Pages

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Dưới 10% khiếu nại qua báo VN có kết quả

Người bán báo ở Hà Nội
Chưa tới 10% khiếu nại, tố cáo... qua báo chí được phản hồi đúng mức
Một khảo sát cho thấy chưa tới 10% khiếu nại, tố cáo hay phê bình qua báo chí được phản hồi đúng luật và đúng mức.

Trung tâm cũng phỏng vấn lãnh đạo báo chí tại một số nơi có nhiều khiếu nại, tố cáo.
Khảo sát do Trung tâm Truyền thông Giáo dục cộng đồng thực hiện với gần 280 nhà báo làm việc trong các lĩnh vực xử lý đơn thư, điều tra, kinh tế... tại 19 tỉnh và thành phố trên toàn Việt nam trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 11/2013.

Khảo sát cho thấy chỉ có 25% các phản ánh của báo chí được trả lời đúng thời hạn.
Và cũng chỉ có 25% các phản hồi đúng thời hạn đó giải tỏa được thắc mắc của người dân.
Như vậy số phản hồi vừa đúng thời hạn vừa đúng vấn đề chỉ chiếm trên 6% tổng số khiếu nại, tố cáo hay phê bình mà báo chí chuyển tới cơ quan công quyền.
Nhóm thực hiện Bấmkhảo sát viết: "Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mức độ phản hồi thấp thể hiện ở cả hai phía báo chí và cơ quan nhà nước, từ khâu nhận thức, tổ chức thực hiện đến việc thiếu hụt các kiến thức, kỹ năng cụ thể.
"Nhiều yếu tố khác tác động mạnh mẽ đến mức độ phản hồi, có cả tác động tích cực và tác động tiêu cực, như sự thamgia của các cơ quan quản lý, chỉ đạo báo chí; vấn đề đạo đức nghề nghiệp của báo chí trong xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và vai trò cạnh tranh, tương tác của mạng xã hội, blog cá nhân."

'Tự giác và gương mẫu'

Báo trên sạp ở Hà Nội
Các tác giả thúc giục cơ quan quản lý báo chí tôn trọng "sự thật khách quan"
Các tác giả báo cáo, các nhà báo kỳ cựu Mai Phan Lợi, Nguyễn Minh Lộc, Nguyễn Văn Bá, Hoàng Nghĩa Nhân, cũng đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình.
Họ viết: "Đối với hành lang pháp lý cần có sự bình đẳng và nhất quán, trước mắt bổ sung ngay các chế tài đối với việc tổ chức, cơ quan nhà nước phản hồi chậm, tiến tới xây dựngmột Nghị định về Bảo vệ quyền tác nghiệp báo chí ở tầm Chính phủ nhằm hướng dẫn thực hiện Điều 2 Luật Báo chí.
"Về lâu dài cần sửa toàn diện Luật Báo chí theo hướng tiếp cận các chuẩn mực quốc tế.
"Đối với các nhà báo, cơ quan báo chí cần tăng cường năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp nhằm tiếp nhận, khai thác tốt hơn nguồn thông tin vô tận từ bạn đọc/khán, thính giả, chú trọng đúng mức vai trò, chức năng từ mạng xã hội và những kênh thông tin phi truyền thống."
"Cần thay đổi nhận thức, coi việc phản hồi công dân thông qua báo chí là cơ hội hơn là nghĩa vụ"
Đối với lãnh đạo các tổ chức, cơ quan nhà nước, nhóm tác giả cho rằng các lãnh đạo này "cần thay đổi nhận thức, coi việc phản hồi công dân thông qua báo chí là "cơ hội" hơn là "nghĩa vụ", từ đó có các cách thức ứng xử mang tính tự giác và gương mẫu; đồng thời cải thiện nhanh chóng những thiếu hụt về quy trình, kỹ năng xử lý thông tin, phản hồi báo chí."
Báo cáo khảo sát cũng nói: "Đối với các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí cần tôn trọng sự thật khách quan, tiến trình vận động của sự phát triển, tăng tính tự chủ, tính trách nhiệm của các bên, thực sự đóng vai trò cầu nối, thúc đẩy giải trình một cách tích cực, kiểm soát mọi can thiệp mang tính cá nhân hay "nhóm lợi ích" để mọi mâu thuẫn xã hội không phải tích tụ và phải được giải tỏa theo đúng quy luật."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét