, một người tên Lý Nguyễn Chung ra đầu thú, khai nhận hành vi giết nạn nhân Nguyễn Thị Hoan.
Ngày 6/11, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đã hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và phúc thẩm đối với ông Chấn, đồng thời yêu cầu điều tra lại từ đầu vụ án.
Trong thời gian thụ án, ông Chấn cũng đã gửi nhiều đơn tố cáo đến Viện kiểm sát tối cao, tố cáo việc bị ép cung, đánh đập, bắt phải nhận tội.
Lap 100 cai carmara ma dong loa voi nhau thi cung vo ich , ton tien mat thoi gian, noi chi cho xa : dan len don con an de kien, de doi lai tai san cua ho bi tich thu khong co ly do ma con bi chinh nhung thang con an ra tay danh da man truoc canh chung kien cua moi nguoi ma ngay trong don con an chu khong phai o ngoai duong nua , dan bo tien ra dong thue cho tui no an no phe phon de co suc quat nguoc lai dan, dung la 1 lu suc vat. Xa hoi thoi nat.
Trả lờiXóa