Pages

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Chống " Diễn biến hòa bình" hay chống lại sự đổ vỡ niềm tin?

Mấy năm gần đây, Đảng và nhà nước Việt Nam (VN) liên tục đưa ra những cảnh báo về một mối đe dọa an ninh qua cụm từ "diễn biến hòa bình" trước tình hình trị an trong nước ngày càng rối rắm. Các ơuộc tập trận chống bạo loạn, khủng bố được thực hiện dồn dập, ở khắp nơi trên cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Dấu hiệu cho thấy ý thức về nguy cơ đe dọa chế độ hiện rõ hơn bao giờ hết.


DIỄN BIẾN HÒA BÌNH - Nếu hiểu theo đúng nghĩa của nó thì đây là là một hình thức chuyển đổi chính trị bằng các phương án phi bạo lực. Không dùng tới lực lượng vũ trang. Xét ở góc độc chính trị thì đây là một cuộc thay đổi dựa trên những đối thoại, biểu thị mong muốn của nhân dân về mức độ hài lòng đối với chế độ cầm quyền..

Ở các nước dân chủ, đa nguyện: Tổ chức chính trị, đảng phái nào được nhiều người ủng hộ hơn sẽ nắm quyền lãnh đạo. Việt Nam là nước độc đảng. Chế độ hiện nay về danh nghĩa thì là chế độ dân chủ, luôn khẳng định "đại đa số nhân dân ủng hộ".. theo như những tuyên truyền của Đảng. Vậy tại sao lại phải dùng tới lực lượng vũ trang tập trận để răn đe? Phải chăng đây là thông điệp: Chế độ sẽ dùng sức mạnh bạo lực từ lực lượng vũ trang để đối phó với diễn biến hòa bình?

Thế giới đang có những chuyển biến phức tạp, tiềm ẩn những nguy cơ xung đột bất ngờ rất khó lướng trước. Không ít chế độ độc tài đã bị lật đổ khi dùng tới lực lượng vũ trang để trấn áp, duy trì quyền lực. Một đất nước rất gần gũi với VN, có một chế độ suốt hơn 10 năm qua cũng phải đối mặt với kiểu đấu tranh "diễn biến hòa bình", và chính chế độ ấy cũng giành chiến thắng bằng cách đấu tranh này. Đó chính lả Đảng Vì người Thái ở Thailan. Mặc dù tiền thân của Đảng là Thai Rak Thai (TRT) từng bị cáo buộc gian lận bầu cử, bị giải tán năm 2007, mât chính quyền qua tay Đảng Pue Thai năm 2008. Nhưng chính sự ủng hộ của tầng lớp đa số là dân lao động thu nhập thấp và nông dân đã giúp cho Đảng Vì người Thái lên nắm quyền mà ai cũng biết đó chính là TRT với sự hậu thuẫn phía sau là cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.Ngay năm 2013 này, chính quyền và Đảng Vì người Thái do bà Yingluck Shinawatra lãnh đạo cũng đối mặt một cuộc đấu tranh mà tưởng chừng đã thất bại hoàn toàn trước đối thủ. Sự khéo léo, kiên nhẫn và bản lĩnh chính trị hơn người đã khiến cục diện chính trị Thái lan trở thành một bài học lớn, đáng ngưỡng mộ trên khắp thế giới.

Nhìn lại vị thế Đảng CSVN. Hơn 60 năm nắm chính quyền, là Đảng chính trị duy nhất trong nước. Liệu một vài nhóm Bloger, một số Đảng viên bất đồng bỏ Đảng có thực sự đe dọa vai trò chính trị của Đảng?

Nếu xác nhận điều này, đồng nghĩa chính giới lãnh đạo của đảng không tin vào uy tín của Đảng trước dân. Điều này khá dễ để lý giải bởi thời gian cũng là liều thuốc minh chứng cay đắng cho cả chính trị. 60 năm, tương đương 3 thế hệ con người. Lớp những người theo Đảng, tin Đảng, tuyệt đối trung thành với Đảng nhờ vào hào quang chiến thắng và những khẩu hiệu đã ra đi. Thế hệ ngày nay nhìn vào thực tế, nghe kể lại lịch sử thì phán xét và chú ý đến những giá trị mà Đảng và chế độ mang lại có đúng và hữu ích thật sự hay không. Điều đó được thể hiện ở những gì cha ông để lại. Những mảnh đất từ khẩu hiệu "người cày có ruộng" giờ đây không còn, tương lai mù mịt trước đầy rẫy khó khăn, các giá trị tinh thần về tự do ngôn luận, nhân quyền.v.v. bị gò bó trong những điều luật mờ nhạt, lấp lửng. Tình trạng tham nhũng và suy thoái đạo đức đến mức đáng sợ hãi, kinh tởm từ chính các quan chức chế độ khiến lòng tin người dân chuyển sang tư tưởng đối nghịch.

Không dừng lại ở những phản ứng ngấm ngầm, bất mãn ngấm ngầm. Những người dân nghèo khó đã kết lại thành "dân oan", đấu tranh, biểu tình... đâu đó bắt đầu có những dấu hiệu sẵn sàng chấp nhận đổ máu chống lại những bất công thiệt thòi mà họ phải gánh chịu.. Có những Đảng viên công khai tuyên bố bỏ Đảng vì mất lòng tin vào Đảng. Liệu đến KHI NÀO THÌ NGƯỜI DÂN SẼ CHÍNH THỨC TUYÊN BỐ BỎ ĐẢNG?

Các hành xử gần đây của lực lượng chính quyền, Công an, An ninh đối phó với những cá nhân bất đồng chính kiến, những người đứng lên tố cáo tham nhũng, các cuộc bắt bớ, đánh đập thô bạo, cưỡng bức bạo lực chỉ càng khiến uy tín Đảng đi đến móc lụi tàn hoàn toàn nhanh hơn.

Như vậy: Đảng đang dùng sức mạnh đối phó điều gì? Cứu vãn uy tín bằng sức mạnh, chuyển từ tin cậy, ủng hộ sang khuất phục? Hay chống lại một xu thế chuyển biến mang tính lịch sử là sự chuyển giao quyền lực trong hòa bình? — với Nguyễn Lân Thắng và 17 người khác.

Nhất Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét